Căn phòng của Kế Duyên bên trong phi chu không rộng lắm, nhưng được cái yên tĩnh.
Sau khi trở về phòng riêng, hắn chủ yếu là đọc và viết sách.
Ngoài “Diệu Hóa Thiên Thư” đã hoàn thành, Kế Duyên vẫn đang tiếp tục viết phần hạ cho “Thiên Địa Diệu Pháp.”
Có thể nói, hai bộ sách “Thiên Địa Diệu Pháp” và “Diệu Hóa Thiên Thư” là một bản tổng hợp về nhiều điểm đáng tự hào của Kế Duyên trong quá trình từ khi hắn vừa bước chân vào việc tu hành cho đến nay.
Đồng thời, đó cũng là một kiệt tác trong quá trình tu hành và nhận thức của chính hắn, vốn dĩ biết bao tâm huyết.
Trong phần thượng của “Thiên Địa Diệu Pháp,” cũng có một số cải tiến xuất phát từ việc Kế Duyên thôi diễn diệu pháp ấn quyết của Phật giáo.
Ví dụ như, Tam Chỉ Hám Sơn ấn mà hắn từng dùng qua cũng không cần phải bấm các ấn như “Phá, hành, trấn, thúc, khai.” Mặc dù nguồn cảm hứng và cơ sở cho sự cải tiến này được hình thành từ Phật ấn và quá trình luận đạo với Minh vương, nhưng hiện tại đã có điểm khác nhau về bản chất.
Ấn quyết của Phật đạo dựa vào pháp lực của bản thân và sự lĩnh ngộ về Phật hiệu, có niềm tin vào Phật tâm để loại bỏ các chướng ngại tà ác.
Thay vì thừa nhận rằng dùng chân ngôn là để phối hợp với ấn quyết, hắn lại xác định đó là một hình thức cả hai tương hỗ lẫn nhau, còn xuất phát điểm là không phụ thuộc hay liên quan gì nhau.
Người thi triển có thể dùng một cách độc lập, nhưng nếu kết hợp lẫn nhau sẽ cho ra uy lực mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, ấn quyết của Kế Duyên khác với ấn quyết của Phật đạo.
Bên cạnh việc không dùng chân ngôn, ngoại trừ cường độ pháp lực bản thân, điểm khác biệt lớn nhất chính là “ý cảnh” và khả năng lĩnh ngộ “thế” để rồi diễn hóa ra sau đó.
Hai người này lại dùng “Thiên Địa Diệu Pháp” để làm gốc rễ tu hành, thế nên cái gọi là Tam Chỉ Hám Sơn ấn cũng phải thể hiện ra ý cảnh ba đốt ngón tay có thể che lấp núi cao.
Ở một mức độ nhất định, phương pháp tu hành do Kế Duyên sáng tạo ra vẫn có yêu cầu rất cao về mặt thiên phú, nhưng trọng điểm lại khác với các tông môn tu tiên thông thường.
Ở những nơi khác, các tiên phủ rất xem trọng mặt tâm tính và căn cốt.
“Thiên Địa Diệu Pháp” chính là bộ thiên thư lấy tâm tính là chủ đạo.
Do đó, dù cơ bản là ngươi không hề có căn cốt tu tiên, nhưng nếu có thể thực sự mở rộng lòng dạ bao dung thiên địa, đúng là có gian nan chật vật thật đấy, nhưng chắc chắn có thể tu hành tiếp tục.
Và theo thời gian, tỷ trọng của phương diện “ý” có tác động lớn đến giới hạn ở trên.
Nhưng đối với phần thượng của “Thiên Địa Diệu Pháp,” pháp quan trọng hơn thuật.
Diệu pháp Thiên Địa Hóa Sinh là nền tảng của nền tảng; ấn quyết có thể học nhưng không cần quá đào sâu.
Trước khi viết xuống quyển sách này, Kế Duyên đã có một cuộc thảo luận kéo dài sáu năm với lão Long và nhóm người của lão ăn mày, và thành quả thu hoạch được sau chuyến luận Đạo ấy cũng không hề tầm thường.
Kế Duyên đã sớm quan sát kỹ càng về cách vận dụng “thế” của lão ăn mày và lão Long, từ đó mà bổ sung thêm một vài điểm mấu chốt cho ý tưởng ban đầu của mình.
Cho nên đến lúc viết đến phần hạ, cả pháp và thuật được hình thành đều quan trọng như nhau.
Ngoại trừ “Tinh thuật” - một phương diện mà Kế Duyên mượn nhờ điển tịch của Đạo giáo và thảo luận qua với Tần Tử Chu để tổng kết nên - vẫn không thay đổi, ấn quyết của phần thượng và một số diệu pháp cơ bản của Ngũ hành đã được bổ sung và chi tiết hóa rất nhiều.
Bên cạnh đó, hắn cũng dung nhập phần “ý” của Khúc Đạo ca trước đó vào bên trong.
Đương nhiên, cũng không phải là Kế Duyên đặt tất cả mọi thứ vào.
Ít nhất, là không thể dung hợp vào tất cả.
Với “Thiên Địa Diệu Pháp” hoàn chỉnh, cộng thêm “Diệu Hóa Thiên Thư” là đã đủ rồi.
Dù gì đi nữa, hai quyển thiên thư này đều rất tiêu hao tinh lực để biên soạn ra.
Bản thân Kế Duyên có thể nói là đã trực tiếp đứng ở vị trí thành tựu đỉnh cao, nhưng nếu bảo một người bắt đầu tu luyện theo pháp này ngay từ con số không - vậy cũng không hề dễ dàng, thậm chí là rất khó khăn.
Do đó, Kế Duyên và Tần Tử Chu đều tin rằng, những đệ tử bình thường mới nhập môn của Vân Sơn quan nên học điển tịch của Đạo môn, tu hành bản sách “Thế gian tu hành và pháp Tu tâm” từng được Thanh Tùng đạo nhân cải tiến qua trong ít nhất ba năm.
Sau đó, mới có thể thử xem qua “Thiên Địa Diệu Pháp.”
Với sự trợ giúp của hơn trăm chữ nhỏ, Kế Duyên có thể cảm thấy yên tâm hơn trong lúc soạn sách.
Hắn cũng không còn quá nhiều gánh nặng khi viết tiếp phần hạ của “Thiên Địa Diệu Pháp”.
Về bản chất, “thiên biến” chỉ xảy ra ở mỗi phần thượng mà thôi.
Khi viết phần hạ của “Thiên Địa Diệu Pháp”, Kế Duyên còn đặt quyển “Diệu Hóa Thiên Thư” ở bên cạnh, thỉnh thoảng cũng liếc qua xem.
Vốn dĩ, hai bản sách này có chút ít liên quan nhau, kể như là giúp cho Kế Duyên soạn sách càng trôi chảy hơn.
...
Từ lúc vào phòng riêng bên trong khoang phi chu, Kế Duyên cũng không đi ra ngoài nữa.
Môn nhân của Cửu Phong Sơn trong phi chu dĩ nhiên là cũng không dám quấy rầy hắn.
Mà lộ tuyến bay của Cửu Phong Sơn lúc này lại khác với Huyền Tâm phủ khi trước, và thời gian cũng ít nhiều lệch nhau.
Vì vậy, Kế Duyên đã ở trong phòng riêng suốt mấy tháng trời mà không ra ngoài.
Vào ngày hôm nay, Kế Duyên cũng đã viết xong một số chi tiết vụn vặt cuối cùng của phần hạ trong “Thiên Địa Diệu Pháp”, cũng kết thúc luôn trạng thái bế quan.
Kế Duyên đặt bút xuống, duỗi tay lên trời, co giãn phần lưng, khiến xương cốt trên người kêu răng rắc một cách thoải mái, thậm chí còn há miệng ngáp dài.
“Hơ...!hơ...!Không rõ tại sao có mấy người lại có thể ngồi yên không nhúc nhích suốt mấy chục năm hoặc đến cả hàng trăm năm ấy nhỉ...”
Kế Duyên lẩm bẩm, hiếm hoi khinh bỉ một câu.
Sau đó, hắn khẽ động ý niệm, bấm đốt ngón tay tính toán để rồi biết rằng mình đã quay về Vân Châu tại Đông Thổ.
Ba ngày sau, Kế Duyên đứng trên boong thuyền, nhìn về phương xa, lại có cảm giác như thể biển mây của bến Đỉnh Phong thuộc núi Nguyệt Lộc sắp chạm vào mi mắt.
Không như bến Nguyễn Sơn trở nên quạnh quẽ vì đại hội Tiên Du đã kết thúc, bến Đỉnh Phong nơi này không có quá nhiều khác biệt so với lúc Kế Duyên vừa đến đây.
Phi chu Cửu Phong Sơn đang từ từ hạ xuống; đã có rất nhiều người đứng chờ trên bến Đỉnh Phong.
Một số là người phàm đẩy xe thồ, trong khi nhóm còn lại chính là tiên tu và các loại tinh quái.
Hai vị tri sự của Cửu Phong Sơn đứng ở hai bên trái phải cạnh Kế Duyên.
Một lát khi Kế Duyên rời thuyền, họ phải cùng nhau đưa tiễn hắn.
Đây chính là lời nhắn của Chưởng giáo chân nhân, mà dù Triệu Ngự không đích thân ra lệnh thì hai người bọn họ cũng tuyệt đối không dám thất lễ.
Phải biết rằng, dù hầu hết các tu sĩ trong toàn