Bữa trưa ăn ngon làm người ta vô cùng thỏa mãn, về đến nhà Thẩm Hi liền bắt đầu pha cà phê.
Thẩm Hi không được uống cà phê, thứ này không tốt đối với trái tim của hắn, nhưng Chu Ngôn Dụ có thể uống hơn nữa anh còn rất thích uống cà phê nữa kìa.
Chỉ vài phút sau, trong phòng khách đã tràn ngập hương cà phê thơm nồng.
Chu Ngôn Dụ mở notebook đặt lên bàn ăn, nhìn thoáng qua Thẩm Hi đang bận rộn trong phòng bếp rồi mới rũ mắt nhìn xuống màn hình.
Cà phê được pha rất nhanh, Thẩm Hi đưa đến tận tay Chu Ngôn Dụ sau đó hắn cũng không quấy rầy anh làm việc mà đi tìm một quyển sách tới đọc.
Thẩm Hi thích đọc đa dạng các loại sách như bách khoa toàn thư về vạn vật; các loại chuyên đề về hương liệu, lịch sử,...; có kinh tế tài chính về các loại đầu tư như cổ phiếu, giao dịch ngân hàng,...; có các loại sách khảo cổ như đồ đồng thời Thương Chu, giáp cốt văn*, kim tự tháp Ai Cập,...; cũng có sách về du lịch như trên tay hắn lúc này là La Mã du ký; còn có không biết bao nhiêu là sách nấu ăn từ món Địa Trung Hải, món Nhật, món Pháp,...!và chắc chắn không thể thiếu các loại sách quốc học từ Sở Từ** đến Hoàng Đế nội kinh***.
Bản thân hắn lại học về kiến trúc, các loại sách chuyên ngành chỉ nhiều thêm chứ không bao giờ ít, khi nhàn rỗi hắn còn thích thiết kế các loại phòng ốc.
Trong đó Chu Ngôn Dụ thích nhất chính là bức vẽ căn phòng làm hoàn toàn từ gỗ, bên trong có một cửa sổ lớn trong suốt dài bằng cả mặt tường.
Vì vậy Thẩm Hi đã đặc biệt phủ màu cho nó, ánh mặt trời xuyên qua cửa sổ nghiêng nghiêng chiếu vào trong phòng làm người ta có cảm giác vô cùng ấm áp.
Sau đó, Chu Ngôn Dụ đã đem bức tranh này lồng khung treo lên trên tường, mỗi khi nhìn đến anh luôn có thể tưởng tượng ra khung cảnh trong đó, anh đang làm cơm trong phòng bếp còn Thẩm Hi liền mềm mại ngồi đọc sách hoặc ngủ thật ngon trên sô pha.
(*Giáp cốt văn (甲骨文) hay chữ giáp cốt là một loại văn tự cổ đại của Trung Quốc thời nhà Thương, được coi là hình thái đầu tiên của chữ Hán, cũng được coi là một thể của chữ Hán.
Giáp cốt văn mỗi giai đoạn đều có sự khác nhau, giáp cốt văn thời Vũ Đinh được xem như hoàn chỉnh nhất, và cũng có số lượng lớn nhất được phát hiện)
(**Sở Từ (楚辞) là tuyển tập thi ca lãng mạn đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc, tương truyền là một thể thơ mới do quan đại phu nước Sở Khuất Nguyên sáng tác.
Danh xưng Sở Từ đã tồn tại từ thời đầu nhà Tây Hán, được Lưu Hướng biên tập và được Vương Dật đời Đông Hán làm chương cú.
Tuyển tập ban đầu của Khuất Nguyên, Tống Ngọc thời Chiến Quốc và Hoài Nam Tiểu Sơn, Đông Phương Sóc, Vương Bao, Lưu Hướng thời nhà Hán có tổng cộng 16 thiên từ phú.
Về sau Vương Dật bổ sung thêm "Cửu tư" (九思) của mình tạo thành tổng cộng 17 thiên.
Toàn bộ tác phẩm chủ yếu dựa trên những sáng tác của Khuất Nguyên, trong khi các thiên còn lại cũng chủ yếu kế thừa hình thức thơ phú của ông.
Do vận dụng kiểu dáng văn học, âm ngữ và vật sản phong thổ nước Sở, lại mang đậm màu sắc, hương vị địa phương nên Sở Từ có ảnh hưởng sâu sắc tới nền thi ca của hậu thế)
(***Hoàng Đế nội kinh (giản thể: 黄帝内经, phồn thể: 黃帝內經, bính âm: Huángdì Nèijīng) là một tài liệu y học cổ của Trung Quốc, được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản