Trong vài giây ngắn ngủi, Hứa Kiều như mất đi tri giác, khi hồi thần lại, thứ đầu tiên đập vào mắt cô là đôi mắt sâu không thấy đáy của Trần Khoáng.
So với lần cô đã từng thấy trong quá khứ, lần này không giống.
Ngoại trừ lo lắng, dường như còn ẩn chứa vài cảm xúc khác.
Tuy nhiên, cô còn chưa kịp nghiên cứu kỹ càng, thì phía sau đột nhiên vang lên một giọng nói, cắt ngang mọi chuyện.
Trần Khoáng nhân cơ hội đỡ Hứa Kiều đứng dậy, sau đó quay người lại theo cô, nhìn qua.
Vẻ mặt cô lạnh nhạt, sau khi đứng vững thì mở miệng gọi: "Ba, mẹ."
Cậu bé đứng giữa trong ba người trước mặt cũng gọi cô một tiếng "Chị".
Sau đó, hai bên im lặng một lúc.
"Kiều Kiều, trở về sao không nói với ba mẹ một tiếng?" Kiều Tố Hân bước đến hỏi.
Hứa Kiều: "Thời gian gấp gáp quá, con quên mất."
"Con gầy đi." Kiều Tố Hân đưa tay muốn sờ mặt cô, nhưng được nửa đường lại dừng " Ở đó chắc con phải chịu khổ nhiều rồi."
Hứa Hạng Thành cũng phụ họa: "Lúc trước khuyên con không cần phải đi, vừa vô nghĩa lại lãng phí thời gian, con nhất quyết không nghe, đi làm gì rồi chịu khổ.".
Hứa Kiều vừa định phản bác, Trần Khoáng đứng bên cạnh đã lên tiếng trước: "Chú, dì mặc dù cháu không có tư cách cắt ngang cuộc nói chuyện của hai người, nhưng nếu hai người đang nói về việc Hứa Kiều đến thị trấn Khúc Hương dạy học, thì cháu không thể không nói vài lời."
"Theo cháu cũng như những người khác, về vấn đề hỗ trợ dạy là học đặc biệt lớn lao và vô cùng ý nghĩa.
Không giống như những gì chú nói đâu.
Hứa Kiều có thể đưa ra quyết định như vậy.
Cháu ủng hộ và hết sức ngưỡng mộ dũng khí và lòng quyết tâm của cô ấy."
"Có lẽ từ góc độ của hai người mà nói, cảm thấy đau lòng vì con gái phải chịu khổ, nhưng cháu hy vọng hai người cũng có thể đứng từ góc độ của Hứa Kiều mà nhìn nhận.
Ít nhất là những lời vừa rồi, cháu nghe còn thấy khổ sở thay cô ấy."
Kỳ thật, từ nãy đến giờ hai người họ ít nhiều gì đã quan sát Trần Khoáng, không nghĩ anh mới nói vài lời đã khiến họ á khẩu không nói nên lời.
Không còn cách nào khác, Kiều Tố Hân đành phải ngăn Hứa Hạng Thành vẫn đang muốn nói gì đó, cười nói với Hứa Kiều: "Kiều Kiều, nếu con về rồi, thì về nhà ăn cơm đi, dẫn theo...bạn của con nữa.
Ngày mai ba mẹ phải về Thụy Ninh rồi."
"Không được đâu mẹ, lát nữa bọn con phải về Khúc Hương rồi, chắc không kịp rồi." Hứa Kiều khéo léo từ chối.
Kiều Tố Hân: "Thôi được rồi, đi đường chú ý an toàn."
"Duệ Duệ, nói tạm biệt với chị đi con." Nói xong, bà đẩy chàng thiếu niên bên cạnh đến trước mặt Hứa Kiều.
Hứa Duệ ngoan ngoãn nói: "Tạm biệt chị."
Cậu nhóc đang ở tuổi dậy thì, lớn rất nhanh, cao hơn một chút so với Hứa Kiều.
Hứa Kiều nghe vậy nói "Ừ", sau đó vươn tay vỗ vai cậu, dùng âm lượng chỉ có hai người nghe, nói: "Duệ Duệ đã lớn rồi, phải biết chăm sóc, giúp đỡ ba mẹ đấy, biết không?"
Cậu nghiêm túc gật đầu.
Sau khi tạm biệt họ, Hứa Kiều và Trần Khoáng cũng không ở lại lâu, giẫm lên bóng cây đi về lối ra của phố Thường Thanh.
Tiện thể cho Vượng Tài một ít thức ăn.
Trước khi bước ra khỏi phố, Hứa Kiều không khỏi ngoái đầu nhìn lại.
Vào đông, phố Thường Thanh vẫn yên tĩnh như cũ, bên kia đường, đã không còn thấy ba bóng người khi xưa.
Truyện Sủng
Luôn có vài thứ, một khi đã bỏ lỡ thì không bao giờ có thể bù đắp được nữa.
-
Chớp mắt đã đến mùa xuân.
Đan Tuấn theo cha mẹ đến trường học ở nơi họ làm việc, không chịu rời đi dù Trần Khoáng và Hứa Kiều hết mức khuyên bảo.
Cả hai đều từng mang tâm lý sẽ ở lại đây, nên không muốn đứa nhỏ vì mong muốn nhất thời mà dẫm lên vết xe đổ của họ.
Trần Khoáng dọn ra khỏi nhà Đan Tuấn và thuê một căn gần nhà Hứa Kiều.
Trước đây anh đã đem trả toàn bộ tiền thù lao từ việc chụp ảnh lại cho nhà họ Thẩm, sau khi biết được sự thật, có người đã đưa lại tiền cho anh.
Anh cũng không miễn cưỡng nữa, thay vào đó anh quyên góp tiền cho trường tiểu học Khúc Hương, cũng có dự định làm một bộ phim phóng sự cùng với người bạn làm đạo diễn, hy vọng có thể nhờ đó giảm bớt hiện tượng người trẻ ở lại.
Vào ngày chuyển nhà, trường học vẫn chưa khai giảng, vì vậy Hứa Kiều đã đến giúp đỡ.
Đan Tuấn và vợ chồng Đan cũng ở đó, mọi người nhanh chóng thu dọn đồ đạc.
Khi Trần Khoáng chuẩn bị đóng cốp xe, cha Đan từ trong nhà đi ra, ngăn anh lại, đồng thời đưa đồ vật trên tay cho anh.
"Là ba cháu để lại, lúc trước anh ấy vội vàng rời đi, có để quên đồ, chú không tìm thấy người để trả lại, đành phải mang về giữ hộ, đến giờ cũng hơn mười năm.".
Trần Khoáng nhận lấy rồi nói cảm ơn.
Anh không vội mở ra mà đợi mọi thứ sắp xếp xong xuôi, rót cho Hứa Kiều đang nằm nghỉ trên sô pha một ly nước, sau đó mới ngồi xuống mở chiếc túi du lịch cũ.
Bên trong là mấy phong thư.
Trần Khoáng do dự một lúc, cuối cùng cũng mở ra.
Anh đọc rất nhanh, nhưng cũng phải mất nhiều thời gian để đọc hết, những bức thư này có thể là nói với chính bản thân mình.
Đóng lại bức thư cuối cùng, có mấy lời khiến anh vẫn không thể quên trong một thời gian dài.
[Tôi đã mua tranh của em, nhưng dường như em không có chút ấn tượng nào về