Ba người gọi rượu Cocktail*, rượu nho, rượu Gin**, một bàn cơm kiểu Tây tinh xảo độc đáo.
Mỗi một món bưng lên đều giống tác phẩm nghệ thuật, khăn trải bàn màu trắng, ở giữa bày đồ án, nhìn từ trên xuống đẹp không sao tả xiết, từ bên cạnh nhìn qua cũng làm người ta phải giương ngón cái khen tặng.
Nhân vân liên tục lên đồ ăn, có cá trích*** ăn với rau diếp, nấm truffle đen****, nước sốt cùng phô mai, thịt dê nấu gừng, canh cá tuyết***** cùng nghêu, mì ý tỏi đen kèm nước sốt hạnh nhân, pizza chân giò hun khói, cá hồi cuộn rong biển ăn với tương gan ngỗng, thịt bò cùng cá trắng****** và nhím biển******* tái chanh ăn kèm rau dưa, hoành thánh kiểu Italy********, còn có món ngọt tráng miệng.
Cũng may các món ngọt đều được làm không lớn, cuối cùng ba người đàn ông vẫn là dùng rượu kết thúc bữa ăn.
(*Cocktail là một loại đồ uống có cồn, được pha chế từ rượu kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như: trái cây, đường, nước ngọt, mật ong, sữa, kem, đá lạnh...!Sự pha trộn nguyên liệu độc đáo tạo nên nhiều món cocktail cực "chất" cả về hình thức lẫn hương vị.
Từ "cocktail" còn được dịch sang tiếng Việt với nghĩa là "đuôi con gà trống".
Về cái tên cocktail này, nó cũng gắn với một giai thoại thú vị.
Theo đó, vào thời lập quốc của nước Mỹ, chọi gà là một trong những trò chơi phổ biến được yêu thích.
Sau mỗi trận, phần thưởng của người chiến thắng là lông đuôi của con gà thua cuộc và một chầu rượu sau khi được chúc "on the cocktail".
Lúc bấy giờ, người ta sử dụng tên này để chỉ loại thức uống được pha trộn từ nhiều loại nguyên liệu, trong đó có rượu, tạo ra màu sắc sặc sỡ như đuôi con gà trống.
Theo nhiều tài liệu, cocktail được ra đời vào giữa thế kỷ 19.
Trước đó, từ những năm 1800, các quán bar ở Mỹ bắt đầu mọc lên nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho các cowboys và rượu whisky cũng dần phổ biến.
Tuy nhiên, lúc bấy giờ rất nặng và thưởng thức nguyên chất thì hương vị khá tệ.
Do đó, người ta phải kết hợp các nguyên liệu khác như đường, mật ong, trái cây tăng hương vị.
Dần dần, thức uống pha trộn này được nhiều người yêu thích và ngày càng có nhiều công thức pha chế độc đáo với hình thức bắt mắt và hương vị hấp dẫn hơn.
Và đó cũng là nền tảng ra đời của cocktail.
Sau thế chiến thứ 2, theo các cuộc viễn chinh của lính Mỹ, cocktail xuất hiện và dần phổ biến ở châu Âu.
Ngày nay, bên cạnh những công thức classic cocktail – cocktail cổ điển, cũng có vô vàn những món cocktail khác nhau, được tạo ra từ sự phối trộn đa dạng các nguyên liệu.
Song, về cơ bản mỗi ly cocktail đều được tạo thành từ 3 thành phần chính như sau: Base (chất nền): Base của một ly cocktail thường là các loại rượu mạnh như Brandy, Vodka, Whiskey, Gin, Rum, Tequila...!Main flavoring (hương vị chính): được sử dụng phổ biến là nước hoa quả, nước ngọt, trứng gà, kem...!vừa tăng hương thơm cho chất nền, vừa tạo hương vị độc đáo cho ly cocktail.
Special flavoring (Hương vị phụ trợ): thường là các loại syrup, nước đường được sử dụng để tăng thêm hương vị và màu sắc cho đồ uống.
Cocktail được pha chế bằng các phương pháp phổ biến như: Shake (lắc), Stir (khuấy), Blend (trộn), Flaming (đốt lửa), Rolling (rót)...!Mỗi loại cocktail sẽ áp dụng phương pháp pha chế khác nhau để tạo một ly cocktail hoàn chỉnh cả về hương vị lẫn hình thức.
Và pha chế cocktail được xem như một nghệ thuật mà bất kỳ ai cũng thích thú khi được chiêm ngưỡng màn trình diễn từ các "nghệ sĩ" bartender, đặc biệt là khâu trang trí)
(**Gin là một loại rượu chưng cất trong suốt, có vị giòn, không màu, mang hương vị cây bách xù rõ rệt nhưng lại có sắc thái cân bằng với các loại gia vị, thảo mộc và các loại trái cây khác.
Từ khi được phổ biến cho đến nay, không chỉ dùng đơn lẻ mà Gin được rất nhiều các Bartender ưa chuộng sử dụng để pha chế nên nhiều loại Cocktail khác nhau.
Rượu Gin tuy có nguồn gốc từ Hà Lan, nhưng để Gin có được vị thế như ngày hôm nay là nhờ đến công sức của người Anh.
Chính vì điều này mà hiện nay nhiều người thường lầm tưởng thứ rượu đặc biệt này được sinh ra ở xứ sở sương mù.
Trong cuộc chiến Hà Lan nổi dậy chống lại thực dân Tây Ban Nha, Anh Quốc – lúc này là đồng minh của Hà Lan đã gửi binh lính của mình đến trợ giúp.
Ở đây, người Anh được các binh sĩ Hà Lan cho dùng thử một thứ chất lỏng trước khi chiến đấu để giúp họ giữ được bình tĩnh hơn.
Về sau, khi chiến tranh kết thúc, người Anh trở về nước, mang theo thứ nước đặc biệt này để nghiên cứu và phát triển thành rượu Gin như ngày hôm nay.
Để chưng cất Gin, nguyên liệu không thể thiếu gồm có lúa mạch, lúa mì, mạch đen.
Tuy nhiên, hương vị đặc trưng của Gin nằm ở các loại thảo mộc được chưng cất cùng.
Ngoài hương vị chính là quả Juniper (quả bách xù) thì những loại thảo mộc sau đây đã khiến Gin có một mùi vị không lẫn vào đâu được: quế, rễ cây bạch chỉ, hồi, vỏ chanh, vỏ cam, rau mùi, hạt nhục đậu khấu...!Rượu Gin được làm bằng cách cho lên men và chưng cất trong các kiểu nồi dạng cột đứng.
Cách làm sẽ giúp cho rượu có nồng độ cồn cao, nhưng hương vị rượu vẫn nhẹ nhàng, tinh khiết.
Trải qua quá trình chưng cất, rượu Gin được thêm một số loại quả bách xù, thảo dược khác để tạo hương vị đặc trưng theo từng dòng với hai cách như sau: Chất thảo dược được ngâm bên trong rượu nền trước khi được chưng cất lại một lần nữa.
Cách này thường áp dụng cho các loại rượu Gin giả rẻ.
Cách thứ 2 thay vì tiếp xúc trực tiếp với tổ hợp lạnh, thảo dược tạo hương vị sẽ được phân tách bằng cách đặt bên trong giỏ.
Sau đó đề vào trong nồi ở giai đoạn chưng cất thứ hai.
Khi thực hiện tạo hương vị cho rượu Gin bằng cách này sẽ làm cho hương vị được đi qua các thực vật chiết xuất ra dòng rượu đậm đà hơn)
(***Cá trích:
Cá trích là loài cá biển, tên tiếng anh là Sardinella, có kích thước khá nhỏ, một con trưởng thành chỉ nặng khoảng 100gr và dài khoảng 15cm.
Cá có phần da và vảy hơi xanh và thân hình thuôn dài, nó còn có xương khá nhỏ.
Đặc biệt dưới phần bụng có có răng cưa rất nhọn và sắc.
Cá trích hô hấp thông qua mang ở phía đầu, chúng có tập tính di cư và kích cỡ cơ thể khá nhỏ.
Năm 1847, chú cá trích đầu tiên được tìm thấy ở khu vực Đại Tây Dương, Ấn Độ và Thái Bình Dương.
Ngày nay cá trích đã có mặt rộng rãi khắp thế giới và trở thành thực phẩm đầy dinh dưỡng cho con người)
(****Nấm truffle đen:
Truffle là một loại nấm có tên gọi bắt nguồn từ chữ latin "tūber" có nghĩa là "sưng, cục".
Thế nên, được nhiều người gọi với cái tên thân thuộc là nấm cục.
Đây là loài nấm thuộc chi tuber có nguồn gốc từ các nước châu u và hiện nay phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới như miền tây nước Ý và vùng Périgord, tây nam nước Pháp.
Nấm truffle được biết đến là loài nấm có vẻ ngoài xù xì, với hình dáng khối cục và có kích thước nhỏ nhắn khoảng 20gr đến những cây nấm lớn nặng khoảng 1kg.
Khác với những nấm còn lại, nấm truffle thường mọc sâu trong lòng đất và thường ký sinh trong bộ rễ của cây sồi.
Thêm nữa, điều làm nên giá trị cho nấm truffle chính là hương thơm đậm đà và ngây ngất khiến nhiều người mê đắm.
Loài nấm này thường có màu nâu đen, màu nâu nhạt và thường được thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau tùy thuộc vào từng loại nấm.
Nấm truffle đen mùa đông được mệnh danh là "Viên kim cương đen của vùng Provence".
Loài nấm này được tìm thấy ở các nước châu u như Ý, Tây Ban Nha và có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Đặc điểm nhận biết của loại nấm này là vẻ ngoài đen và xù xì, còn phía bên trong có các vân màu nâu, xám kết hợp rất độc đáo.
Loại nấm này thường được thuờng được thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nấm truffle đen mùa hè được biết với vẻ ngoài đen huyền, xù xì thường mọc ở quanh gốc cây sồi ở các vùng ôn đới.
Loại nấm này thường được thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm.
Vì Thẩm Hi và Chu Ngôn Dụ đi La Mã vào cuối tháng mười nên nấm truffle đen được đề cập ở đây có thể là loại nấm truffle đen mùa hè)
(*****Cá tuyết:
Cá tuyết là loài cá biển thuộc chi Gadus, là loài có tập tính bầy đàn, có khả năng di cư rất xa để sinh sản và tìm thức ăn.
Loài cá này thường sống ở sâu ngoài đại dương,nên việc khai thác và đánh bắt thường