Mùa xuân năm Khánh Hi thứ mười tới rất sớm, mới tiết tháng Hai đã làm người ta ấm áp đến mức không dùng sức được.
Lúc băng tuyết năm ngoái bắt đầu tan, hoa trong ngự hoa viên cũng đã nở rộ khắp nơi, nhất là mảnh rừng mai ấy, tranh nhau đua nở tỏa hương thơm mát vô ngần.
Thái giám Thất Bảo còng lưng cúi đầu đi qua chỗ ấy, lòng thầm cảm kích trời xanh ban thưởng hậu hĩnh cho lão.
Lão biết đây đã là mùa xuân cuối cùng của mình rồi.
Mùa đông giá rét vừa qua ấy khiến lão mỗi ngày lăn lộn khó ngủ, chẳng những đầu gối đau nhức cả ngày mà ngay cả lúc lão thầm vận nội lực, dưới sườn phải cũng sẽ mơ hồ trướng lên, mạch máu toàn thân không thông suốt làm lão phiền chán muốn nôn.
Lão nghĩ mình đã già cả rồi, người sáu mươi ba tuổi rồi thì không thể làm việc như trước đây, bây giờ chuyện nào có thể không cần lo thì cố hết sức lo ít thôi.
Nhưng chỉ lúc gió mát phất qua người lão, lão lại đột nhiên muốn cất tiếng hát vang, niềm vui trong lòng tràn ngập trong mỗi mạch máu, ngay cả trên mặt cũng lóe lên ánh sáng mà người tuổi trẻ ít có.
Lão không khỏi sờ tay vào ngực, lặng lẽ vuốt ve ống tiêu nhỏ ấy, đè nén nỗi kích động muốn lấy nó ra tấu một khúc.
– Thầy hãy cẩn thận.
– Thái giám nhỏ bên cạnh thấy lão lảo đảo thì vội vàng đỡ lấy.
– Không sao.
– Thái giám Thất Bảo thở phào một cái – Khang Kiện, đến phía trước xem thử có phải thái hậu đã uống rượu xong rồi hay không.
– Vâng.
Khang Kiện là học trò nhỏ nhất của thái giám Thất Bảo, tuổi mới mười bảy mười tám.
Sau khi lớn tuổi, lòng dạ của thái giám Thất Bảo mềm mại hơn lúc còn trẻ, cũng yêu quý cậu học trò còn tấm bé này một cách khác thường nên vẫn giữ ở bên chưa để cậu ta đến hầu hạ các cung.
Nay nhìn bóng lưng cậu ta phấn khởi tung tăng thì mới hơi hối hận đã không để ý dạy dỗ nghiêm khắc.
Nghĩ đến ngày sau cậu ta không tránh khỏi việc phải chịu khổ, thái giám Thất Bảo lại có thêm sự bất đắc dĩ mà bình sinh không có.
Mới quẹo một khúc cua, cậu ta đã thấy thị tòng như mây bên đình Mai.
Thái hậu đang dẫn hoàng hậu và hai phi Truân, Nghị cùng ngắm mai, quần áo đầy màu sắc lòa xòa trong đình gỗ xây ở đỉnh hòn non bộ, làn gió thơm kèm theo tiếng nói cười nhẹ nhàng của các phi tần thổi tan đi.
Một bóng người màu hoa hạnh bay xuống từ giữa núi đá, đó chính là Cát Tường – anh học trò lớn nhất của thái giám Thất Bảo.
– Thưa thầy, thầy có khỏe không ạ?- Y hỏi thăm thái giám Thất Bảo rồi lại nói – Thái hậu truyền thầy tới đáp lời.
– Được.
– Thái giám Thất Bảo nói – Con cũng ở đây? Hoàng thượng cũng tới à?
Cát Tường đi theo hoàng đế đã được bốn năm rồi.
Y làm việc lão luyện chu đáo, cho tới nay chưa từng có chút sai lầm nào trong mọi việc lớn nhỏ, vì vậy dầu mới hai mươi tám đã thăng tới thái giám Thượng bảo lĩnh sự hầu vua tòng ngũ phẩm, ai nấy trong các cung đều tin phục.
– Hoàng thượng vừa về từ ngoại ô phía tây, nhân lúc qua đây thăm hỏi nên cũng ngồi xuống uống hai chén rượu ạ.
– Như vậy thì vừa hay.
– Thái giám Thất Bảo sửa lại quần áo trong cung, khẽ phất phất trần, leo bậc thềm lên đình Mai.
– Thần xin thỉnh an thái hậu nương nương, vạn tuế gia, hoàng hậu nương nương và hai vị nương nương.
Khi lão khấu đầu, hai vị phi tần trẻ tuổi lập tức ngừng cười nói, thậm chí còn khom người không được tự nhiên trên chỗ ngồi.
Chỉ nghe thấy thái hậu cười nói:
– Anh Mai, đứng lên đứng lên.
Cát Tường nói anh có chuyện quan trọng phải về, làm khó anh Mai xa xôi như vậy còn tới hầu hạ.
Tiếng thái hậu trong suốt, trầm lắng bình tĩnh như vào nước biển mùa đông.
Thái giám Thất Bảo ngẩng đầu lên vừa hay có thể thấy ánh mắt sáng ngời của bà, vẫn làm lão đắm đuối như bao năm qua.
– Gần đây nô tỳ không thường xuyên hầu hạ trước mặt thái hậu nương nương, mỗi ngày chỉ có thể khẩn xin thái hậu, vạn tuế gia và các vị nương nương an khang cát tường.
Sau khi già cả, dầu muốn hầu hạ trước mặt nương nương cũng là có lòng mà không đủ sức.
– Đúng vậy… – Thái hậu lẳng lặng thở dài, bà kẹp lấy cánh hoa rơi liệng xuống chỗ ngồi ở giữa ngón tay – Lúc mới gặp gỡ anh Mai hình như cũng là tiết đầu xuân thế này…
Bà buồn bã hồi tưởng lại trong nháy mắt rồi cười nói với các phi bên cạnh:
– Năm đó trong ngoài cung đình thái giám Thất Bảo đều có tiếng là “thần tiên”.
Đầu xuân hàng năm lúc hoa mai nở rộ, tiên đế đến cầu Nhiên Xuân ở rừng mai thì đều có thái giám Thất Bảo mặc áo trắng múa dưới mai đỏ, thật sự chỉ có núi băng đỉnh tuyết mới có thể so bì với dáng vẻ thanh khiết ấy.
Vì đó mà tiên đế mới gọi là “Mai thị”.
Đáng tiếc các con còn trẻ, chưa từng trông thấy cảnh ấy.
– Bà than thở – Nói như thế, anh Mai cũng phải hơn sáu mươi tuổi, đã đến lúc nên nghỉ ngơi để các học trò làm việc rồi.
Bảy học trò mà anh dạy dỗ người này hơn người kia, anh cũng bớt phải nhọc lòng.
– Vâng, được thái hậu khen ngợi là phúc của chúng nó.
Nô tỳ không còn có ích nữa rồi, hai năm qua vẫn ăn chùa lương bổng trong cung mà lòng bất an.
Hôm nay xin thái hậu nể tình, để nô tỳ về quê sống tiếp.
Đã đi hơn năm mươi năm, lớn tuổi rồi thì muốn trở về thăm ạ.
Thái hậu trầm mặc trong khoảnh khắc, đình Mai dường như nghiêm túc cô quạnh không có gió.
Các phi khẽ cụp mi mắt, chỉ có thái giám Thất Bảo vẫn ngẩng mặt, mặc cho ánh mắt thái hậu quét trên mặt.
Hoạn quan tuổi quá sáu mươi mà mặt mày vẫn như xưa, chỉ là nếp nhăn khóe mắt đã khắc sâu, lại khiến người ta không khỏi liên tưởng liệu sự mài mòn của năm tháng có đau đớn hay chăng.
Cuối cùng thái hậu lại cười, nói với các phi chung quanh:
– Các con nghe nghe lời y nói kìa, như thể trong cung không nuôi nổi y vậy.
Thất Bảo!
Từ lúc đó bà mới gọi thẳng tên của thái giám Thất Bảo, thái giám Thất Bảo bèn chỉnh đốn lại tinh thần, cung kính thưa:
– Vâng.
– Ta thấy công vụ hai năm nay anh đảm đương cũng rất khá, đám thanh niên nào có thể so bì với con mắt chọn mua ở cục Châm Công[1] như anh?
[1] Tên một cơ quan của hoạn quan, một trong tám cục của nhà Minh, chuyên tạo quần áo trong cung.
– Tạ ơn thái hậu quá khen.
Chỉ là nô tỳ tuổi tác đã cao, nào còn phân rõ được quần áo xấu đẹp, công vụ hai năm này đều là trò của nô tỳ làm, nghe thái hậu nương nương khen ngợi thế thì nô tỳ đã có thể yên tâm rồi.
Thái hậu nhìn áo kép nhẹ như bẫng mà như có điều suy nghĩ, hỏi:
– Học trò của anh nhiều, không biết là ai thế?
– Một đưa Khu Ác, một đứa Tịch Tà.
– Cho dù thật sự nỡ để anh về nhà thì anh định giao việc chọn mua cho ai đây?
– Khu Ác thận trọng hơn ạ.
Thái hậu khe khẽ hừ một tiếng:
– Thứ cần khi thu mua[2] hàng dệt cho cục Châm Công là mắt nhìn.
Anh đừng khiến cả người lẫn vật đều dính vào thứ mà ta nhìn không quen mắt rồi đưa tới trước mặt ta.
– Bà chọn từ ít khắc nghiệt hơn, ngay cả chính bà cũng có cảm giác ấy.
– Anh tự xem đi thôi.
– Cuối cùng bà nói.
[2] Đầu thời Minh, sau khi thu hoạch xong mà không đủ hoặc không phù hợp với yêu cầu của bộ phận thì sẽ quan phủ sẽ bỏ tiền mua sắm từ thương nhân.
Thời vua Anh Tông (1436-1449) hoạn quan ở khắp nơi, chuyên đảm nhiệm việc thu mua.
– Vâng, thái hậu nương nương nói rất đúng.
– Thái giám Thất Bảo tiếp lời hết sức tự nhiên – Luận về phẩm cách thì Tịch Tà cao hơn.
– Vậy để Tịch Tà đi.
– Thái hậu chậm rãi nói – Ta rất thích cậu học trò út Khang Kiện của anh, anh đi rồi thì cứ gọi cậu ta đến cung Từ Ninh hầu.
– Vâng, tạ ơn ân điển của thái hậu.
– Việc thu mua trong cung trước nay hãy liên hệ với bộ Hộ, giao lại xong xuôi thì bảo Tịch Tà đến chỗ hoàng thượng tạ ơn.
– Vâng.
– Thất Bảo dập đầu với hoàng đế – Tạ ơn ân điển của hoàng thượng.
Gió mát mùa xuân của năm Khánh Hi thứ mười khẽ phất qua gương mặt hoàng đế mang đến hương thơm ngọt ngào của hoa mai.
Hắn ta nhíu đôi mày nhếch đến sát tóc mai và nheo cặp mắt lại nhìn bầu trời xanh thẳm đến đờ ra.
Lúc người nô tài già có ảnh hưởng lớn nhất trong cung này đi, hắn ta chỉ cầm chén rượu, không yên lòng nói:
– Miễn đi.
Có lúc Thái giám Thất Bảo sẽ nghĩ tới tương lai.
Người sáu mươi ba tuổi rất khó nói còn có tương lai gì, chẳng qua là khi lão nhìn hai người học trò bên cạnh, lão liền nghĩ tới bên trong tòa cung điện sẽ có những sóng to gió lớn thế nào.
Thấm nhuần ở trong cung năm mươi tám năm, tất nhiên sẽ nhìn thấu tỏ hơn.
Giống như đánh cờ vây vậy, hai con cờ then chốt lại được mình dùng thời gian chín năm khổ tâm bày bố nhưng lúc này chẳng qua chỉ là tàn cục trong mắt mình mà thôi.
Mỗi lần nghĩ đến chỗ ấy, kẻ trọn đời tịch mịch ít khi động sắc mặt như lão cũng sẽ hơi tự đắc.
Thái giám Thất Bảo nghỉ ngơi ở biệt đình.
Cát Tường buộc con lừa vào lan can cho lão.
Tịch Tà thì bưng ấm nước tới, lão chậm rãi uống hết mấy ngụm.
Trên sườn núi cỏ thơm nối liền đến chân trời, vắng vẻ không tiếng động, chỉ có cơn gió dịu dàng kêu khẽ lượn quanh gò đất.
Thái giám Thất Bảo lấy ống tiêu từ trong ngực ra đặt bên môi, trong ống tiêu chảy ra một chuỗi âm thanh du dương.
Lão không kiềm được mà cười ha hả vài tiếng rồi đứng dậy, sải bước ra ngoài biệt đình, dùng sức hít lấy không khí mùa xuân.
Đoạn lão lại giơ ống tiêu lên, tập trung tư tưởng, đột ngột thổi cho thỏa thuê.
Âm sắc xán lạn như chảy thẳng xuống theo hẻm rồi vòng quanh núi.
Tiếng tiêu bay vút cùng cơn gió tựa như tiếng cười dài tịch mịch truyền tới từ chốn xa xăm.
Thái giám Thất Bảo buông ống tiêu, đưa hai cánh tay ra đón gió và cười to:
– Có kẻ mười năm mài một thanh kiếm, hôm nay ta có thể được gọi là mười năm tấu một khúc rồi! Quả là thỏa thuê lòng người, thỏa thuê lòng người.
– Lão bỏ đi vẻ kính cẩn thường ngày, khí khái hào hùng tung bay giữa hai lông mày, có thể thấy vẻ hào hiệp như lưỡi dao sắc bén giấu mình mấy chục năm đột nhiên ra khỏi vỏ chiếu vào hai mắt người ta.
Lão chợt quay đầu lại nói:
– Đi đây!
– Thầy ơi! – Cát Tường vội vàng tiến ra đón – Thầy định đi đâu? Trở về Hàn Châu ạ?
Thái giám Thất Bảo dừng bước, mỉm cười nói:
– Trở về Hàn Châu gì chứ? – Lão xoay người nhìn cung viện xán lạn dưới chân núi rồi nói – Ta chỉ là một tên hoạn quan mà thôi, rời khỏi mảnh cung đình ấy thì chẳng là cái thá gì.
Thế giới rộng lớn mênh mông vô ngần cũng chẳng có đất cho ta dung thân, các con cũng giống như vậy.
Lão nhìn hai người học trò rồi bảo:
– Mặc dù sau này các con nhất định sẽ mây mưa thất thường, thậm chí một tay che trời nhưng chỉ cần rời khỏi nó thì sẽ giống như ta hôm nay, không chốn để về.
Tịch Tà đi tới nói:
– Thầy ơi.
Thái giám Thất Bảo mỉm cười vuốt ve mái tóc đen mềm mại của hắn, dịu dàng nói:
– Con phải tự thu xếp ổn thỏa đấy.
Lão cởi con lừa ra, vòng tay ra sau mà dắt đi theo con đường quanh co khúc khuỷu.
Cát Tường và Tịch Tà quỳ rạp xuống đất, lặng lẽ khấu đầu về phía bóng lưng lão.
Cơn gió mạnh trên không dường như còn thấp thoáng tiếng cười của thái giám Thất Bảo.
Đừng đọc ở chỗ reup nữa, vui lòng đọc tại vongnguyetlau10.wordpress.com để mình mau cập nhật chương mới.
Hoàng đế hí hoáy quân cờ trong tay, trong lòng hơi do dự, mắt thấy một con rồng lớn ở góc trên đã như con thú bị nhốt và mảnh cờ sống giữa trung tâm bàn cờ chỉ có mấy quân lẻ loi, quả là nhảy cũng không được mà nối liền cũng chẳng xong.
Càng nghĩ hắn ta càng không khỏi tức giận:
– Chẳng lẽ hôm nay lại để em thắng? – Hoàng đế trợn mắt với Thành Thân vương ở đối diện, ném con cờ vào trong hộp.
Thành Thân vương cười hì hì, phe phẩy cây quạt trong tay và nói:
– Hoàng thượng lại mệt rồi, chi bằng hôm nay tới đây thôi.
Hoàng đế trợn mắt nhìn người em trai ruột thịt nhỏ hơn mình hai tuổi này, vừa định mở miệng đã nghe thấy Cát Tường bước nhanh tới ngoài mành bẩm:
– Khởi bẩm vạn tuế gia, Tịch Tà mới nhậm chức thu mua của cục Châm Công đến tạ ơn ạ.
Hoàng đế đang xấu hổ, nhờ y chen vào nên không khỏi cảm thấy sảng khoái, vì vậy nói:
– Để hắn vào đi.
Thành Thân vương không kiềm được vỗ tay khen:
– Hay cho một tên nô tài, tới thật là đúng lúc! Quả thật không có giây phút nào không chiều theo lòng người.
Nếu không phải thái hậu đã cho hoàng thượng sớm hơn một bước thì thần còn muốn đưa hắn về làm người hầu trong vương phủ đấy.
– Để ở chỗ của em thì đúng là dao trâu mổ gà.
– Hoàng đế nói – Chỗ nào trong vương phủ của em chứa chấp được hạng nhân vật này chứ?
Ngoài cửa có tiếng bước chân nhẹ nhàng, một thái giám trẻ tuổi gầy gò mặc quần áo màu xanh trong cung được Cát Tường dẫn theo cúi đầu đi vào, quỳ xuống dập đầu ở bên ngoài rèm rồi nói:
– Nô tỳ Tịch Tà tạ chủ long ân, hoàng thượng vạn phúc kim an.
Hoàng đế chỉ cảm thấy lúc làm lễ thân thể hắn tao nhã, giọng nói trong trẻo nền nã, chưa nhận ra đã yêu thích mấy phần, nói:
– Đứng lên đi.
– Dạ.
– Tịch Tà đứng dậy, thõng tay đứng bên ngoài.
Hoàng đế sai người vén màn lên:
– Vào đây đáp lời.
Tịch Tà vội bước mấy bước vào trong rồi chậm rãi ngẩng đầu lên.
Hoàng đế không khỏi hít một hơi lạnh, còn nghe thấy Thành Thân vương bên cạnh không kìm được mà “A” một tiếng.
Chỉ thấy thiếu niên trước mắt thanh thản lạ thường, khuôn mặt trắng như tuyết không mang theo tạp sắc, dưới ánh mặt trời êm dịu lại trong suốt như băng lạnh càng làm bật lên đôi mắt hếch có ánh sáng linh hoạt không gì sánh được.
Trong ánh mắt chuyển động như có sông băng phá đê ra khiến cơn lạnh lẽo thấm vào da, làm người ta không thể nhìn thẳng.
Hoàng đế vẫy tay với hắn, hắn đến gần hơn một chút.
Hoàng đế lại cẩn thận quan sát, thấy hắn chừng mười mấy tuổi, khác xa những thái giám mập mạp khác, thể trạng rất gọn mà khỏe mạnh, nhất cử nhất động tuy là kính cẩn nhưng lại mang theo vẻ hào hiệp.
– Khanh tên là Tịch Tà?
– Vâng.
– Quê cũ ở đâu?
– Nô tỳ là người kinh thành.
– Ồ, hiếm có đấy.
– Hoàng đế hỏi – Vào cung được mấy năm rồi?
– Nô tỳ vào cung muộn, mới chín năm ạ.
– Thầy khanh rất coi trọng khanh đấy.
– Là nhờ sự yêu thương của thầy và sự cất nhắc của thái hậu với hoàng thượng ạ.
– Công việc của khanh không dễ làm đâu.
– Hoàng đế cười nói – Trước nay cục Châm Công và cục Nội Chức Nhiễm[3] tiếp xúc với nương nương các cung.
Trước giờ con mắt thưởng thức của thái hậu không tầm thường, những nữ chủ nhân trẻ tuổi bây giờ cũng không dễ hầu hạ.
Thầy khanh là thái giám kiêm giữ ấn hai cục, vẫn luôn được thái hậu coi trọng.
Khanh cũng nên tự thu xếp cho ổn thỏa.
Không nói chuyện khác, trên các khoản mục đã phải hết sức cẩn thận.
[3] Tên cơ quan của hoạn quan, một trong tám cục nhà Minh chuyên phụ trách việc nhuộm vải vóc cho hoàng đế và cung đình sử dụng.
– Vâng, xin tuân lệnh thánh.
Cát Tường ở bên cười nói:
– Hai năm qua cơ thể thầy không khỏe, mọi việc đều do sư đệ này của thần xử lý, tạm coi như thỏa đáng.
Hoàng đế nói:
– Vậy thì vất vả rồi, còn tuổi nhỏ mà làm việc lại chu đáo.
Tịch Tà nói:
– Thầy nô tỳ đã từng nói, giải quyết công việc đều như đánh cờ, mỗi một bước đều phải lường trước chuyện sau này ra sao mới có thể thỏa đáng được.
– Ô! – Thành Thân vương phe phẩy cây quạt nói – Thái giám Thất Bảo còn biết chơi cờ cơ à?
– Vâng, thầy của nô tỳ rất rành đạo này.
Hoàng đế đột nhiên hỏi:
– Khanh cũng biết đạo đánh cờ sao?
– Mấy sư huynh đệ chúng nô tỳ đều biết đôi chút ạ.
Cát Tường nói:
– Trong đó Tịch Tà là người giỏi đánh cờ nhất đấy ạ.
Hoàng đế trỏ về phía bàn cờ, cười nói:
– Vậy phải kiểm tra khanh.
Khanh xem bước tiếp theo trẫm nên đi thế nào?
Tịch Tà nhanh chóng liếc trông bàn cờ rồi thưa:
– Hoàng thượng đã định là người thắng cuộc, nô tỳ sao dám nói bừa?
Thành Thân vương bật cười một tiếng, nói:
– Không ngại, anh lại đây xem đi.
Hoàng đế đã biết không thể cứu vãn nhưng nghe lời ấy của hắn thì khá kinh ngạc, bảo:
– Khanh nói nghe xem nào.
Tịch Tà tâu:
– Hàng rồng ở góc trên này sắp thoát vòng vây, tạo thành thế vây với trung tâm bàn cờ.
Chỉ e mảnh quân trắng bên cạnh của Thành Thân vương có nguy hiểm.
Hoàng đế cười nói:
– Con rồng này thoát vòng vây thế nào? Khanh chơi cho trẫm xem đi.
– Nô tỳ không dám.
– Không phải ngại.
– Thành Thân vương vội vàng nói – Ý chỉ hoàng thượng đấy.
Tịch Tà thấy hoàng đế gật đầu mới nhặt một quân đen hạ xuống bàn cờ, thì ra là Tiểu Phi[4], con rồng dài kia lập tức có phong thái phá mây mà ra.
Thành Thân vương nhìn kỹ, không khỏi nhíu mày, khép quạt lại tập trung tinh thần để suy ngẫm.
[4] Một trong các phương pháp thường dùng để củng cố quân cờ bị cô lập trong cờ vua.
Hoàng đế rất hứng khởi, cười nói:
– Nước cờ hay.
Tịch Tà cúi đầu nói:
– Nô tỳ có tội đi quá giới hạn.
– Nào có chuyện ấy, khanh dọa cả Thành Thân vương tự xưng cao thủ hàng đầu kinh thành cho trẫm mặt mũi rồi, ha ha.
Lúc bấy Tịch Tà mới nở một cười rực rỡ, đôi mắt vốn mang sự lạnh lẽo bỗng làm người ta bất giác thấy có gió xuân thổi vào mặt.
– Tạ ơn hoàng thượng đã khen ngợi.
Hoàng đế gật đầu nói:
– Người hầu giỏi giang, đừng để thầy khanh mất mặt đấy.
– Vạn tuế gia! – Thái giám dâng bút tên Như Ý vào bẩm – Thái phó[5] Lưu Viễn đang xin gặp ở ngoài cung Càn Thanh ạ.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.
Mùa Hè Năm Ấy Thật Đẹp
2.
Hàng Xóm Của Tôi Là Cô Giáo
3.
Hồn Của Ba Tôi Bám Theo Anh Chàng Học Thần Cao Lãnh
4.
Trở Về Năm Tháng Bố Tôi Là Hotboy
=====================================
[5] Chức quan thuộc hàng tam công, dưới thái sư và trên thái bảo, có trách nhiệm nuôi nấng vua.
Hoàng đế và Thành Thân vương đều ngẩn ra, các nội giám bỗng hít khí nín thở, gian điện phụ hoàn toàn tĩnh mịch.
Sắc mặt hoàng đế khó coi, một lát mới nói:
– Cát Tường đi mời thái phó, trẫm gặp ông ta ở thư phòng.
– Đoạn nói với Thành Thân vương – Em ở đây chờ ta.
Mới nói xong đã thấy Cát Tường đi vào với vẻ mặt xấu hổ, tâu:
– Bẩm vạn tuế gia, Lưu Viễn trả lời vì có công việc khẩn cấp nên không đợi giá ở ngự thư phòng nữa.
Bây giờ Lưu Viễn đang ở bên ngoài tẩm điện xin gặp ạ.
Thành Thân vương nhìn hoàng đế, hoàng đế hít vào một hơi rồi gật đầu, bình tĩnh trở lại và nói:
– Vậy thì gặp ở đây.
Thành Thân vương không cần phải tránh đâu.
Tiếng bước chân nặng nề vang lên, Lưu Viễn to bè bè bước nhanh vào, quỳ xuống hành lễ dưới chân hoàng đế.
– Xin thầy đứng lên.
– Hoàng đế khá khách sáo đối với vị đại thần cố mệnh này[6] – Chuyện gì mà phải tâu gấp thế?
[6] Là đại thần được hoàng đế giao cho trọng trách trị nước trước khi mất.
– Thánh thể hoàng thượng ra sao ạ? – Lưu Viễn ngồi lên trên ghế mà Như Ý mang tới, nhìn hoàng đế từ trên xuống dưới rồi hỏi.
– Trẫm khỏe.
– Nhiều ngày nay không thấy hoàng thượng đến buổi chầu sớm, nếu đã không phải là vì thánh thể không khỏe thì vì cớ gì vậy?
Hoàng đế hết sức bối rối, dĩ nhiên không lên tiếng.
Tiếng nói của Lưu Viễn vô cùng vang dội, cao giọng nói tiếp:
– Nhiều ngày không thấy hoàng thượng đích thân quản lý triều chính, mỗi ngày chỉ cùng thân vương chơi cờ săn bắn, ngày ngày theo giá mà chẳng thấy một bề tôi nào can gián.
Hoàng thượng xao lãng triều chính như vậy, có biết dư luận giới thượng lưu trong ngoài triều đình và dân gian như thế nào chăng?
Hoàng đế lúng túng nói:
– Thầy dạy rất đúng.
– Nay phương bắc có Khuất Xạ Thị[7] tiến xuống nam, tây nam lại có người Miêu làm loạn, mà quốc khố thì trống không, lương bổng cho đại quân không đủ, khó mà chinh phạt.
Đáng lẽ ra giờ nên là lúc để Ông Trực của bộ Binh, La Tấn của bộ Hộ hiến kế sách, sao bên cạnh hoàng thượng không trông thấy hai người họ góp lời hầu vua?
[7] Một tộc phương Bắc Trung Quốc sau bị Hung Nô xâm chiếm.
Đây là lúc Thành Thân vương nên tranh cãi đôi câu thay hoàng đế, y ngắt lời cười nói:
– Thưa thầy, mấy ngày trước hai người Ông Trực và La Tấn đã góp lời trước vua lâu rồi, chủ ý của bọn họ không gì ngoài tăng thuế để xuất chinh, đã cầm tấu chương được phê đi làm việc rồi.
Hôm nay ngày dài, hoàng thượng phê xong tấu sớ từ sáng sớm rồi…
Nhưng Lưu Viễn lại liếc Thành Thân vương với đôi mắt sáng quắc, Thành Thân vương lập tức ngậm miệng lại.
– Có vương triều nào bị thay thế mà không phải do hoàng đế bỏ bê triều chính.
– Lưu Viễn nói – Việc quan trọng trước mắt là bổ nhiệm kẻ hiền tuấn, cách xa bọn tiểu nhân.
Cuối cùng lão đưa mắt bắn thẳng đến đám nội thần Cát Tường, Như Ý và Tịch Tà.
– Nhất là những tên quan hoạn cả ngày xúi giục hoàng thượng mua vui này…
Lão vừa dứt lời, nội thần khắp phòng đều không khỏi thầm hít một hơi khí lạnh, đứng trang nghiêm không dám ho he.
– Nên biết hoạn quan xu nịnh, gặp được quyền hành to lớn thì tất lộng uy quyền, kiêu căng hống hách, con mắt hẹp hòi của triều đình và dân gian ắt sẽ gây nên tổn hại đối với thánh uy của vua, có trăm hại mà không được lấy một lợi.
Còn có đứa tỏ văn chương, tường kim cổ, trổ tài trí tuệ, gặp vua làm việc gian, dụ vua sa vào thanh sắc để chuyên quyền.
Bấy nhiêu triều đại nhiều vô số kể.
Vì nỗi ấy hoàng thượng không nên quá gần gũi với nội thần, luôn nhớ việc chỉnh đốn cung vua, càng phải phân biệt kẻ có dã tâm lộng quyền để mau chóng trừng phạt…
Lão thao thao bất tuyệt, cuối cùng hoàng đế đã không còn kiên nhẫn nữa, gượng cười nói:
– Thầy ơi, mấy nội thần này chẳng qua chỉ ở bên hầu hạ trong lúc trẫm chơi cờ với thân vương thôi, chưa có lúc sơ sẩy lười biếng bao giờ, càng chưa từng nói tới việc chính trị.
Nghe thầy nói tùy tiện xử trí người khác thì từ rày còn có ai dám hầu hạ bên cạnh nữa? Vả, mấy nội thần này luôn làm việc thận trọng, là người mà thái hậu tự mình điều đến cung Càn Thanh.
Cho dù thầy không tin trẫm thì cũng nên tin thái hậu mới phải.
Những lời này nói liền một hơi, Lưu Viễn chỉ đành thưa:
– Thần không dám.
– Lão cúi đầu suy nghĩ một lát, mặt đỏ lên, lớn tiếng nói – Nhưng nói đến thái hậu, thần có một lời.
Họ ngoại của thái hậu tổng cộng có bốn vị thân vương, không công mà chiếm được đất phiên giàu có đông đúc, không phải nộp tiền thuế.
Từ khi được ơn huệ của thái hậu đã gần mười năm, chính là vì thế mà quốc khố trống rỗng…
– Câm miệng! – Hoàng đế quát lão, cau mày nói – Thuế khóa đất phiên của bốn vị thân vương vốn là phần thưởng của triều đình.
Bốn vị thân vương có công cần vương với ta, Lưu khanh dựa vào đâu mà có thành kiến với họ ngoại? Mặc dù khanh là đại thần cố mệnh được tiên đế phong cũng không nên bàn luận về thái hậu ở trước mặt trẫm.
Hơn nữa dẫu không kể đến công lao lớn trong năm đầu Khánh Hi thì chỉ việc bốn vị thân vương cam nguyện trấn thủ chỗ man di mọi rợ đã có công lao cực lớn với đất nước, với trẫm rồi.
Khanh ở nơi này gièm pha là có ý gì?
– Hoàng thượng, lão thần luôn trung thành hết mực, chỉ trông mong hoàng thượng tự mình lo liệu triều chính, trói buộc đất phiên, bổ nhiệm nhân tài.
Hoàng thượng không tin lão thần, lão thần chỉ có lấy cái chết ra để can gián thôi.
– Khanh đã mấy mươi tuổi rồi mà sao còn không hiểu chuyện như thế? Động một tí là lấy cái chết ra để ép buộc, ai ai cũng đều giống khanh thì bảo vị hoàng đế như trẫm phải làm sao đây? – Hoàng đế tức giận đến phát run, nói – Thị vệ mời thầy đi ra ngoài, tự xét lại mình ở nhà đi.
Lập tức có đại thần Hạ Dã Niên dẫn dắt thị vệ mang người vào bắt Lưu Viễn ra.
Lưu Viễn đã đi xa rồi nhưng tiếng kêu khóc vẫn không dứt bên tai, hoàng đế cả giận nói:
– Lão thất phu, thật là mất hứng! – Đoạn phẩy tay áo một cái rồi đi vào trong.
Lưu Viễn há lại chịu thôi, vẫn cứ hô hoán vọng vào cung Càn Thanh nhưng đều bị Hạ Dã Niên ngăn cản.
Lưu Viễn tức giận quở trách Hạ Dã Niên một trận, thấy hoàng đế thật sự không có động tĩnh gì thì mới được học trò của đồng liêu nửa khuyên nửa đỡ về phủ.
Phủ của Lưu Viễn xây ở trên đường lớn Thiên Đức phía tây, phủ đệ của thái phó nên mùi sách khắp nơi.
Đối diện phòng sách của Lưu Viễn còn có một sân hoa đào.
Đương mùa tháng ba, gió đêm lướt qua làm hoa rơi lả tả, rơi xuống trên bậc thềm ngoài phòng sách.
Tính tình của Lưu Viễn rất gàn bướng, nửa đêm trằn trọc, cuối cùng lại bò người dậy, đốt ngọn nến to trong phòng sách, vẫn khuyên nhủ hoàng đế hết nước hết cái trong tấu chương.
Chợt nghe trên bậc thềm ngoài cửa “Keng” một tiếng, lão ngẩng đầu lên quát một tiếng: “Ai?” Rồi rút thanh kiếm trên tường ra, xách nó rảo bước nhanh ra bên ngoài cửa.
Chỉ thấy bốn người đàn ông che mặt ở dưới bậc thềm, ai nấy đều cầm lưỡi dao sắc bén trong tay, ngạc nhiên nhìn tay đồng bọn khác.
Trên mặt đất là chiếc đao thép mà người nọ làm rơi, lấp lánh phản chiếu ánh nến trong phòng sách.
Lại nghe bên phòng sách có người nói: “Đêm khuya đến thăm thật thất lễ.” Lại có hai người tới.
Người nói chuyện cao to cường tráng, giọng điệu tao nhã.
Tuy hỏi thăm Lưu Viễn nhưng lại lạnh lùng quét mắt đến chỗ mấy tên thích khách: “Không khéo lại gặp phải cảnh phủ nhà thái phó hát hí khúc, không biết là từ đâu ra thế?”
Đám người che mặt đều lấy làm kinh hãi, ngẩng đầu nhìn hai người tới, chỉ thấy trên mặt mỗi người đeo một chiếch mặt nạ dữ tợn bằng đồng.
Người đàn ông kia giắt kiếm bên hông, giơ tay lên ngăn cản Lưu Viễn, nói: “Thái phó ngắm hoa thì không nên vội một chốc một lát, đợi tôi đuổi năm thằng giặc con cả gan làm loạn này rồi nói sau.”
Kẻ bịt mặt cầm đầu cười lạnh nói: “Mấy anh em bọn tao làm chuyện đầu đao đầu liếm máu này nhiều năm rồi, dựa vào mày thì có thể làm gì được bọn tao chứ?”
Tiếp đó có một tên đồng bọn vóc dáng gầy guộc tiếp lời: “Đúng vậy, đuổi cổ chúng nó đi.”
Hai người khác theo sát phía sau, ba người vội múa binh khí lao thẳng tới Lưu Viễn ở trước cửa phòng sách.
Người đàn ông che mặt cao giọng cười, ngón trỏ trái nhẹ nhàng bắn ra, trường kiếm bên hông xoẹt cái đã tuốt ra khỏi vỏ.
Bắn nhanh vào ấn đường của tên bịt mặt có vóc người cao gầy, người đó cả kinh hãi hùng, dùng Thiết bản kiều[8] ngã về phía sau, gió lạnh đập vào mặt, khó khăn lắm mới né được.
Nhưng vừa đứng dậy, bóng đen đã lóe lên trước mắt.
Người đàn ông kia tới còn nhanh hơn phi kiếm, xẹt qua đỉnh đầu gã, tóm lấy trường kiếm rồi nhẹ nhàng kinh hoạt xoay người trên không trung, một kiếm mang theo thế như sấm như gió, chia ra giữa lưng của ba người.
[8] Một loại tuyệt chiêu cứu mạng trong võ thuật, dùng để né tránh ám khí của địch.
Bình thường ám khí tới quá nhanh, không kịp nhảy lên hoặc tránh sang bên cạnh, chỉ đành cứng người, đột ngột ngửa về đằng sau để ám khí lướt qua mặt.
“Cẩn thận!” Tên bịt mặt cầm đầu hét to một tiếng, quơ đao bổ về phía sau lưng người đàn ông.
Thân pháp của người đàn ông ấy còn nhanh hơn đao pháp của gã, không để ý tới lưỡi đao sau lưng, thân thể hạ xuống phía dưới, tiến vào trận địa của ba người kia như con ưng khổng lồ cướp thức ăn.
Cổ tay hắn ta khẽ lật, giễu cợt hai tiếng, người đàn ông ấy đã móc lấy khăn đội đầu buộc tóc của hai người, còn rảnh rỗi đã cho tên gầy kia một cú.
Một cú ấy rất mạnh mẽ, thân thể người kia bay lên trời rồi rơi thẳng xuống mũi đao của tên bịt mặt cầm đầu.
Tên cầm đầu khiếp vía, vội vàng thu đao lại nhưng không thể cản được thế tới, hai người đập vào nhau, lăn thành một cục.
Lúc bấy Lưu Viễn mới phục hồi tinh thần lại, hét lớn: “Người đâu, người đâu.”
Tên bịt mặt cầm đầu thấp giọng nói: “Thật là hóc búa, không liều mạng thì không có cách nào trở về báo cáo kết quả được đâu.”
Thích khách bị thương lại nói: “Đại ca, chỉ sợ cái tay này của em đã tàn phế rồi.”
Tên bịt mặt cầm đầu nghe vậy thì lấy làm kinh hãi, chỉ thấy gã nhị đau đến mức đầu đổ đầy mồ hôi lạnh, tay phải mềm nhũn rũ xuống, xương cốt trên bàn tay gần như đứt từng khúc một.
Gã không khỏi giận dữ, rút ra một cái nỏ mạnh từ bên hông, bắn ra hai mủi tên, bắn thẳng vào Lưu Viễn dưới mái hiên.
Chuyện xảy ra ngột, thế tới của tên nỏ lại nhanh, người đàn ông ấy cáhc Lưu Viễn có hơn mười bước chân nên không cứu kịp.
Một người đeo mặt nạ đồng khác có vóc nhỏ yếu ở bên Lưu Viễn vẫn đứng chắp tay sau lưng, dáng vẻ như thể không có võ công.
“Xong việc rồi!” Người bịt mặt mở cờ trong bụng, không kiềm được mà thốt lên.
Nhưng người đeo mặt nạ đồng ấy lại bước một bước lên trước, đưa một cánh tay nõn nà hơn cả cánh hoa từ trong tay áo, nhẹ nhàng búng một cái ở trên hai mũi tên.
Thế đến của tên nỏ bị áp chế, một tiếng rít gào, nhanh như chớp bắn ngược về phía người bịt mặt kia.
Thậm chí người bịt mặt ấy còn chưa kịp có ý định né tránh, đỉnh đầu đã đau buốt, hai mũi cắm phập trên búi tóc của gã.
Người đeo mặt nạ đồng lại vẫn đứng chắp tay sau lưng như thể chưa từng nhúc nhích.
Ở trong mắt của năm thích khách, việc hắn ra tay trôi qua rồi biến mất tựa như ảo ảnh mà ánh trăng rọi xuống.
Tiếng đầy tớ ồn ào xuyên vào trong sân.
Người đàn ông kia cười khẩy bảo: “Chủ nhân nhà tao từ bi, không cần mạng của mày, chúng mày còn ở nơi này làm gì nữa? Còn không mau cút đi?”
Năm người đã hồn xiêu phách lạc từ lâu, lúc này nghe được đại xá như thế thì leo tường chạy trốn nhanh như chớp.
Người đàn ông kia cười nói với người đeo mặt nạ đồng: “Khinh công của mấy thằng ranh này rất có tiến bộ đấy, về sau phải để ý chúng nó hơn.”
Lưu Viễn vội bảo: “Nếu khônag bắt được năm tên cướp sông cướp chợ ấy thì sau này sẽ còn hại người.”
Người đeo mặt nạ đồng nhưng vẫn phát ra tiếng cười trong trẻo: “Năm tên đại nội thị vệ xuất thân từ con em nhà dòng dõi, bổng lộc hằng năm sung túc, nếu không có mệnh lệnh trên người thì sẽ không đi làm ngón trò này đâu.”
“Bọn họ là thị vệ trong cung ư?” Sắc mặt Lưu Viễn bỗng trắng bệch.
Tiếng bước chân của đầy tớ đã vào sân, người đeo mặt nạ đồng nói: “Tôi có chuyện quan trọng muốn bàn với thái phó, để những người không liên quan trông thấy thì sẽ không tiện lắm.” Nói rồi cùng người đàn ông nhặt thanh đơn đao do thích khách đánh rơi và nhanh chóng lui vào trong phòng.
“Lão gia có ổn không?” Bọn đầy tớ cuống quýt xông tới, cùng hỏi thăm.
“Tôi không