Tuy bị tịch thu tất cả đạo cụ tu hành, nhưng cũng không thể hoàn toàn để trễ nãi việc tu hành; công pháp sớm đã thuộc làu, đan dược ăn bây giờ thì quá lãng phí, linh thạch cũng không có chỗ dùng! Toàn lực dẫn khí mới đúng là việc y phải làm bây giờ, dựa theo trình bày trong đạo tịch thì giai đoạn này phải mất từ 1 đến 5 năm, không biết tư chất của y sau khi việc tu hành trở nên thông suốt là như thế nào? Y là thiên tài hay là thằng ngu, hoặc giả chỉ là bình thường?Thời gian rất cấp bách, khiến y không dám lười biếng, không cần biết tư chất bản thân là loại nào, nếu như cứ cố chấp làm theo từng bước rập khuôn thì vĩnh viễn cũng không đuổi kịp người khác.
Cuộc đời có giới hạn, bất quá chỉ mấy chục năm; trừ đi tuổi thiếu niên vô tri, bỏ qua tuổi già lẩm cẩm, thực sự thời gian có thể tu hành không vượt quá 40 năm, nếu cứ như vầy mà tính tiếp, muốn tu hành đến cảnh giới có thể gia tăng thêm tuổi thọ là Thông Huyền thì càng gấp hơn.
Đa số tu sĩ đều sẽ dừng lại ở ba cảnh giới là Bồi Nguyên, Tích Cốc và Liên Kiều, họ hoặc là giống như Đạo nhân ở An Hòa suốt ngày tu tâm dưỡng tính, bảo dưỡng tuổi thọ, gửi gắm tình cảm vào sông núi; hoặc là giống như Ma Tu ở Diễm quốc vào triều làm quan, tiêu pha thời gian cho mấy chuyện lễ nghi phiền phức.
Y năm nay 23 tuổi tồi, đang là thanh niên trai tráng, nhưng nếu đặt tại giới tu hành, niên kỷ tương đối giống y mà chỉ mới vừa đạt tới cảnh giới Dẫn Khí thì chính là một lão nhân; y bây giờ còn chưa vào được Toàn Chân Ma Môn, nhưng nếu thực sự chui vào được đem y đặt chung một chỗ với bọn đệ tử Dẫn Khí thì y đúng là một ông già sống lâu năm.
Cần phải tìm ra một phương pháp gia tăng tốc độ!Tu hành không thể có lòng hấp tấp, nhưng lịch sử nói cho y biết, xác thực là có một số ít thiên tư siêu việt, coi mấy cảnh giới như là đất bằng!Y hy vọng mình cũng là một trong số đó, chí ít, cũng phải thử một lần.
Tâm thái như vậy không chỉ có mình y mới có, trên cơ bản mỗi người nhập đạo đều có trong mình một tâm thái như vậy, đều cho rằng bản thân mình mới là người duy nhất trên đời; đừng nói trong lịch sử tu chân đã có tiền lệ như vậy, cho dù không có cũng cản không được những truy cầu như vậy của những người tu hành.
Có thể suy ra là đường tắt có rất nhiều, dựa vào đan dược là phổ biến nhất, chỉ cần ngươi có gia tài phong phú, sẵn sàng có tài nguyên để cung cấp loại đường tắt như vậy rất đang để mong đợi, đây là thực tế.
Nhưng y biết con đường này đối với y không thông, đã không có trưởng bối lại không có giàu có, cho dù coi như là gia nhập Ma Môn thì cũng chỉ là ở tầng đáy, thì dựa vào cái gì mà có đại lượng tài nguyên cung cấp cho y?Hơn nữa, con đường này cũng không tính là đường tắt, chỉ có thể nói là con đường gần hơn thôi, nhưng gần cũng có hạn, bởi vì phàm là đan dược ắt có 3 phần độc, dùng cũng phải cẩn thận, cái thứ này xài nhiều rồi cũng có hại.
Những con đường có thể cho y lựa chọn rất ít, chỉ có thể từ trong tay chọn ra được mấy loại thôi; linh thạch, đan dược đã không trông cậy được rồi vậy chỉ còn có 3 cuốn công pháp mà thôi.
Với suy nghĩ đơn giản nhất là, nếu đồng thời luyện 2 bộ công pháp tốc độ có được tăng lên gấp đôi, nếu 3 bộ thì có tăng lên gấp 3 không?Loại suy nghĩ này rất vô tri, nếu có người chỉ đạo, hoặc trưởng bối sẽ nói cho y biết, bí mật bên trong thân thể của tu sĩ có cực hạn, không phải là ngươi luyện nhiều công pháp, tốn nhiều thời gian là có thể giải quyết.
Nhưng vấn đề là bây giờ y không có ai chỉ đạo, thử một lần cũng không chết, tại sao lại không thử?Xung Linh đưa cho y 3 bộ công pháp đạo dẫn thuật, y đang luyện Long Hổ Hội Chinh, bắt đầu từ hạ đan điền; dĩ nhiên bây giờ muốn biết nếu lại luyện một môn trung đan điền thì có nhanh hơn chút nào hay không.
Y không phải là người đầu tiên ở tu chân giới làm như vậy, cũng không phải là kẻ cuối cùng, trên thực tế, đã có hàng ngàn hàng vạn tu sĩ đã làm qua, thậm chí còn có người luyện luôn thượng đan điền cùng lúc, 3 đan điền cùng luyện;Giới tu hành luôn luôn không thiếu hạng người không sợ chết, gan to bằng trời, nhưng thử nghiệm của bọn họ đều thất bại, không có ngoại lệ.
Bởi vì cấu tạo đặc biệt của cơ thể.
Cơ thể người có 3 đan điền, phân ra thượng, trung, hạ; ở giữa 3 đan điền còn có