21.
Anh ấy đi từng bước một nhẹ nhàng tiến về phía tôi, đứng thẳng trước mặt tôi.
Nhìn xuống đôi mắt đỏ hoe của tôi, anh thấp giọng thở dài: "Sao em lại khóc?"
Tôi ôm chặt bông hoa vào lòng, vẫn nhìn anh không chịu nói lời nào.
Trước đó khi chưa gặp được anh, tôi xúc động mãnh liệt như thế, ấy mà bây giờ tôi thậm chí còn không dám vươn bàn tay ra sờ vào người anh.
Thời Nghiên Lễ hơi cúi xuống, từ từ tiến lại gần, hơi thở ấm áp của anh ấy phả vào môi tôi.
Anh kiên nhẫn, dịu dàng dỗ dành tôi: “Phải đi một con đường rất dài mới gặp được em, nên ngoan, đừng khóc nữa.”
Anh ấy không dỗ tôi thì không sao, nhưng khi dỗ tôi, tôi bật khóc.
Đau lòng quá.
Mấy năm nay, anh để tiến đến gần tôi, mỗi ngày mỗi đêm đều phải chịu đựng đau đớn.
Ở cái tuổi đầy dằn vặt, đau thương như thế, mà tôi không có ở bên cạnh nấu cơm giặt giũ cho anh, tình cảm có nhưng lực bất tòng tâm không thể làm gì cả, khiến trái tim tôi tan nát.
Tôi khóc rất thê thảm, anh vừa bất lực vừa đau khổ, còn cẩn thận lau nước mắt cho tôi.
"Ngốc ạ, đừng buồn nữa, hiện tại anh không phải rất tốt sao?"
"Nào, để anh ôm một cái."
Buổi chiều tàn cuối thu, gió thu mát mẻ hơn trước, anh nhẹ nhàng kéo tay tôi, nhiệt độ đầu ngón tay anh còn lạnh hơn cả gió.
Tôi nhào vào vòng tay anh khóc, vòng tay ôm chặt lấy anh.
Vì sợ một khi buông tay, anh sẽ biến mất.
Bàn tay anh liên tục nhẹ nhàng vỗ vào lưng tôi, giống như vuốt ve một viên ngọc quý, không dám dùng sức quá mạnh.
Để có thể ôm lấy nhau, chúng tôi cùng nhau bước cả chặng đường dài.
Con đường đó thực sự rất khó khăn mệt mỏi.
Nhưng chúng tôi đã rất nỗ lực và kiên định tiến về phía đối phương.
Thời Nghiên Lễ đau ốm bệnh tật triền miên mấy năm, nhưng vẫn có rất nhiều người nhớ đến anh.
Sinh viên đến thăm anh lần lượt đến rồi đi, vài sinh viên quen thuộc trong phòng thí nghiệm của anh lúc đầu vẫn khá dè dặt mà gọi tôi một tiếng: "Giáo sư Phương."
Số lần đến càng nhiều, bọn chúng càng trở nên mạnh dạn hơn.
Vào một buổi chiều bình thường, Thời Nghiên Lễ vừa ngủ trưa thức dậy, tôi đang ở trong phòng làm việc thì học sinh của anh đến. Vừa đi vào đã có người hỏi luôn một câu: "Thưa giáo sư, sư mẫu đâu rồi?"
Thời Nghiên Lễ có lẽ cũng có chút bị bất ngờ, nửa giây sau anh mới lên tiếng với giọng trầm ấm: "Cô ấy đang ở trong phòng làm việc."
Anh ấy hướng về phòng làm việc gọi tên tôi. Tôi đang trầm ngâm suy nghĩ gì đó nên không thể lập tức trả lời anh ngay.
Từ khi tái hợp, tôi chưa bao giờ dám đòi hỏi quá nhiều, nhưng khi nghe đến “sư mẫu” này, lòng tôi nóng bừng, có một chút háo hức và mong đợi.
Thời Nghiên Lễ đẩy cửa bước vào, đặt tay lên vai tôi, nhẹ nhàng hỏi: "Em không nghe thấy anh gọi sao?"
Anh nghĩ thiết bị cấy ghép hỗ trợ thính giác trong tai tôi không hoạt động tốt lắm.
“Em đang nghĩ đến một số chuyện.” Tôi nắm lấy tay anh, đầu ngón tay nhẹ nhàng vuốt ve qua lại trên mu bàn tay anh, nơi có những đường gân nổi lên, một dòng suy nghĩ chớp nhoáng nhảy ra trong đầu tôi, tôi ngập ngừng mở miệng: “Hay là, chúng ta...”
"Thiết bị Di Thanh mới chuẩn có mặt trên thị trường rồi, tìm một ngày đẹp trời, anh đưa em đi làm phẫu thuật."
Kết hôn đi - ba chữ này còn chưa nói ra, nhưng Thời Nghiên Lễ dường như đã cảm nhận được điều gì đó nên cắt
ngang lời tôi.
Tôi biết rằng Thời Nghiên Lễ thực sự biết tôi định nói gì.
Nhưng anh cố tình né tránh nên tôi đã nuốt lại ba chữ đó.
Phải, anh luôn sợ con đường sắp tới sẽ dừng lại, anh không muốn bỏ tôi lại với những gông cùm sau lưng.
Tôi không muốn ép buộc anh, vì vậy chủ đề này đã âm thầm bị bỏ qua.
Dưới sự sắp xếp của Thời Nghiên Lễ, tôi trở thành người cấy ghép đầu tiên của Di Thanh.
Đây chỉ là một ca phẫu thuật động chạm vô cùng nhỏ, nhưng trên bàn mổ Thời Nghiên Lễ còn hồi hộp hơn cả tôi, vì sợ tôi đau nên hài hước an ủi: "Nếu đau thì mắng Thời Nghiên Lễ là tên khốn, anh ta đã nghiên cứu cái quái gì vậy? Như vậy em sẽ quên đi đau đớn.”
Tôi bị anh làm cho buồn cười: "Em không nỡ mắng anh đâu."
Cuộc phẫu thuật không hề đau, tôi cảm thấy mình như một đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời.
Trợ thính điện tử cũ có tốt đến đâu cũng không giống như Di Thanh, khi cấy vào người không có cảm giác như có dị vật trong tai, cảm giác như nó đã hòa vào người mình vậy.
Nếu tôi không nói ra, sẽ không ai phát hiện ra tôi bị khiếm thính nữa.
Trong những năm tháng dài đằng đẵng trước kia, trước ánh mắt thương hại và khinh thường của người khác, tôi luôn cảm thấy bản thân kém cỏi và bất lực đến mức không dám nhìn thẳng ra thế giới này.
Thời Nghiên Lễ biết tất cả mọi thứ, cẩn thận bảo vệ lòng tự trọng của tôi, không bao giờ nói một lời, nhưng giữ lại tất cả tiếng nói của cả thế giới với tôi.
Sau khi Di Thanh được đưa lên thị trường, phóng viên muốn phỏng vấn Thời Nghiên Lễ nhưng đều bị từ chối, nhưng cô ấy vẫn cứ liên tục gửi thư mời phỏng vấn.
Thời Nghiên Lễ cảm động trước sự chân thành của cô ấy nên đã đồng ý.
Nữ phóng viên bật khóc khi gặp anh, liên tục kể về việc anh trai cô bị điếc, nhưng bây giờ thì anh trai cuối cùng cũng đã nghe được âm thanh, cô rất cảm kích hướng về Thời Nghiên nói với anh.
"Anh thật là một người vĩ đại." Cô liên tục nói.
Thời Nghiên Lễ trước đến nay bao giờ thích những lời khen này, cười hài hước nói: "Cô nói quá rồi, có thể cô không tin, nhưng tôi nghiên cứu ra Di Thanh chỉ để làm vui lòng người yêu tôi".
Thấy anh không thích xu nịnh, nữ phóng viên tiếp lời anh: "Cô ấy hẳn là người rất tốt mới được anh yêu như vậy?"
Lúc này, đã vào giữa mùa đông, khung cửa sổ phủ đầy tuyết trắng, nụ cười trên khóe mắt Thời Nghiên Lễ như làm tan đi mùa đông lạnh giá.
"Cô ấy à! Cô ấy là mặt trời duy nhất trong cuộc đời tăm tối của tôi."