Đám Bùi Nghiêu tiến vào một nhà phú hào có tiếng trong trấn.
Trước mắt hiện lên khung cảnh hữu tình với căn nhà cổ được làm bằng gỗ, cột to và chắc, đồ vật trang trí chạm trổ tinh vi.
Gia chủ dường như biết trước anh sẽ đến nên đã chờ sẵn, vừa trông thấy anh, hai ông bà Lan nhanh chóng bước ra tiếp đón, nụ cười niềm nở, xởi lởi: "Bùi tổng, mời vào...!mời vào..."
Người hầu thuần thục bưng trà rót nước, Bùi Nghiêu cũng không khách sáo, anh ngồi xuống, đôi chân dài gác lên nhau.
Sàn nhà được lát bằng gỗ, trong không khí thoang thoảng mùi trầm hương quý giá.
Bùi Nghiêu đánh giá một phen, nhẹ nâng chén trà lên thưởng thức.
Không hổ là nhà giàu, gia sản của hai ông bà Lan có thể nói là vô số, cách biệt một trời một vực so với những ngôi nhà khác trong làng.
Bắt đầu từ quãng đường vào nhà được đổ bằng phẳng, không như ở đầu ngõ, toàn bùn đất với bụi bẩn.
Bùi Nghiêu nhìn hai ông bà Lan, người nào người nấy dù tuổi đã ngoài tứ tuần nhưng mặt mày đều sáng sủa, béo tốt.
Không chần chừ lâu, bà Lan lên tiếng trước: "Bùi tổng, chuyện đó..."
Ai cũng biết bà ta đang nói chuyện gì, sở dĩ Bùi Nghiêu vượt khó tới đây cũng vì một mục đích, dùng đồ cổ đổi đồ cổ.
Bùi gia từ bao đời trước đã biết buôn bán, ngành nghề tâm đắc nhất chính là đồ cổ.
Trong nhà còn mở một bảo tàng sưu tầm, mỗi ngày đón không biết bao nhiêu lượt khách tham quan, mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Phát triển đến ngày hôm nay, càng ngày càng nổi tiếng và bền vững, hầu như khắp giới thương nhân không ai là không biết đến Bùi gia, người kế nghiệp hiện tại là Bùi Nghiêu.
Bùi Nghiêu từ nhỏ sinh ra đã say mê đồ cổ, khả năng quan sát, nhận thức cũng được rèn luyện một cách sắc sảo.
Hơn nữa, người đàn ông này trội ở một điểm so với ông nội, ba ruột mình, đó chính là biết dùng mánh khóe, một bụng tâm địa nên không bao giờ chịu thiệt.
Sau khi nghe bà Lan sốt ruột đưa ra đề nghị, Bùi Nghiêu vẫn ung dung, nhàn nhã.
Anh liếc mắt ra hiệu cho cấp dưới mang đồ lên, ba người xách vali tiến tới, đặt trên bàn rồi mở ra.
Bên trong, đồ được bọc kĩ càng để tránh xây xước, đổ vỡ.
Ông bà Lan vừa trông thấy hai mắt lập tức sáng rực, nhịn không được giơ tay ra.
Bùi Nghiêu cười khẽ, chầm chậm đánh gãy động tác có phần hấp tấp này.
"Đừng vội!"
Ông Lan sượng sùng thu tay lại, nghe Bùi Nghiêu nói tiếp: "Tôi biết hai vị nóng lòng, nhưng hãy cho tôi xem hiện vật trước."
"Được chứ, chỉ là...!chúng tôi đang gửi nhờ một nơi an toàn.
Anh cứ để chúng tôi xem trước, nếu được thì chúng ta giao dịch, đây há chẳng phải vẹn cả đôi đường?"
Ông Lan cười gượng, đoạn nhỏ giọng thương lượng.
Biểu cảm lấm lét của ông ta khiến Bùi Nghiêu không khỏi nghi ngờ, anh lắc đầu, ý tứ không muốn nói nhiều.
"Quy tắc của Bùi gia sẽ không vì ai mà thay đổi."
Thấy vậy, hai ông bà sốt sắng, mọi suy nghĩ đều hiện hết lên trên mặt.
Bùi Nghiêu là người như thế nào, muốn qua mắt được anh đâu có dễ.
Lần này mạo hiểm về nơi thâm sơn cùng cốc như vậy cũng chỉ vì khuy cài áo mà bà ngoại thích, bằng không anh cũng chẳng thèm nhiều lời làm gì.
Níu kéo một chút hy vọng về khuy cài áo, Bùi Nghiêu chờ đợi vài giây, sắc mặt phảng phất có chút đanh lại.
Hai ông bà Lan sau một hồi đắn đo cũng cẩn thận lấy ra một chiếc hộp nhỏ, mở ra thì thấy lót nhung đỏ thẫm, cài áo hoa khảm vàng bắt mắt với phong cách vô cùng độc đáo được đặt lên phía trên cùng.
Đáy mắt Bùi Nghiêu xẹt qua tia sáng, ông bà Lan tỏ ý anh có thể xem, anh liền đeo găng tay vào, sau đó nhẹ nhàng cầm lên.
Cài áo không quá nặng, các sợi vàng được uốn cong, bện lại với nhau chặt chẽ, qua bàn tay thủ công của người thợ, khéo léo tạo nên một món