Từ năm 1900 đến năm 1949, gần 50 năm.
Giảng đường trường quân đội đầy ắp người.
Có kẻ đến nghe nhiều nên quen mặt, cũng có kẻ xa lạ mới đến lần đầu.
Bắt đầu từ Liên minh tám nước xâm chiếm Bắc Kinh, đến tên những bị tướng hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ thành Thiên Tân, rồi Cách mạng Tân Hợi, người người không tiếc thân mình đi theo cách mạng, sau đó là phản Viên, phản quân phiệt, Bắc phạt… Sau năm 1918, số người ngã xuống không đếm xuể.
Rất nhiều trong số đó mà các học viên ngồi yeutruyen.net ở giảng đường hôm nay chưa từng gặp mặt hay nghe tên.
Dường như tất cả đều là bách gia tính [1].
[1] Bách gia tính nghĩa là họ trăm nhà, đây là một loại văn bản ghi lại họ phổ biến của người TQ, văn bản được ghi nhận từ thời Bắc Tống và lưu truyền đến ngày nay.
50 năm, quá nhiều cuộc chiến nổ ra.
Xương trắng chất thành núi, biết bao tên tuổi người hi sinh không thể khắc hết lên bia mộ.
Thầy giáo đã đi khỏi.
Sau khi chiến tranh kết thúc, anh đến Hồng Kông định cư, dùng sở trường của mình đến trường quân đội dạy học.
Chuyến này anh đưa phu nhân về Bắc Kinh thăm người nhà, trường quân đội biết tin liền mời anh đến thỉnh giảng mấy tiết lịch sử.
Vừa rồi phòng học đông nghẹt người, bên ngoài cửa sổ cũng có vô số ánh mắt dõi theo, trên bảng đen anh hết viết lại xoá.
Trong quá khứ, mỗi tiết học của vị giáo sư này không lúc nào trống chỗ, đa phần người đến bàng thính đều là các giảng viên và giáo sư khác có thâm niên trong giới học thuật.
Những tiết học đều nói về lịch sử quân sự, kết hợp giữa cổ xưa và hiện đại, từ Trung Quốc đến phương Tây.
Trong bài giảng về Chiến tranh Thế giới thứ nhất, giáo trình anh mang đến có cả những bản tin được cắt ra từ các tờ báo lớn ở châu Âu thời kỳ đó, được cho là thu thập trong thời điểm Nga tham chiến.
Trong tay anh còn nắm giữ bản đồ của những thành phố lớn ở châu Âu trước chiến tranh.
Khi trải ra có thể chi tiết đến từng vị trí của bảo tàng, trường học, quán bia, phòng trưng bày, chú thích cả phong cách kiến trúc, độ cao và số lượng hộ dân cùng bối cảnh xã hội.
Anh từng đến thăm, bao gồm cả nhà máy sản xuất địa phương.
Anh cười giảng, phàm là thành thị nông thôn, đều có thể tự phác hoạ mô hình phòng ngự quân sự trong đầu, sau đó thiết kế phương hướng chiến đấu, phục kích… Không những thế, anh còn có giáo trình của trường quân sự sau khi Liên Xô thành lập, nhạc phổ dương cầm Nga, bản vẽ thiết kế chiến xa của xưởng công nghiệp quân sự ba tỉnh Đông Bắc… Trong đó có nhiều thứ, anh chỉ dựa vào trí nhớ để viết ra.
Ngoài những điều ấy, thời kỳ nội chiến, của cải mỗi phe phái quân phiệt tàng trữ trong nhà, chiến lược đánh trận anh cũng biết.
Thỉnh thoảng anh sẽ kể những chuyện thú vị như một tên quân phiệt nào đó vì vợ lớn vợ nhỏ ghen tuông không ngừng mà thoái chí xuất gia, mấy lần phải lên cổng chùa tìm gặp.
Biết anh sinh ra ở Quý Châu, lớn lên bên bờ Li Giang, học viên đánh tiếng, thưa thầy, cạnh Li Giang thật sự có mười dặm núi xanh sao?
Anh đáp, không chỉ mười dặm.
Trải dài dưới rặng mây, màu lá xanh đan xen chồng chéo, khi nhìn vào chỉ thấy một mảnh núi biếc chạy mãi không dứt.
Mười dặm, chỉ e là một cái nhìn mơ hồ thôi.
Bắc Kinh vào tháng Tám nóng khủng khiếp.
“Anh thích nhất ở Bắc Kinh chính là 3 con ngõ, một là Bách Hoa Thâm Xử, cái kia là Dương Mai Trúc Tà Nhai, cuối cùng là ngõ Nam La Cổ”.
Bách Hoa Thâm Xử là nơi họ từng ở, Dương Mai Trúc Tà Nhai có Thanh Vân Các họ từng đi qua, còn trước mắt đích thị là ngõ Nam La Cổ.
Bóng người mặc sườn xám dài tay trắng sáng đi cạnh một tiên sinh đứng tuổi, họ chầm chậm dạo quanh ngõ Nam La Cổ.
Bước đến ngã rẽ giao với một con ngõ khác là hẻm Mạo Nhi.
Khi đến gần, Hà Vị dừng bước.
Cô cởi mũ kính, xuất thần nhìn bức tường lát gạch xanh.
Vị tiên sinh chắp tay sau người, đứng lặng sau cô: “Nhìn gì vậy?”
Cô mỉm cười: “Lúc trước Hoàng hậu Tốn Thanh từng sống ở đây, ngay toà nhà này”.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
“Vậy à”.
Tiên sinh đáp lời.
Hai người bất giác cùng nhớ đến hoàn cảnh trong quá khứ, cái đêm đại hôn của