Tàu hoả đến Bắc Bình, trên nhà ga có rất đông người đến đón tiếp.
Cô vén rèm cửa, nhìn dòng người lũ lượt bên ngoài, giữa mũ dạ đen tuyền, xen lẫn mũ quân đội cùng mũ quả dưa bằng da nâu sẫm, trên lá cờ nhỏ viết tên của phái cựu quân phiệt.
“Suốt nửa tháng nay, đám cựu quân phiệt vào kinh không ít, tất cả đều muốn Đông Sơn tái khởi [1] từ Bắc Bình, Hoa Bắc”.
[1] Ý chỉ một người hay phe phái sau thời gian dài thất thế phải lui về ở ẩn có ý định quay lại khôi phục quyền lực, địa vị.
Sau khi quan ngoại sụp đổ, phía Nam Kinh thường xuyên thay đổi.
Tưởng Uông cùng con trai của Tôn tiên sinh luân phiên lên đài, tranh đấu không dứt.
Hoa Bắc trở thành cái tổ của đám cựu quân phiệt, quốc gia lâm nạn, có người lập kế cứu nước, cũng có người ý đồ tìm cơ hội, một lần nữa bước lên sân khấu lịch sử.
Náo nhiệt vô cùng.
Trên nhà ga ngoại trừ đám người tiếp đón các cựu quân phiệt, còn có người của lãnh sự quán ở hẻm Đông Giao Dân, họ đến chờ kiều bào Nhật.
Mấy người đàn ông trung niên thân mặc kimono mang guốc gỗ nối đuôi nhau xuống tàu, thu hút sự chú ý của đám đông.
Sự thoả hiệp nhượng bộ của chính phủ Nam Kinh đã cổ vũ cho cái gọi là “niềm tự hào dân tộc Yamato”.
Trên toa ăn của tàu hoả, Hà Vị từng nghe tiếng người Nhật reo hò ăn mừng, những hành khách trên toa tàu ấy đều mang sắc mặt khó coi, nhưng đành bất lực.
Chính phủ đã chấp nhận đàm phán, quân đội thì thoái lui.
Dân thường dù trong lòng có căm phẫn thế nào cũng không có chỗ phát tiết.
Tư Niên trông thấy cảnh ấy, tức giận mắng chửi đám văn nhân có quan hệ với chính phủ Nam Kinh, thu dọn những bản tin về việc người dân Đông Bắc tổ chức kháng Nhật, kẹp trong sách.
Cô bé hỏi Hà Vị: “Tạ thiếu tướng quân nhất định sẽ chống Nhật đúng không ạ?”
Hà Vị gật đầu.
Chỉ cần bọn họ có thể thuận lợi thoát khỏi vòng vây của chính phủ Nam Kinh, đó nhất định là những người lính đầu tiên đứng lên chống Nhật.
Xe đón họ trở về Hà nhị phủ.
Khi ở Thượng Hải quyết định về kinh thành, cô đã gửi một bức điện tín cho Quân Khương, tìm lại những người lớn tuổi đã giải tán trước kia, lần nữa chuyển về sống trong Hà nhị phủ.
Cùng lúc đó, cô gọi điện thoại đến Thiên Tân, bảo hai người thím thu dọn những món đồ linh tinh rồi nhanh chóng đến Bắc Bình.
Xe dừng trước cánh cổng sơn son, hai người gác viện đi qua, xắn tay áo, đội gió lạnh, tưới nước nóng cọ rửa sạch sẽ hai tượng sư tử đá trước cửa.
Hơi nóng bốc lên, tản ra khói trắng.
Hai người trông thấy Hà Vị, gương mặt vui cười: “Cô hai”.
“Ừm”, cô hỏi, “Cả nhà Cửu gia đến chưa?”
“Sáng sớm đã đến rồi ạ, đang thu dọn bên trong”.
Hà Vị nắm chặt tay Tư Niên, bước lên thềm đá, đi vào nhà.
Người trong nhà tay chân nhanh nhẹn, chỉ mất một ngày một đêm đã thu xếp toàn bộ đồ đạc trong nhà gọn gàng.
Cô giao Tư Niên cho Khấu Thanh, bản thân đến Đông viện thăm chú chín.
Chú chín mở rộng đại thư phòng, biến phòng trà thành phòng ngủ, có điều không thay đổi bố cục là mấy.
Cô vòng qua bức bình phong, thấy chú chín đang nghiêng người nằm trên giường, cô thoáng hoảng hốt vì cứ ngỡ là bóng dáng của Hà yeutruyen.net Tri Hành.
Thím nhỏ thu dọn chén thuốc, chú chín cảm khái nhìn cô: “Nếu không phải Thiên Tân có chuyện, ta cũng không phát điện tín cho con”.
Cô kéo chăn qua đầu gối chú chín: “Trên đường con đã nghe nói, Thiên Tân không yên bình như Bắc Bình”.
Chú chín kể sơ lược cho cô nghe chuyện người Nhật cấu kết với người trong tô giới Nhật âm thầm đưa hoàng đế Tốn Thanh ra ngoài, chuẩn bị nâng đỡ giật dây một vị hoàng đế bù nhìn ở ba tỉnh Đông Bắc: “Cách cách trước kia của triều đình nhà Thanh, liên hợp với Thanh bang tạo nên cục diện rối rắm, sau đó dùng rương chở đồ bí mật đưa hoàng hậu Tốn Thanh đến quan ngoại”, chú chín thở dài, “Sau khi có đủ đôi đế hậu này, bọn chúng thật muốn lần nữa tổ chức đại điển đăng cơ”.
Đối diện với sự lựa chọn của hoàng đế Tốn Thanh, những lão thần tiền triều chia thành hai phe, một bên trong lòng vẫn có quốc gia, không ủng hộ hoàng đế đi làm bù nhìn cho người Nhật, đã rời khỏi Thiên Tân không ít, từ bỏ giấc mộng khôi phục quyền lực từ nỗi nhục mất nước; nhưng vẫn có người nghĩ đây là kế hoãn binh, chuyện Đại Thanh khôi phục đã gần kề.
“Những người bỏ đi, ngược lại vẫn còn mấy phần cốt khí”.
Chú chín đánh giá.
Hai chú cháu bọn họ, nói từ chuyện ba tỉnh Đông Bắc đến tình hình Thiên Tân, sau lại nhắc đến vận tải đường thuỷ.
“Trong các bang phái giang hồ có người chủ trương kháng Nhật, cũng có kẻ cấu kết với Nhật Bản, người một nhà náo loạn cả lên.
Cảng Thiên Tân lại là cảng biển lớn nhất phương Bắc, tuy ở bên trong nhưng thế lực người Nhật lớn, không cách nào ứng phó”, chú chín nhíu chặt mày, thấp giọng nói, “Con phải nghĩ kỹ, lỡ như Thiên Tân rơi vào tay giặc thì phải làm thế nào”.
Cô hiểu ý tứ của chú chín, sớm muộn gì cũng phải đưa ra quyết định.
“Hà gia sẽ không làm ăn trong vùng bị chiếm đóng”, cô đáp lời, “càng không giúp người Nhật vận chuyển hàng hoá.
Nếu cả Thiên Tân và Bắc Bình đều rơi vào tay giặc, tuyến đường vận tải đường thuỷ của Hà gia ở phương Bắc sẽ hoàn toàn đóng cửa”.
Chú chín khẽ gật đầu, ngón cái đeo nhẫn ban chỉ hơi gõ lên tay vịn: “Nếu anh hai ở đây, hẳn cũng làm như thế”.
“Nhưng trước khi trường thành bị phá nát, vận tải đường thuỷ vẫn sẽ hoạt động”.
Cô tiếp lời.
Hà Tri Khanh bệnh nặng chưa khỏi hẳn, nguyên khí lại bị tổn thương, nói đến đây đã không còn sức lực.
Ngày phòng làm việc ở Thiên Tân bị niêm phong, Hà Tri Khanh đã nhờ một người bạn cũ mang tất cả tài liệu của vận tải đường thuỷ trong tầng hầm ở biệt thự Thiên Tân chuyển đến đây, hiện giờ đang chất đầy khắp thư phòng Tây viện.
Hà Vị đi vòng qua rương gỗ lim cao nửa người, ngồi xuống giường, nhìn về một góc đa bảo cách ngăn giữa cái rương và bức tường, phía trên đó có một cái đồng hồ báo thức mua từ lúc còn nhỏ, vẫn luôn đặt ở đó.
Không hiểu sao, trong đầu cô lại nghĩ đến hình ảnh đêm đó Tạ Vụ Thanh sai người tặng mấy chậu hoa hải đường cùng câu nói “lấy mạng báo đáp”, hai bên đều nắm chặt điện thoại trong im lặng.
“Tạ Vụ thanh”, cô nhìn chăm chú vào đồng hồ báo thức, dừng một lúc, lại nhỏ giọng nói, “Anh Thanh”.
Cô quay đầu, trông về chiếc điện thoại kiểu cũ… tưởng tượng bộ dáng của Tạ Vụ Thanh.
Anh đứng trong phòng ngủ ở Bách Hoa Thâm Xử, tay treo bội đao và quân phục, đưa lưng về phía rèm châu.
Đó là chàng thiếu tướng quân anh tuấn của riêng cô.
—
Dưới ánh trăng, Tạ Vụ Thanh đầu đội mũ nỉ, thân mặc như một người công nhân, anh mang theo hai cảnh vệ cũng ăn mặc tương tự, hoà cùng dòng người ở nhà ga, bước vào bến tàu.
Ở bến tàu cách mười sáu trạm về phía Nam ngoại thành Thượng Hải, Tạ thiếu tướng quân đang bị chính phủ Nam Kinh truy nã, thuận lợi lên một con tàu chở khách của Hà gia.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Phòng ở khoang hạng ba chỉ kê một cái giường sô pha đôi có thể kéo ra.
Đèn sợi đốt phủ một lớp bụi vàng.
“Sau nửa đêm có khách đến”, Tạ Vụ Thanh thấp giọng dặn dò, “Các cậu chuẩn bị chút đi”.
Hai cảnh vệ lắp súng sẵn sàng.
“Không cần, chỉ là một người bạn già”.
Anh nói.
Sau khi tàu rời cảng, cảnh vệ theo ý muốn của Tạ Vụ Thanh, lần lượt ra khỏi phòng.
Trên hành lang, mỗi người mỗi vẻ tụ tập trước từng phòng riêng, giọng nói mang đặc trưng của từng vùng, họ tán gẫu về cuộc sống sau khi đến Hồng Kông.
Hai cảnh vệ dùng chất giọng địa phương hoà nhập với đám người, hỏi han tình hình trên đường đi.
Đúng 10 giờ, đèn trên hành lang tàu bất chợt tắt ngúm, các nhóm khách khứa oán giận đồng loạt quay về phòng.
Người thưa thớt dần, đến khi không còn một ai ở đây.
Một vị tướng trung niên mặc quân phục của chính phủ Nam Kinh, quân hàm trên người khiến ai nhìn thấy cũng khiếp sợ đang bước xuống thang cuốn.
Hắn đẩy cánh cửa