Trở lại ngôi nhà hay còn gọi là túp lều rách nát của kinh thiên sau khi từ trong rừng đi ra và kiếm được một khoản kha khá, cùng với trong nhẫn trữ vật có vài con thú rừng đủ để kinh thiên làm lương thực trong vài ngày. kinh thiên dự kiến trong vài ngày này sẽ tập trung vào tu luyện, vì kinh thiên ẩn ẩn cảm thấy anh có khả năng sẽ tiến cảnh trong thời gian này.
trước đây khi đạt được hóa cảnh lục giai kinh thiên đã đả thông mười hai kinh mạch chính, tám kinh mạch phụ và mười hai kinh biệt đi ra từ mười hai kinh chính. sau đó nhờ có thiên hỏa linh châu kinh thiên tiếp tục đả thông mười hai kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi thông vào phủ tạng, cái này kinh thiên nắm rõ. sau một thời gian chăm chỉ tu luyện cộng với sự biến thái của ‘kinh thiên quyết’ kinh thiên cảm thấy có thể tiến thêm một bước nữa tiến lên hóa cảnh cửu giai.
biệt lạc trong cơ thể là các đường dẫn truyền khí huyết, xuất phát từ các lạc huyệt của mười hai kinh chính và hai mạch "nhâm, đốc". tổng cộng có mười bốn huyệt lạc, gồm mười hai lạc huyệt ở mười hai đường kinh chính và hai lạc huyệt trên hai mạch nhâm - đốc, và một biệt lạc quan trọng nhất là đại lạc mạch. điều kiện tiến lên hóa cảnh cửu giai là kinh thiên cần phải đả thông đại lạc mạch.
khi tu luyện giả đả thông mười bốn huyệt lạc bao gồm mười hai đường chính kinh và hai huyệt lạc ở hai mạch nhâm – đốc, sẽ đạt được tu vi hóa cảnh tầng mười. kinh thiên còn cần phải đả thông ‘tôn lạc’ và ‘phù lạc’ để đạt được hóa cảnh thập nhị giai. sau đó tu luyện giả sẽ có quá trình kết nối toàn bộ kinh lạc, mạch lạc, biệt lạc, kinh cân để tiến lên nhân sơ cảnh, chính thức bước vào tu luyện giới, đặt nền móng cho việc tu luyện sau này.
việc đả thông đại lạc mạch đối với kinh thiên cũng không mấy khó khăn, chỉ cần có đầy đủ linh khí, thời gian tu luyện tích lũy đầy đủ là có thể đả thông được đại lạc mạch. tu luyện giả ở thế giới lạc hồng cũng không mấy khó khăn để có thể hoàn thành bước này. sau khi đạt tu vi hóa cảnh bát giai một thời gian rồi thì việc kinh thiên hoàn thành bước này để đạt đến hóa cảnh cửu giai cũng chỉ là nước chảy thành sông.
đạt được hóa cảnh cửu giai không chỉ số lượng linh lực trong đan điền của kinh thiên được tăng lên mà chất lượng linh lực cũng tăng lên đáng kể. chính điều này làm cho kinh thiên cảm thấy sảng khoái, cơ thể như được lột xác lần nữa. việc tu luyện ‘kinh thiên quyết’ và ‘ngũ hành thần thể’ là hai môn công pháp bắt buộc cùng tu luyện vì nó có tính tương hỗ lẫn nhau. luyện thể làm cho thân thể của kinh thiên trở lên rắn chắc hơn, mở rộng hơn, giống như bình chứa và con đập, càng chắc chắn, càng mở rộng thì các chứa được nhiều. khi linh lực tăng lên giúp cho việc tu luyện ‘ngũ hành thần thể’ cũng tăng lên, vì rèn luyện gân cốt kinh mạch cũng phải cần có linh lực gột rửa và bồi dưỡng. đó cũng là lý do tu luyện giả không cần nhất thiết cứ phải tu luyện một môn luyện thể, bởi mỗi lần thăng cấp tu vi, thì linh lực sẽ tiến hành cải tạo, gột rửa thân thể một lần.
trên thế giới lạc hồng thì trong không khí chứa đựng năng lượng để tu luyện giả có thể hấp thu vào trong cơ thể thông qua các huyệt đạo trên cơ thể để tu luyện. năng lượng đó được gọi là linh khí, tùy từng khu vực, địa điểm mà nồng độ linh khí khác nhau, có nơi linh khi dày đặc, có nơi linh khí loãng. khi linh khí được tu luyện giả hấp thu luyện hóa đưa vào trong cơ thể thì sẽ chuyển hóa thành linh lực lưu tại đan điền hoặc tại các huyệt vị trong cơ thể tu luyện giả, tùy vào từng loại công pháp. đa phần các loại công pháp tu luyện đều lưu giữ linh lực trong đan điền, chỉ có một vài công pháp tu luyện đặc thù có thể lưu linh lực tại các huyệt vị.
linh lực chứa đựng trong đan điền sẽ theo kinh mạch, lạc mạch, kinh cân, huyệt vị lưu chuyển khắp cơ thể để nuôi dưỡng, củng cố toàn bộ hệ thống kinh lạc trong cơ thể. sau khi đi hết một vòng cơ thể thì linh lực lại trở về đan điền hay trở về nơi lưu trữ linh lực, vòng tuần hoàn này trong tu luyện giới gọi là một vòng chu thiên. các công pháp khác nhau thì vòng chu thiên cũng khác nhau. ví dụ trong thời gian một phút với công pháp phàm cấp tu luyện giả ở hóa cảnh nhất giai, thì chỉ lưu chuyển được một vòng chu thiên. khi tu vi tăng lên thì lưu lượng linh lực lưu chuyển và số vòng lưu chuyển cũng tăng lên. cùng cấp bậc tu luyện đó thì tu luyện giả tu luyện công pháp nhân cấp, địa cấp, thiên cấp lại có lưu lượng linh lực và số vòng lưu chuyển chu thiên nhiều hơn. đó cũng chính là cơ sở để phân biệt cấp độ của các công pháp tu luyện. công pháp có số vòng chu thiên và lưu lượng vận chuyển linh lực càng nhiều trong thời gian càng ngắn thì phẩm cấp của công pháp đó càng cao.
ổn định tu vi ở hóa cảnh cửu giai, kinh thiên bắt đầu tu luyện tiếp vũ kỹ ‘thái cực đơn đao’ lúc này vũ kỹ có chút tiến bộ nhưng không nhiều lắm. qua đó kinh thiên hiểu rõ hơn, khi tu vi của kinh thiên tăng lên thì tu luyện vũ kỹ cũng sẽ tăng lên, bởi lúc đó có sự hỗ trợ về linh lực, tốc độ lưu chuyển linh lực trong cơ thể sẽ khiến kinh thiên thi triển chiêu thức ngày càng thuần thục và lợi hại hơn. đó là tu luyện giả ở hóa cảnh thì linh lực chỉ lưu chuyển trong cơ thể mà chưa thể thích phóng ra ngoài. nếu tu luyện giả đạt đến nhân cảnh linh lực có thể hóa khí đẩy xuất ra ngoài cơ thể thì việc sử dụng các chiêu thức, vũ kỹ sẽ còn lợi hại hơn rất nhiều so với việc hiện tại kinh thiên chỉ sử dụng sức trâu của mình thi triển võ kỹ.
trong thời gian hơn một tháng sau đó cuộc sống của kinh thiên cũng không có nhiều thay đổi. buổi tối kinh thiên dành thời gian tu luyện ‘kinh thiên quyết’ và ‘ngũ hành thần thể’. ban ngày kinh thiên vào rừng tìm kiếm linh dược, linh thảo, tài nguyên để tích lũy chút ít tài sản, và chủ yếu là tìm kiếm thú rừng làm thức ăn. đôi khi kinh thiên ăn thú rừng chán quá thì lại đem về trấn quy phong bán lấy tiền mua đồ ăn mà kinh thiên thích. những lúc rảnh rỗi kinh thiên lại đem ‘minh văn cơ sở lục’ ra nghiên cứu, vì kinh thiên thực sự đam mê môn này và anh cho rằng trận pháp sau này có thể sẽ giúp ích cho bản thân rất nhiều. tuy nhiên không phải lúc nào kinh thiên cũng nghiên cứu minh văn, vì kinh thiên còn muốn trở thành luyện đan sư vì cái nghề nghiệp này mới thực sự đem đến cho kinh thiên cơ hội kiếm nhiều linh thạch, tài nguyên tu luyện. tuy rằng chưa thể luyện đan nhưng kinh thiên cũng bắt đầu hiểu hơn về luyện đan, đan phương, các loại linh dược, linh thảo, tính chất, dược lực, phương pháp sơ chế…
và đặc biệt kinh thiên cũng bắt đầu thử tập tu luyện pháp quyết luyện đan. pháp quyết luyện đan của lão giả dưới đáy cốc để lại là một pháp quyết cao thâm và cao cấp. pháp quyết luyện đan bao gồm hai phần chính. phần một là khống hỏa, người luyện đan phải tu luyện được khống hỏa thuật cao siêu, vì tùy theo từng loại dược liệu mà mức độ nhiệt hỏa khác nhau, tùy theo loại đan dược mức độ