Chương 17: Lại một khúc đàn thâu tâm
Công chúa Triệu Mẫn Chi như thường lệ lại ghé qua thư trai để giết thời gian. Dạo gần đây nàng tự nhiên có thói quen lui tới nơi đây để nghe tên thư sinh kể chuyện. Tên thư sinh này cũng thật tài giỏi, chuyện đông tây kim cổ gì hắn cũng đều biết, giọng nói lại ngọt ngào khiến nàng ở bên nghe hoài không chán.
Mà thu hút nhất chính là gương mặt quá đỗi anh tuấn kia, một lần rồi lại một lần khiến nàng không nỡ rời ra.
“Liệu có thể giữ hắn lại bên cạnh làm sủng nô được không?”
Mẫn Chi giật mình vì suy nghĩ đó. Tuy nước Triệu Đảo của nàng cho phép buôn bán nô lệ, nhưng tuyệt đối không ua bán người có công danh. Kim Thành kia là thư sinh, ắt hẳn là người có công danh, không thể mua được. Nàng là công chúa không thể biết pháp mà phạm pháp.
Khuất sau rặng liễu ơ thờ chính là thư trai hắn thường có mặt. Mẫn Chi đã nhận ra bóng dáng nam nhân đang đứng bên cửa sổ, đôi mắt đăm chiêu ngắm nhìn mây trời xa xôi. Tên thị vệ định lên tiếng thông tri thì bị Mẫn Chi ngăn cản lại. Giây phút hắn đang suy tư thật là xuất thần. Dáng vẻ thật tao nhã đứng bên căn nhà trúc tạo nên một bức tranh mê đọng lòng người.
Ở Triệu Đảo này nam nhân từ nhỏ đã gắn liền với biển khơi. Công việc ngư phủ nặng nhọc khiến người nào cũng cơ bắp cuồn cuộn, làn da ánh bóng nâu đồng khoẻ mạnh. Đa số thanh thiếu niên đều là hạng võ phu ít học. Đất nước này thiếu thốn nhất chính là nam nhi chịu ngồi vào bàn đọc sách như hắn. Vì vậy, Triệu đế rất ân thưởng những người có học, vô cùng trọng đãi thư sinh. Thế nhưng số thư sinh cũng chẳng vì thế mà tăng lên được.
Mẫn Chi khẳng định, trong số những người có học thức à nàng gặp qua, thật hiếm có một người nào nho nhã tuấn tú, phong cách nhẹ nhàng thanh tao được như Kim Thành. Trái tim thiếu nữ mười lăm tuổi, lần đầu tiên đập mạnh thổn thức.
Giọng hắn cất lên ngâm nga một bài thơ ngắn. Thư sinh quả nhiên là thư sinh, chỉ nhìn trời nhìn mây cũng có thể làm được một kiệt tác như thế này. Tuy nàng không hiểu nghĩa cho lắm, nhưng giọng ngâm ngân nga như nhạc điệu làm say động lòng người. Đôi mắt hắn nhìn xa xăm buồn rười rượi.
- Kim công tử đang có tâm sự gì chăng? – Mẫn Chi nhẹ nhàng hỏi. Công chúa ma vương chưa từng biết dịu dàng với ai.
- A, công chúa giá đáo. Tiểu dân không kịp đón tiếp. – Lạc Thiên định hành lễ, đã có người sẵn tay nâng hắn lên.
- Miễn lễ, không cần quỳ.
- Công chúa hôm nay tâm tình thật tốt. Gương mặt cũng rạng rỡ sáng ngời như mùa xuân trên đại dương. – Hắn nhẹ nhàng tâng bốc.
- Có điều đó sao? – Mẫn Chi cảm giác hai gò má mình nóng ửng đỏ bừng
.
Lạc Thiên mỉm cười chân thật. Kế ‘thâu tâm’ đã đạt hiệu quả rồi.
- Công chúa hôm nay muốn nghe kể chuyện hay đánh cờ? – Lạc Thiên gợi ý.
Ba ngày hắn đã thử nhiều trò khác nhau. Kể chuyện thì nàng có vẻ thích nhưng hắn thật vất vả. Cứ mỗi lần dừng lại nàng liến hấp háy hỏi tiếp “Rồi sao? Như thế nào?” Ép hắn kể tới đau rát cổ họng mới thôi. Kỳ nghệ của nàng thật quá sức bình thường, chỉ cần chơi một chút là nàng hung hăng muốn lật đổ cả bàn cờ. Ngâm thơ đối câu thì càng dở tệ, chỉ ra vẻ tao nhã khen “Thơ hay, thơ hay” nhưng kỳ thực không hiểu nghĩa gì cả. Hắn vẽ tranh thì nàng lại có vẻ nhàm chám. Thực sự là phục vụ tiểu ma vương này không dễ dàng chút nào.
- Kim công tử hôm nay có thể vì bản cung mà xướng một khúc được không?
Giọng nói mê hồn của hắn khi ngâm thơ vẫn còn văng vẳng bên tai nàng. Nếu nghe hắn xướng một khúc mới thật là ý vị.
- Công chúa, tiểu dân không phải là người trong nghề, hát xướng thật không thuận. – Lạc Thiên từ chối.
Kể chuyện nàng đã ép hắn tới mức đó. Nếu xướng ca vừa tai, có thật sẽ bắt hắn suốt ngày giống như kỹ nô, múa hát làm nàng vui lòng chăng. Công tử hắn đây còn chưa xuống cấp đến mức đó.
- Hay để tiểu dân bồi ngài một khúc đàn.
- Người còn biết cầm nghệ nữa sao? – Mẫn Chi ngạc nhiên. Nam nhân này thật sự là tài hoa quá mức. – Người đâu, cấp đàn!
Theo lệnh của công chúa mấy tên người hầu liền nháo nhào đi tìm đàn. Dù sao đây cũng là thành của đảo chủ, những tên hầu cận đến từ kinh đô cũng không biết đường đi nước bước lắm. Vất vả một hồi mới tìm được trong kho binh khí của đảo chủ một cây thiết cầm. Chẳng lẽ nơi đây không ai phân biệt được nhạc cụ với binh khí sao.
Lạc Thiên nhận được cây đàn, mặt đầy kinh hỷ. Chất sắt thật tốt mới có thể tinh luyện thép sáng bóng đến mức này. Hắn vuốt ve mặt đàn, vung tay vỗ thử. Âm trong thuần chất, dẻo dai đàn hồi. Lạc Thiên so lại thử mấy dây. Có thể kéo mảnh, lại chịu được lực căng lớn. Hắn cơ bản không phải thưởng thức đàn mà là thưởng thức chất thép làm nên cây đàn đó. Việc chính của hắn trong chuyến đi lần này chính là thu mua mỏ sắt. Nếu tìm được xuất xứ cây đàn, có phải chăng sẽ tìm được mỏ quặng có phẩm chất tốt cỡ này.
Hắn sảng khoái gẩy gẫy dây đàn. Tiếng đàn trong trẻo vang lên, nao nao lòng người. Một khúc nhạc réo rắc hoà ca cùng lời thơ ngân nga.
“Hồ hải niên lai hứng vị lan.
Càn khôn đáo xứ giá tâm khoan.
Nhãn biên xuân sắc huân nhân túy,
Chẩm thượng trào thanh nhập mộng hàn.
Tuế nguyệt vô tình song mấm bạch,
Quân thân tại niệm thốn tâm đan.
Nhất sinh sự nghiệp thù khan tiếu,
Doanh đắc phù sinh lạc thế gian.”
(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm,