Giấy thì dễ vì ngoài bã mía ra còn có tre làm bột giấy.
Thời kháng chiến chống pháp, trong khu kháng chiến,người Việt Nam dùng bột tre làm giấy, hắn có tìm hiểu tại bảo tàng hay tư liệu trên mạng các loại giấy làm bằng bột tre.
Giấy là thứ tối quan trọng và đắt đỏ thời này, đến thời nhà Tống mới có bước nhảy vọt về công nghệ giấy, còn trước thời đường thì công nghệ giấy vẫn chỉ có năng xuất thấp mà thôi.
Ngoài tre còn rất nhiều loại nguyên liệu phù hợp như cây dó, cây dâu, cây gai dầu, rơm rạ, cây bụp mì, bời lời, sầu đâu với nhiều loại giấy chất lượng cao và nổi tiếng qua nhiều thế kỉ phong kiến.
Bân muốn buôn bán giấy, thứ này thời này có giá trị quá lớn, giấy tuyên thành bên TQ có vẻ tốt đấy nhưng không bằng , mà hắn cũng có công thức và cách làm giấy này.
Bân cũng sẽ làm giấy Tuyên Thành bên trung quốc để bán kiếm lời và dễ trà trộn thị trường mà không ai biết hắn sản xuất giấy lậu mà xông vào bắt chẹt.
Ngoài ra hắn còn muốn bán nhiều loại giấy khác nữa vì món lợi này quá lớn so với thời kì cả thể giới chỉ có TQ và Ai cập có giấy bằng thực vật.
Trong đó TQ có sản lượng và chất lượng tốt nhất hiện nay.
Bân tính khi có nguyên liệu và bến cảng lậu thì hắn sẽ buôn lậu bằng đường biển với các thương nhân Ấn độ và trung đông có lịch sử chạy đường biển giao thương với các vùng này.
Chỉ cần họ đi qua bến lậu này thôi là kiếm đầy bồn đầy bát rồi.
Chưa kể còn sử dụng danh nghĩa các nước này mà có thể giữ bí mật hàng mà hắn cung cấp, thay tên mấy nước kia là xong.
Đám người Hán đang đánh nhau túi bụi nên lười quản, nhà đường cũng chả biết được.
đến khi đất nước hùng mạnh thì lúc đấy bung lụa sau.
Giấy thì cũng có nhiều loại nhưng nó sẽ được gọi tên theo vùng sản xuất ra nó, công dụng của nó hoặc nguyên liệu sản xuất nó.
Nhưng tựu chung nó chỉ có mấy loại sau :
-Giấy Bản: dùng in sách và viết (loại giấy cơ bản, dùng phần vỏ trắng của vỏ cây).
-Giấy Moi, giấy Phèn: loại này mặt thô ráp (do nguyên liệu xấu hơn, phần vỏ ngoài của vỏ cây, dùng để gói hàng).
-Giấy Xuề: loại dùng nguyên liệu bằng những “đầu mặt” (còn gọi là Xề, Xề là những mắt vỏ cây).
-Giấy Thô: dùng phất quạt.
-Giấy Quỳ: dùng để dát vàng quỳ (loại này chỉ sản xuất được ít vì nguyên liệu hiếm: đó là những cây niết mọc tự nhiên, còn gọi là cây dó chuột, loại cây mọc ở vùng đồi núi tốt hơn ở bờ biển”.
-Giấy Lệnh: loại này khổ rộng, đẹp dùng để viết lệnh chỉ.
-Giấy Nghè: loại giấy quý, trên nền có nổi lên lờ mờ hình rồng phun mây.
Giấy này được giành riêng để viết sắc phong cho các quan lại và thần linh (“Nghè” ở đây chỉ thao tác cuối cùng để hoàn thiện mặt hàng – khi giấy đã làm xong, lên màu còn phải dùng vồ đập vào giấy trải trên mặt đá.
“Nghè” là một từ chuyên môn, vì vậy làng Nghĩa Đô có tên Nôm là làng Nghè).
-Giấy Nhũ tương: loại này lại có thấy óng ánh những hạt màu vàng, màu bạc, thường dùng để ghi các câu đối hay có lúc giấy Nhũ tương là hàng xuất khẩu.
-Giấy Mật hương: làm bằng gỗ trầm: mặt giấy màu trắng, có vân như vẩy cá, mùi rất thơm, bỏ xuống nước không nát.
-Giấy Trắc lý: làm bằng rong rêu lấy ở dưới biển.
-Giấy Điệp: làm bằng vỏ cây dâu để in tranh khắc gỗ dân gian
Tất nhiên không phải cùng một lúc có ngần ấy loại giấy, mà đây là cả một quá trình hình thành lâu dài.
Thí dụ: đầu tiên chỉ có thể là loại giấy thô sơ như giấy Moi, giấy Phèn dùng để gói, giấy Bản loại thường để viết.
Tiếp đến, do nhu cầu sử dụng ngày một cao, đòi hỏi ngày một khác (nhất là yêu cầu của Nhà nước quân chủ) nên nghề giấy phải vươn lên về mặt chất lượng với các loại giấy tốt, giấy quý như giấy Nghè, giấy Nhũ tương… để sử dụng làm các sắc phong, lệnh chỉ… Nhất là với độ ăn chơi của Tùy Dạng Đế và thời Trinh Quán chi trị nhà đường
Đồng thời vẫn phải có những loại giấy để phục vụ các ngành nghề khác như nghề làm quạt, nghề dát vàng… Ở mỗi làng có nghề giấy, các nghệ nhân đã sản xuất ra một loại giấy đặc biệt, như giấy Điệp dùng cho các làng tranh: tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng.
Chưa kể vấn đề cảng bến bãi nữa chứ, cảng hiện nay đa phần là cảng của sông,tuy dễ giao thương dễ phát hiện.
Hắn luôn lục tìm trong trí nhớ các bãi biển nước sâu nào có thể làm cảng mà không cần phải ở cửa sông hay không.
Bân tính vùng Kỳ Hoa – Cửa Khẩu (Hà tĩnh), vì đây là cảng nước sâu kín gió tuyệt vời hiện đại vẫn sử dụng.
Tuy nhiên, hắn nhớ khi xem cuốn “ các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ” thì hắn mới phát hiện ra cửa này chả phải bí mật gì cả, mà nó còn là con mồi mà champa, nhà đường, người Việt thèm khát vì vị trí tự nhiên thuận lợi của nó.
Sử sách ghi chép là vào thời thuộc nhà Tùy, tháng giêng năm Ất Sửu (605), Hoan Châu đạo hành quân, tổng quân Lưu Phương và bọn đại tướng Trương Tốn đem quân từ cửa biển quận Tỵ Ảnh (có thể cửa Sót) vào đánh Chiêm Thành, quân đến nghỉ tại cửa Hải Khẩu.
Người Chăm Pa từ khi lập quốc, thường đưa thuyền vào cửa Khẩu và cửa Nước Mặn (nay đã bị vùi lấp) cướp phá, bắt người.
Trong các đợt vượt Hoành Sơn lấn chiếm đất người Việt như năm 803, quân Hoàn Vương (Chăm Pa) tràn sang đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường, chiếm hai châu Hoan, Ái (Thanh Nghệ Tĩnh), đến năm 808 tướng nhà Đường là Trương Chu mới đẩy lùi được.
Năm 907 - 910, người Chiêm Thành lại đánh chiếm vùng Bắc đèo Ngang ra đến tận núi Nam Giới và đặt quan cai trị 70 năm, đến năm 981 Lê Đại Hành mới lấy lại được.
Những lần người Chăm Pa đánh ra Bắc Hoành Sơn thì Kỳ Hoa Hải Khẩu là cửa biển đầu tiên bị chiếm đóng.
Và trong những thời gian ấy, cửa Khẩu là điểm rất quan trọng đối với người Chiêm.
Thuyền chiến, thuyền lương của họ qua lại, tập kết ở đây để phục vụ cho việc tiến thoái, phòng ngừa và cai trị vùng chiếm đóng.
Bân cũng thấy đen thế, cảng tốt thế mà bị cuỗm mất, ai bảo người xưa không có tầm nhìn thì chết hết đê.
Ngoài ra sau khi tìm hiểu hắn cũng thấy có nhiều bến cảng cửa sông bị dịch chuyển hoặc biến mất với thời hiện đại.
Điều này do sự bồi đắp phù sa và sói mòn dẫn đến tình trạng các cửa sông sau 1000 năm có sự