Kỳ Án Ánh Trăng

Phần Dẫn 1&2


trước sau

Ánh trăng lạnh lẽo soi trên đôi vai gầy guộc của Tưởng Dục Hồng, cô thấy lành lạnh. Lẽ ra đêm xuân không nên có cảm giác này mới phải. Cô cười thầm và trách mình thật chẳng ra sao: sao mình lại sợ hãi thế nhỉ? Có đúng là tại cái nơi mình định đến lúc này không?

Ánh trăng sáng trong bao phủ khu nhà nhỏ hai tầng cách chỗ cô đứng không xa. Đó là khu nhà kiểu Châu Âu đc xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ này, nghe nói đó là khu nhà cổ nhất trong đai học y, nay đc dùng làm phòng thực nghiệm giải phẫu học. phía bắc là cửa ra vào duy nhất, đó là một vòm cuốn khá dày, như kiểu hang đá. Lúc này nhìn vào, thấy vách cửa xám đc ánh trăng soi trắng nhợt, bóng của mái vòm và ban công in xuống nền, làm cho phía trong cửa vòm tối om khác thường, hình như trong đó đang chứa đựng những thứ gì đó rất đáng sợ.

Nếu ngày mai không phải làm bài thi giữa học kì môn giải phẫu thì cô đã chẳng phải nửa đêm một mình đi vào khu nhà mà bên trong đâu đâu cũng bày các xác chết đủ loại cùng các đoạn chân tay dài ngắn và nồng nặc mùi phooc-môn. Trong trường đại học Y này lâu nay vẫn đồn đại một chuyện bí ẩn kỳ dị về phong thực nghiệm giải phẫu. chuyện thường xảy ra về đêm khuya, nhân vật chính có thể là một quái nhân thích ăn thịt các xác chết, có thể là một con ma hung ác, hoặc một cô hồn đầy oán hận; các nạn nhân phải hứng chịu đều là các sinh viên y khoa vô tội. Với các sinh viên y khoa, sau khi kết thúc giờ tự học lúc 11 giờ mỗi đêm, thì nơi đây trở thành một vùng cấm địa. Tối nay Dục Hồng đã cùng các bạn đến đây ôn bài, rồi tắt đèn trước lúc chuông báo hết giờ, sau đó họ cùng trở về kí túc xá. Đến nơi rồi, Dục Hồng vẫn trăn trở mãi, cô cảm thấy mình ôn tập chưa được chu đáo, bèn quay lại đây.

Đang suy nghĩ miên man, thế rồi cô đã đứng trước cửa vòm cuốn. các mẫu chuyện đồn đại về ma quỷ liệu có thật không? Tim cô đập dần nhanh hơn.

Để tự trấn tĩnh, Hồng đành nhè nhẹ nhắm mắt và thầm cầu nguyện… cô dường như nhìn thấy dòng máu đang chảy mạnh trong tim mình, tuy nhiên cô vẫn bước qua bậu cửa xi măng khá cao để vào khu nhà thực nghiệm giải phẫu. sau bậu cửa là năm bậc thềm rồi đến cánh cửa gỗ. Dục Hồng nắm vào tay nắm cửa bằng đồng, nghĩ bụng “Lúc này mình quay ra vẫn chưa muộn.”

Bỗng một điệu nhạc du dương từ phía trong vọng ra. Dục Hồng chững lại, chăm chú lắng nghe. Hình như có tiếng người thì thầm, để ý nghe kỹ hơn, còn thấy các âm thanh lách cách do đồ thuỷ tinh va chạm nhẹ phát ra. Thì ra là một buổi liên hoan.

Có lẽ là một nhóm sinh viên năm cuối cấp muốn đến đây thư giãn. Dục Hồng hít sâu một hơi, rồi mở rộng cánh cửa lớn của phòng thực nghiệm giải phẫu…

Một tháng sau. Giảng viên phụ đạo Lục Bỉnh Thành bước vào khu ký túc xá nữ. lòng anh đang bộn bề, nặng trĩu rất nhiều nghĩ ngợi, anh lên gác rồi dừng lại trước phòng 405. anh thoáng đứng yên một lát rồi nhè nhẹ gõ cửa. Sau khe cửa hé mở là khuôn mặt của Tiêu Tĩnh.

“chào thầy Thành!”

“Bạn ấy thế nào rồi?” Thành khẽ hỏi.

“Lúc ổn lúc không, có lúc vẫn rất tỉnh táo như ngày trước nhưng bất chợt lại bắt đầu nói những câu kỳ cục.” Tiêu Tĩnh cũng cố hạ giọng nói thật khẽ.

“Thầy Thành đến phải không? Sao Tĩnh không mời thầy vào trong nói chuyện?” Một giọng nữ trong trẻo vọng ra.

Dục Hồng mặc chiếc áo ngủ kẻ ca-rô đang uể oải ngồi bên cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Thành hơi lim dim mắt, trong đầu anh hiện lên hình ảnh cô gái Dục Hồng cách đây 1 tháng với mái tóc ngắn và khuôn mặt hồng hào đầy sức sống. thế mà giờ đây như biến thành một người khác hẳn. đã xảy ra chuyện gì thế?

“Thưa thầy, nghe nói thầy cũng tốt nghiệp ở trường này, thầy tốt nghiệp ở khoa nào ạ?” câu hỏi của Hồng hoàn toàn không mảy may gợn màu sắc bệnh lý nào.

Thành không cần suy nghĩ, trả lời ngay: “Tôi vào đại học năm 1961”

Dục Hồng hơi rung rung tấm thân mảnh khảnh, quay người lại với khuôn mặt tái nhợt: “Thế thì chắc thầy đã nghe nói về ánh trăng?”

Đôi lông mày rậm và đen của Bỉnh Thành nhíu lại anh nghĩ “Đây là vấn đề gì?”.

Dục Hồng thấy an lặng thì ngạc nhiên hỏi: “Thầy không biết thật à? Em cứ tưởng sinh viên thời ấy ai cũng từng nghe nói về ánh trăng.”

Lòng anh càng thêm trĩu nặng, khi bước ra khỏi cửa Thanh nói: “ các em giúp Hồng thay quần áo…sáng nay tổ chuyên gia hội chẩn quyết định bạn ấy cần đc điều trị chu đáo, cần phải nằm viện.”

Tiêu Tĩnh lập tức tròn xoe mắt: “ nằm viện tâm thần? chẳng lẽ không còn cách nào khác ư?”

“Tất cả đểu vì bạn ấy thôi!” Thành thở dài.

Dục Hồng nhanh chóng đc chuyển đến bệnh viện tâm thần, có lẽ vì mặc đồ trắng nên trông Hồng càng nhợt nhạt hơn cách đây một tháng. Mái tóc cô cũng dài thêm, một chòm tóc rủ xuống má khiến cho khuôn mặt của cô càng thêm ủ rủ.

Tiêu Tĩnh rơm rớm nước mắt đưa Dục Hồng vào nằm viện cô cũng trải qua một tháng trời buồn bã. Hồng đưa mắt xuống, khẽ nói: “ Em biết khoa và nhà trường lo cho em, em sẽ chịu khó chữa bệnh và nghe lời bác sĩ Đình để có thể sớm trở về học tập cùng các bạn”

Mấy câu nói của cô hoàn toàn không có vẻ tâm thần gì cả. Tĩnh nhỏ nhẹ nài xin: “Thưa thầy chúng ta nên đón Hồng về sớm. bác sĩ Đình thấy cô ấy đã rất tỉnh táo phải không?”

Bác sĩ Đình nói: “ ngày mai khoa chúng tôi có cuộc họp đánh giá, tôi sẽ nhanh chóng thông báo kết quả đến nhà trường.”

Nhưng đúng lúc Tiêu Tĩnh thấy nhẹ nhõm thì Dục Hồng bỗng nói giọng pha chút lạnh lung: “Tôi có một thắc mắc lớn, xin hỏi thầy Thành: thầy chưa nghe nói về ánh trăng à?”

Bỉnh Thành vốn nghĩ bệnh trạng của Hồng đã có chuyển biến tốt, lúc này anh thất vọng nhìn sang bác sĩ Đình, hình như muốn nói: “Tại sao lại vẫn thế này?”

Bỉnh thành thở dài : “Hồng hãy chịu khó nghỉ ngơi, đừng nghĩ ngợi nhiều quá.”

Tiêu Tĩnh cố nén nỗi thương cảm đang dâng trào, dịu dàng nói: “ hôm nay là 16 tháng 4, cậu hãy phối hợp điều trị cho tốt, chắc chắn sẽ kịp chung vui chào mừng sinh nhật Đảng ngày 1 tháng 7”

Dục Hồng chợt biến sắc: “hôm nay là ngày 16 tháng 4 à?” đôi mắt cô ánh lên nỗi kinh hãi cực độ, hơi thở cũng gấp gáp hơn.

Cô tiếp tục nói: “ thầy Thành với bác sĩ Đình và các bạn tạm lui ra được không? Em có việc cần nói riêng với Tiêu Tĩnh.”

Bác sĩ Đình và Bỉnh Thành ra hiệu cho mọi người ra ngoài, rồi khép cửa lại. nhìn qua cửa kính chỉ thấy Hồng nắm tay Tĩnh rất căng thẳng và xúc động nói gì đó, mặt Hồng đẫm nước mắt. Tiêu Tĩnh hết sức hoang mang và không ngớt gật đầu.

Một lát sau Tĩnh đẫn đờ bước ra ngoài, thẩy Thành vội vã hỏi ngay: “Hồng đã nói với em những gì?”

Tiêu Tĩnh buồn rầu nhìn Dục Hồng sau đó im lặng một lát rồi nhỏ nhẹ nói: “thực ra chẳng có gì cả bạn ấy nói…cháu là bạn tốt nhất của bạn ấy.”

Sau tiếng còi báo tắt đèn, Tiêu Tĩnh vẫn trằn trọc mãi. Những lời của Hồng nói trong tiếng khóc và nước mắt vẫn vẳng bên tai cô rõ rệt. đến nay cô vẫn nữa tin nữa ngờ.

Ngoài cửa sổ ánh trăng sáng trắng như tuyết. Tiêu Tĩnh mất ngủ, lúc này đầu óc cô rối bời: ánh trăng mà Dục Hồng nói, thực ra là cái gì? Ánh trăng ngoài kia đẹp thế sao lại làm cho Dục Hồng vốn cởi mở hoạt bát trở nên như vậy?

“reng reng reng…” chiếc đồng hồ báo thức đặt ở đầu giường bỗng reo vang. Tiêu Tĩnh kinh ngac ấn nút đèn, kim đồng hồ chỉ đúng 12 giờ. Cô thấy trong lòng ớn lạnh: sao lại thế này? Mình đã đặt chuông báo thức lúc nữa đêm bao giờ đâu nhỉ?

Nỗi tuyệt vọng chầm chậm lan tỏa trong cô: chẳng lẽ…chẳng lẽ những điều Hông nói đều là thật hay sao?

Một cơn gió chợt thổi vào, cửa sổ phòng kí túc xá vẫn kêu kèn kẹt. gió thốc vào trong màn, toàn thân Tiêu Tĩnh râm ran nổi da gà. Sao lạnh thế này?

Cô khoác áo ngồi dậy, xuống giường rồi ra đóng cửa sổ. nhưng khi đến gần cửa sổ, chân cô bỗng như bị chon chặt xuống đất.

Tiếng đàn violon chậm rãi dịu êm từ ngoài cửa sổ vọng đến, bồng bềnh trong ánh trăng. Tiêu Tĩnh bỗng như rũ bỏ hết mệt mỏi, mọi thứ xung quanh cô trở nên trong trẻo tinh khôi, những phiền muộn hôm qua, những nỗi bất an ngày mai đều tiêu tan theo khúc nhạc. vĩnh viễn níu giữ đc cái cảm giác tuyệt vời thế này thì tốt biết mấy.

Hình như ở ngoài cửa sổ chính là cái vĩnh viễn tốt đẹp ấy. Trong khoảnh khắc Tiêu Tĩnh nhãy ra khỏi cửa sổ, cô mới nhớ tới lời dặn dò của Dục Hồng, nhưng tất cả đã muộn. cô thét lên thê thảm, nhưng tuổi xanh đã ra đi không bao
giờ trở lại nữa.

Mùa xuân năm 1982.

Hạ Tiểu Nhã không ngờ mình lại đứng trước cửa khu nhà giải phẫu vào lúc nửa đêm, bầu trời đang phủ kín mây đen. Còn nhớ buổi tối đầu tiên mới vào học, Tiểu Nhã và các bạn nữ cùng ký túc xá đã nói tường tận những câu chuyện ma quái liên quan đến phòng thực nghiệm giải phẫu: nghe nói trong đó mỗi xác chết, mỗi khúc cánh tay cẳng chân đều gắn liền với một câu chuyện rùng rợn, và đều dính dáng đến một hồn ma bơ vơ. Những câu chuyện ấy đã khiến cô ngủ không yên mấy đêm liền, cô hối hận vì mình đã chọn nhầm ngành học. Nhưng đêm nay thì khác. Sau những đợt thực nghiệm giải phẫu cơ thể động vật sống, và gần một nửa học kỳ vừa rồi học tập giải phẫu cơ thể người, cô đã gạt bỏ được nỗi khiếp hãi đối với cơ thể sinh vật, và hoàn toàn không tin vào những truyền thuyết ma quỷ này nọ. Chủ nghĩa duy vật là nền tảng của y học hiện đại, nếu đến giờ mà vẫn mê tín những chuyện thần thánh ma quỷ nhố nhăng thì đúng là mình đã chọn nhầm ngành nghề rồi.

Nhưng tại sao lúc này đứng trước cửa vòm cuốn của khu nhà giải phẫu, mình lại hơi run run? Có điều gì đáng để sợ như thế chứ?

Hiện nay là thời đại mà con người vô cùng khao khát tri thức. Tiểu Nhã xuất thân trong một gia đình công nhân bình thường, vì thế cô càng nâng niu cơ hội được tiếp thu nền giáo dục ở bậc đại học. Mai là ngày thi giữa học kỳ về môn giải phẫu học, cô đã ôn tập khá đầy đủ, tuy nhiên mục tiêu của cô là phải giành được điểm tuyệt đối. Đúng thế, vì cô là con người luôn theo đuổi sự hoàn thiện trong tất cả mọi việc. Cô hiểu rằng nếu có thể nghiên cứu tiêu bản cơ thể nhiều hơn các bạn khác một lần, thì khả năng giành điểm tuyệt đối, được xếp thứ nhất, được học bổng sẽ càng lớn hơn. Cho nên đêm nay Tiểu Nhã không về ký túc xá, sau khi tiếng chuông báo tắt đèn vang lên, cô bèn đi một mình đến đây để ôn tập các tiêu bản.Tại sao bậu cửa vào khu nhà giải phẫu lại cao đến một thước nhỉ?

Cô nghĩ ngợi lan man, cô muốn xua tan nỗi sợ hãi.

Đúng thế, chắc là ngày xưa người ta mê tín kiểu phong kiến: các xác chết không thể co đầu gối, nên chỉ cần xây cao bậu cửa thì chúng không thể chạy ra ngoài. Quá ư là hão huyền! Gió nhè nhẹ thổi, Tiểu Nhã thấy hơi lạnh.

Hay là quay về vậy?

Thế thì hèn, hèn quá. Tiểu Nhã rất ghét mình đôi khi bất chợt giở tính khí trẻ con. Cũng như các nữ sinh viên cùng lứa tuổi, thần tượng của cô là bà Ma-ri Quy-ri. Nhưng với ý nghĩ vừa rồi, có lẽ muốn làm người hầu cho Ma-ri Quy-ri cũng không xong. Tiểu Nhã bước vào màn tối đen kịt rồi đấy cánh cửa phòng thực nghiệm giải phẫu. Trước mắt cô bỗng le lói ánh sáng, cô vội rụt tay lại, suýt nữa thì ngã.

Thì ra là vừa lúc ánh trăng lọt qua áng mây dày rồi tỏa sáng xuống mặt đất. Nhát thế này thì sau này chẳng làm nên cái gì ra hồn. Tiểu Nhã ngán ngẩm nghĩ như vậy. Để chiến thắng bản thân, cô đã lấy hết can đảm mở toang cánh cửa phòng thực nghiệm giải phẫu.

Thầy phó văn phòng phụ trách sinh viên Y khoa Lục Bỉnh Thành ngồi chiếc xe Jeep của trường đi đến bệnh viện tâm thần. Gặp bác sĩ Từ Hải Đình, câu đầu tiên ông hỏi ngay: ” Lần này chắc anh đã xác định cô ấy đã hoàn toàn bình phục rồi chứ?”

Hải Đình chưa thể hiện ngay sự không vui, ông nhớ lại chuyện cũ, thấy rằng cũng không thể trách thầy giáo Bỉnh Thành đa nghi, bèn nói: “Thầy Thành cứ xem xét đi. Chẳng phải mình tôi quyết định cho cô ấy ra viện, mà hai vị chủ nhiệm kỳ cựu hội chẩn cũng đã gật đầu.”

“Cô ấy không nhắc đến ánh trăng gì gì nữa chứ?”

Bác sĩ Đình lắc đầu.

Hạ Tiểu Nhã đã gầy đi nhiều, nhưng đôi mắt vẫn rất có sức sống, thấy Bỉnh Thành, được biết là mình sẽ được về trường nên cô vui mừng khôn tả, hoàn toàn không có vẻ bệnh tật gì hết, tươi cười hỏi luôn: “Thầy Thành, các bạn vẫn khỏe chứ ạ? Em vẫn đang tự học, tuy em bị thiếu rất nhiều bài vở nhưng em vẫn muốn được thi kết thúc học kỳ.”

Bỉnh Thành thở phào, cười và nói: “Mọi người đều khỏe, đều ổn cả. Em vẫn cần chú ý nghỉ ngơi, có dự thi học kỳ không, không quan trọng. Em có kiến thức cơ bản vững vàng, khoa sẽ bố trí cho em thi lại vào dịp hè, chắc chắn em sẽ đuổi kịp tiến độ của các bạn.”

Anh lái xe họ Bành giúp Bỉnh Thành xách hành lý của Tiểu Nhã lên ký túc xá. Hành lang thì tối, khi sắp đi đến phòng 405, một nữ sinh mải vui chạy lại xô thẳng và anh lái xe, chiếc chậu rửa mặt rơi xuống đất, các thứ lược và bàn chải của Tiểu Nhã văng tứ tung.

Tiểu Nhã đi phía trước, bỗng ngoảnh lại kêu “ối”, rồi thả ngay hành lý đang cầm xuống đất, chạy lại nhặt các vật dụng của mình. Dưới ánh sáng mờ mờ của đèn hành lang, Bỉnh Thành thấy thấp thoáng vài tia sáng rất mảnh. Anh chăm chú nhìn, thấy Tiểu Nhã đang cầm một cái lược có phần gáy rộng, những tia sáng kia phát ra từ lưng cái lược. Anh sải chân bước tới, nhìn cái lược thật kỹ. Nó cũng là cái lược kiêm chức năng cặp tóc, mặt lưng của nó đính vài chục hạt đá quý, có viên màu huyết dụ, có viên màu đen, rất đáng để làm đồ trang sức. Chuyện cũ mấy năm về trước lại hiện lên trong óc, anh nhớ đến cô sinh viên bị bệnh tâm thần, trở về trường sau một năm thì nhảy lầu tự tử – tên là Tưởng Dục Hồng – cũng dùng cái lược như thế này.

Bỉnh Thành hạ thấp giọng khẽ hỏi: “Tiểu Nhã, cái lược này ở đâu ra?”

Tiểu Nhã nói: “Khi nằm viện, có một bác là mẹ của một bệnh nhân đã cho em, mới đầu em ngại vì nó rất đắt tiền nên không dám nhận. Nhưng bác ấy cứ ép phải nhận, em không cưỡng lại được.”

“Bệnh nhân ấy tên là gì?”

Em chỉ biết người ấy họ Uông, là bệnh nhân lâu năm, nhưng tuần trước đã ra viện rồi.”

Tiểu Nhã vội vã bước ngay vào phòng, các bạn đang sốt ruột đợi cô, thấy cô đã hoàn toàn tươi tỉnh như xưa, nỗi lo lắng của mọi người đều vợi đi quá nửa, căn phòng nhỏ bỗng tràn ngập tiếng nói cười vui vẻ.

Ngồi lái xe quay về, anh Bành vẫn không nén được bèn hỏi Bỉnh Thành: “Thầy Thành ạ, anh em ở phòng bảo vệ vẫn nhắc đến vụ mưu sát 405 , có phải nó là căn phòng 405 ở đúng ký túc xá ấy không?” Vụ mưu sát 405 đúng là một bộ phim phá án đáng sợ mà thời kỳ đó ai ai cũng biết.

Bỉnh Thành nói không mấy mặn mà: “Họ toàn nói vớ vẩn, đúng là ký túc xá đã từng xảy ra vài vụ chết người nhưng đều là tự tử. Gần đến kỳ thi cuối học kỳ, do áp lực trong học tập quá lớn nên dẫn đến mà thôi.”

Một tháng sau, khi anh Bành đang trong phòng trực ban lái xe thì một hồi còi hú thê thảm của xe cấp cứu làm anh bừng tỉnh. Chỉ nghe thấy những bước chân vội vã ở phòng bảo vệ kề bên, mọi người chạy đi chạy lại tíu tít. Anh mặc áo chạy ra, thấy có người gọi: “Anh Bành hãy trực ở vị trí của mình, kí túc xá có một nữ sinh khoa Y nhảy lầu, anh ở đó mà trực điện thoại, nhất định sẽ có lãnh đạo khoa xuống hiện trường.”

“Ở phòng nào thế?” Bành hỏi lại.

“405.”

Bành chợt thấy gáy mình lạnh toát.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện