*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Phó Vân anh bình tĩnh, đầu tiên nhìn xung quanh một lượt, nhận ra đa số quan viên bị gọi vào thiên điện khá cứng tuổi, là những người xuất thân từ Hàn Lâm Viện, chỉ có nàng là người trẻ nhất.
Nàng còn nhìn thấy vài người thi cùng khóa với Phó Vân Chương, tại sao Chu Hòa Sưởng gọi nàng tới mà lại không gọi nhị ca?
Nội quan thúc giục bọn họ ngồi vào bàn.
Phó Vân anh kiềm chế sự nghi hoặc trong lòng, nghe theo lời nội quan, tìm được vị trí của mình, ngồi xếp bằng trên thảm.
Tuy điện rất rộng nhưng có sưởi ấm, ngồi xuống đất cũng có thảm nên không lạnh lắm.
Tuy vậy tay vẫn bị lạnh.
Nàng cầm đề thi trên bàn lên đọc kỹ, đúng là thi thật, tuy nhiên lại không giống với thi hương, thi hội thông thường, văn bát cổ, Tứ thư, sách luận, tính, luật, thiên văn địa lý, linh tinh đủ thứ, câu hỏi kiểu gì cũng có.
đã có những câu hỏi đề cập tới dân sinh như diêm thiết thủy vận, nông tang khí tượng [1], còn có thi từ ca phú nằm ngoài phạm vi khoa cử.
[1] Những vấn đề quan trọng nhất trong phát triển kinh tế dân sinh thời phong kiến. Muối (diêm) và sắt (thiết) chịu quản lý trực tiếp của nhà nước, đóng góp quan trọng
về thuế cho nhà nước. Thủy vận là vận tải đường sông, phương pháp chủ yếu để vận chuyển hàng hóa, quyết định việc buôn bán, mậu dịch. Việc làm ruộng (nông) và trồng dâu nuôi tằm (tang) là hai mảng quan trọng nhất trong nền nông nghiệp. Khí tượng chỉ khí hậu, thời tiết nói chung là yếu tố quyết định trực tiếp đến mùa màng, thiên tai...Vậy là Chu Hòa Sưởng định kiểm tra sự hiểu biết của quan viên với các vấn đề kinh tế dân sinh hay sao?
Hay là nhàn quá không có việc gì làm nên đùa cho vui?
Ngoài trời vẫn đang mưa, ngoài điện tiếng mưa rơi ào ào, nội quan đứng hầu xung quanh, trong thiên điện lặng ngắt như tờ.
Phó Vân anh hít sâu một hơi, không nghĩ tới những chuyện khác, tập trung tinh thần, sau khi suy nghĩ một lát liền đặt bút viết.