26/02/2021
Edit: Nhật Nhật
...
Lúc Phí Hành Phong tỉnh dậy thì đã thấy Túng Phồn đang rửa anh đào trong bếp rồi.
"Em mua à?" Phí Hành Phong hỏi, nghĩ sáng sớm trong khu tập thể đã có người bán hoa quả rồi, khá là tốt.
Túng Phồn rũ tũ anh đào trong bồn nước, đáp: "Chị gái anh sáng nay mới đưa qua đó."
Phí Hành Phong nhướng mày, chị hắn sao hôm nay lại rảnh rỗi như vậy?
Túng Phồn kể lại cho Phí Hành Phong chuyện cậu gặp Phí Thiên ở dưới lầu xong lại hỏi: "Nhiều thế này anh với em ăn cũng không hết được, em mang qua cho dì Chân một ít nhé?"
Phí Hành Phong không ý kiến gì: "Em tự quyết là được."
Chờ Phí Hành Phong đánh răng rửa mặt xong, hai người mới ngồi xuống bàn cùng nhau ăn sáng, Túng Phồn hỏi: "Hôm nay Tống Hưởng vào đoàn phim đúng không?"
"Ừm." Đồ ăn sáng hôm nay Túng Phồn mua có tiểu long bao với cháo đậu đỏ mà Phí Hành Phong thích, "Em muốn đi tiễn à?"
"Em có nói với cậu ấy là sẽ không ra tiễn rồi." Dì Chân hôm nay cũng không đi, với cả Tống Hưởng còn đi cùng với mấy nhân viên nữa, mọi người khéo còn bận nói chuyện công việc với nhau, đi tiễn cũng không biết nói gì, có khi còn thêm phiền. Hơn nữa Tống Hưởng dễ căng thẳng, đưa tiễn nhiều chỉ làm cậu ta cuống hơn.
Phí Hành Phong cũng nghĩ là không cần đưa tiễn ngoài sân bay làm gì hết, Túng Phồn đã đưa cho cậu ta một bọc lớn đồ rồi còn gì, đãi ngộ này hắn còn chưa được hưởng qua đâu.
Túng Phồn vừa ăn bánh bao vừa hỏi: "Đi quay phim có vui không?" Cậu chưa thấy người ta đi quay chụp bao giờ, cũng có hơi tò mò một chút.
"Cũng tùy từng đoàn phim, nhưng mà không thể dùng vui hay không vui để phân chia được, phải xem trình độ chuyên nghiệp của nhân viên công tác trong đoàn là chính." Đoàn phim muốn quay ra một bộ phim thực sự hay đương nhiên không có gì để mà chơi cả, phần lớn hoàn cảnh làm việc đều rất gian khổ, nhưng có đoàn phim nhắm đến rating, diễn viên chỉ cần lộ mặt là được còn biết diễn hay không thì không ai quan tâm, cái kiểu đoàn kịch cưỡi ngựa xem hoa như vậy, nếu không quan tâm đến tính chuyên nghiệp thì đúng là đi cho vui thật.
"Chờ sau này có cơ hội đóng phim, anh dẫn em đi xem." Phí Hành Phong nói.
Túng Phồn thích thú đáp: "Vậy quyết định thế nhé!" Đi xem đoàn làm phim khác thì cậu không hứng thú lắm, nhưng mà nếu là đi cùng với Phí Hành Phong thì cậu vẫn rất mong chờ, xem trêи tivi với xem diễn trực tiếp tại hiện trường chắc chắn là không giống nhau, không biết người này lúc đó liệu có căng thẳng không nữa.
Ăn xong, cũng như thường lệ, Phí Hành Phong đưa Túng Phồn tới Chân Mỹ Lệ trước rồi mới đi làm.
Túng Phồn lấy anh đào mang trong túi ra cho dì Chân.
"Ây da, quả này đắt lắm, cháu giữ lại ăn đi." Người tầm tuổi như dì Chân hầu như là không thích ăn ăn uống uống nữa, tiêu dùng cũng tiết kiệm hơn.
"Cái này là người khác cho, nhiều lắm, cháu ăn cũng không hết được mà để lâu thì lại mất tươi."
Dì Chân nghe thế mới không từ chối nữa: "Vậy lát dì mang về một ít, để Tống Hưởng mang đi ăn."
Túng Phồn gật đầu, cười nói: "Được ạ." Dì Chân tuy là không nói gì, cũng không ra sân bay tiễn, nhưng vẫn lo lắng cho Tống Hưởng, không biết con trai mình vào đoàn rồi có diễn tốt được hay không.
"Tống Hưởng vẫn còn căng thẳng ạ?" Túng phồn đi vào trong trà đun nước, cậu muốn pha một ly café uống cho tỉnh táo.
Dì Chân bật cười: "Hôm qua đỡ hơn nhiều rồi, dì thấy chính là do không có kinh nghiệm thôi."
Hai người đang nói chuyện tán gẫu thì một người phụ nữ độ bốn mươi tuổi đi vào.
Dì Chân lập tức chào hỏi: "Cô tới may đồ hay sửa quần áo vậy?"
Mới mở cửa đã có khách tới, với người làm ăn thì chính là chuyện tốt.
Người phụ nữ buộc hết tóc ra sau đầu, ăn mặc rất giản dị, ông quá xinh đẹp nhưng lại khiến cho mọi người cảm thấy rất thân thiết: "Xin chào, tôi tới đổi thưởng."
"Ồ, ồ." Dì Chân đáp lời, hỏi: "Cô được giải gì?"
Thời gian này cũng lục tục có mấy người hàng xóm thắng giải qua tiệm đổi thưởng, cũng không ít người ghé qua thuận tiện mua thêm một ít đồ thêu luôn, có vẻ Chân Mỹ Lệ vẫn có thể tiếp tục kinh doanh loại mặt hàng này.
Người phụ nữ cười nói: "Là giải nhất."
"Ây, em chính là người thêu bức tranh uyên ương đấy à?" Đợt đó dì Chân có đến xem triển lãm, đối với bức tranh thêu này cũng rất có ấn tượng, chỉ có điều quần áo bà làm có ít thứ có thể dùng họa tiết thêu tay cho nên cũng không nhớ rõ phương thức liên lạc của đối phương.
Người phụ nữ gật đầu: "Chỉ là chút tay nghề vụng về thôi, để mọi người chê cười rồi."
"Như em mà còn gọi là vụng về nữa thì chắc mấy người khác tức chết mất thôi." Dì Chân phát huy toàn lực khả năng ăn nói của mình, tán gẫu với đối phương, "Em tên gì vậy?"
Người phụ nữ nói: "Em họ Phương, cả họ cả tên là Phương Na. Chị cứ gọi em Lão Phương là được."
Dì Chân: "Em sao có thể gọi là Lão Phương được, gọi Tiểu Phương nghe còn được, chị lớn hơn em mấy tuổi, em cứ gọi chị là chị Chân đi."
"Được, chị Chân."
"Ngày trước chưa thấy em trong khu bao giờ, em mới chuyển tói hả?"
"Vâng, mới chuyển tới hai tháng trước..."
Có thể là dì Chân hỏi cũng chỉ là mấy chuyện nhà, không có gì không nói được nên Phương Na cũng thuận theo lời của bà để đáp chuyện.
Phương Na là người miền Nam, tay nghề thêu của cô là hồi nhỏ ở quê theo một cô giáo già học được, học xong, cô cũng có tự mở cửa hàng, làm mấy món đồ thêu nho nhỏ với đồ lưu niệm, có bán cả vải nữa. Nhưng dần dần công nghệ phát triển hơn, nghề này cũng sa sút, hầu như không có thanh niên nào muốn học nghề nữa, mặc dù có thể làm đồ lưu niệm mỹ nghệ nhưng quy mô quá nhỏ, cũng khó mà mở rộng thêm được, lay lắt chật vật chống đỡ cỡ mười năm thì không kinh doanh được nữa, chỉ đành đóng cửa dẹp tiệm. Phương Na theo chồng mình đi lên phía bắc, trở thành một công nhân nhập cư.
Trong thời gian này, thỉnh thoảng Phương Na có nhận đơn hàng của mấy khách quen cũ, tính là chờ tích góp được kha khá rồi sẽ mở lại tiệm, mấy chị em ngày trước làm cùng cô hiện giờ công việc cũng không kiếm được nhiều, cô vẫn hi vọng mình có thể giúp đỡ cho nhóm thợ thêu truyền thống này một chút, đồng thời giữ gìn lại nghề truyền thống của dân tộc, không thể để mất nghề trêи tay mình được. Nhưng thực tế là nhiều năm vậy rồi cô vẫn không tích được đủ tiền để mở tiệm, người nhà cũng không ủng hộ cô tiếp tục làm nghề này, chỉ sợ lại lỗ vốn, với lại trong nhà còn có người già trẻ nhỏ, tài chính cũng không dư dả gì, cho nên mong ước này vẫn chỉ là giấc mơ mà thôi.
Cách đây hai tháng, vợ chồng cô được một người đồng hương giới thiệu cho một công việc ở gần đây, để thuận tiện đi lại nên hai vợ chồng mới chuyển nhà tới khu này. Công việc đi sớm về trễ, một tuần lại chỉ được nghỉ có một ngày nên không thân thiết với hàng xóm xung quanh lắm, ở thành phố này, họ cũng chỉ giống như một người khách qua đường mà thôi, không thể bén rễ đâm chồi.
Nghe Phương Na kể lại xong, dì Chân xúc động không thôi. Bà rất hiểu cho tâm tình của Phương Na, bản thân bà khi còn trẻ, không nói xa xôi đâu chỉ tầm mười năm trước thôi, cái nghề này cũng chỉ đủ kiếm tiền công mà thôi, không giống như bây giờ, tiền nhân công có khi còn đắt hơn cả tiền vải vóc. Lúc đó trong nhà bà trêи có người già phải chăm, dưới có Tống Hưởng còn đang đi học, ngày nào cũng phải chắt bóp đừng đồng. Sau này Tống Hưởng đi làm rồi, mọi người để ý đến việc ăn mặc hơn, lại càng nhiều người thích quần áo được đặt may riêng. Cho nên cuộc sống mới dần khá hơn, mới có dư dả để thuê người cùng làm.
"Nghề thêu truyền thống của ông cha ta không được truyền lại quả thực là rất đáng tiếc. Nhưng mà nói đi cũng phải nói lại, bây giờ mấy đứa thanh niên áp lực cuộc sống cũng lớn lắm, phải nổi bật hơn người, còn phải mua nhà mua xe các thứ, tầm này mà kêu bọn họ chuyên tâm học thêu, không vì kiếm tiền mà chỉ vì lưu giữ truyền thống thì đúng là không thực tế." Dì Chân nói. Đây chính là dòng chảy của thời đại, nó buộc mọi người phải không ngừng tiến về phía trước, nào có thời gian để quay đầu nhìn lại những thứ đã thuộc về quá khứ.
Phương Na cười nói: "Em biết mà, thời thế khác nhau, chẳng qua