Cũng may sang đến ngày thứ 3 thì mọi thứ dần ổn, Những cơn đau không còn làm Hạnh khổ sở nữa. Mà Hạnh cũng dần thành thạo hơn trong cách cho con ti và vệ sinh cho con. Mẹ chồng cô mà marie thay phiên nhau ở lại với cô, chồng cô ngày nào cũng vào viện, thời gian chủ yêu là ngắm con gái, lâu lâu với liếc nhìn hạnh một chút rồi thôi.
Có đôi chút tủi thân, nhưng rồi Hạnh lại tự an ủi mình rằng: thôi thì ít nhất anh ta cũng biết quan tâm đến con, thế là mừng rồi, chứ nếu anh ta vẫn cứ vô tâm như những ngày hay tin cô có bầu thì mẹ con cô còn khổ hơn nữa.
Bố chồng cô và Nacer sau lần đó cũng ghé thăm mẹ con cô thêm 1 2 lần rồi thôi. Bù lại ngày nào Nacer cũng nhắn tin cho cô hỏi han, có lẽ Nacer cũng hiểu những lời mẹ chồng cô nói lần trước, nên trước mặt mọi người cậu ấy luôn hạn chế tối đa tỏ ra quan tâm đến chị dâu.
- Chị và cháu sao rồi
- Cảm ơn Nacer, tôi và Julie khoẻ cả.
- Chị nhớ ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi cho lại sức nhé, xin lỗi vì không vào viện thăm chị thường xuyên được.
Hạnh khẽ mỉm cười nhắn lại:
- Không sao đâu, chú hỏi thăm thế này là tốt lắm rồi.
- Mà chị có thèm ăn đồ Việt Nam không, em đang ở trên thành phố tiện em mua cho.
- Thôi mua bán làm gì cho tốn kém, mà tôi mới sinh xong nhiều đồ cũng phải kiêng chú ạ.
- Vậy à, vậy khi nào thích ăn gì thì bảo em nhé.
Hạnh chẳng biết có phải mình vừa nhắn tin vừa cười hay không mà mẹ chồng hỏi:
- Nhắn tin với ai mà cười tươi thế con.
- Dạ, con nói chuyện với chị ngày trước làm cùng thôi mẹ ạ.
- Ừ, mới sinh xong đừng dùng điện thoại nhiều con ạ, không tốt cho mắt đâu.
- Vâng con biết rồi mẹ.
Hạnh biết nói dối là không tốt, nhưng nếu mà cô nói ra cái sự thật là cô đang nhắn tin với Nacer thì còn không tốt hơn nữa.
Mẹ đẻ hạnh, bà Hạ thì ngày nào cũng điện cho con gái mấy lần, và lần nào cũng cái bài ca muôn thủa về dặn dò, đến nỗi Hạnh chỉ cần nghe câu đầu tiên là có thể đọc được những câu sau mẹ cô sẽ nói gì.
Vậy mà bà Hạ vẫn chưa yên tâm, bà luôn cho rằng con gái còn nhỏ dại. Bà lo nó vụng về chưa biết chăm con, rồi lại sợ nó không biết đường kiêng cữ, để về già sức khoẻ lại ảnh hưởng. Nó lại ở xa quá, thành ra bà chẳng tới chăm bẵm được bữa nào. Ngoài việc gọi điện dặn dò ra thì bà chẳng thể nào giúp được gì cho nó.
Nhìn con gái và cháu ngoại khoẻ mạnh bà Hạ mừng lắm, mỗi lần con gái tắt máy bà lại nhẹ nhàng lau những giọt nước mắt tực trào nơi khoé mi.
Hạnh hiểu tính mẹ, nên không dám nói chuyện nhiều, cũng không đề cập đến vấn đề xa cách. Chỉ luôn cố gắng tỏ ra ổn nhất có thể để mẹ yên tâm.
Cuối cùng, sau 7 ngày nằm viện thì mẹ con Hạnh cũng được xuất viện, trở về nhà thật là thích. Bà funny cẩn thận làm một bữa tiệc nho nhỏ để chúc mừng.
Ai nhìn con gái Hạnh cũng phải thốt lên:
- chao ôi, sao nó giống hệt cái thằng bố nó thế này, đúng là một khuôn đúc ra có khác.
Không phải Hạnh coi thường chồng, nhưng nếu đem lên bàn cân thì vẻ bề ngoài của Hạnh ăn đứt chồng. Nên cô đã từng mong con gái giống mẹ, nhưng mà mong muốn và hiện thực lại là 2 chuyện khác nhau.
Và có lẽ vì nó giống chồng cô như tạc, nên anh ta dù vẫn vô tâm với vợ, nhưng với con gái thì trái ngược hoàn toàn. Đôi lúc vô thức nhìn anh ta cưng nựng con Hạnh lại tự hỏi, nếu cô và chồng mình đến với nhau vì tình yêu, liệu rằng anh ta có vô tâm như thế.
Sự hờ hững anh ta dành cho cô là do bản tính anh ta như vậy, hay là do trong lòng anh ta cô chưa có chỗ đứng. Nhưng rồi câu hỏi ấy của Hạnh cũng mãi chẳng thể nào có câu trả lời, vì cuộc sống mà, làm gì có ai có thể làm lại để nhận cho mình câu trả lời được chứ.
Quý con là thế, nhưng Andrew cũng chỉ nô đùa khi con bé ngoan, còn khi con bé gắt ngủ, hoặc cần thay bỉm ngay lập tức anh ta sẽ đưa trả cho Hạnh rồi vội vã dời đi. Giống như thể anh ta sợ rằng nếu ở lại thì Hạnh sẽ nhờ anh ta làm vậy.
Ngay cả buổi tối anh ta cũng chẳng ngủ cùng mẹ con cô, mà chuyển sang phòng khác ngủ với lý do: sáng mai anh còn đi làm, ngủ ở đây con bé nó ọ ẹ mất ngủ, mai không có sức làm việc.
Ừ thì anh ta nói thế Hạnh cũng kệ, chứ có cố nói lại với anh ta cũng chả được gì mà vợ chồng lại bất hoà. Hình như cũng lâu lắm rồi Hạnh toàn lờ đi những lý do vô lý mà chồng cô đưa ra. Hạnh cứ mặc định thôi thì coi như không hay không biết, hiện tại cô chỉ cần chăm con thật tốt là được rồi, những thứ khác không cần quá bận tâm.
Mẹ chồng Hạnh từ ngày có cháu thì đảm nhiệm việc nấu nướng giúp cô. Ở bên này người ta không kiêng khem giống như Việt Nam. Ngay khi có thể tự mình đi lại bác sĩ đã nói:
- Sản phụ nên vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ để tránh cơ thể tích tụ vi khuẩn dễ truyền bệnh cho con.
Ừ, cái khoản kiêng tắm kiêng gội như mẹ cô vẫn nói, Hạnh cũng không đồng tình lắm. Nhưng còn khoản ăn uống thì Hạnh thật sự không biết có nên làm theo lời mẹ cô dặn hay không. Vì bà Funny vẫn luôn nói với cô rằng:
- Con phải ăn nhiều vào, đừng có kiêng khem bất kỳ món gì. Ăn đa dạng, phong phú thì mới có sữa cho con bú. Kiêng chỉ làm cơ thể con thiếu chất, mà Julie cũng thiệt thòi mà thôi
Còn Marie thì khuyên:
- Hàng ngày chị nên bế Julie ra ngoài dạo cho thoáng, không nên ngồi nhiều trong phòng, không tốt chút nào. Ra ngoài vừa hít không khí thoáng đãng, vừa tắm nắng rất tốt cho sức khoẻ đấy.
Nó trái ngược hoàn toàn với những gì mẹ đẻ cô dặn dò. Hạnh biết không phải gia đình chồng ghét bỏ cô, hay là hành hạ đày đoạ cô. Vì hàng ngày ngoài việc chăm con không một ai để cô đụng tay làm gì cả. Đồ ăn cũng ưu tiên cho Hạnh, nhưng mà hạnh con đầu cháu sớm, lại mỗi người khuyên 1 kiểu trái ngược nhau. Thành ra cô chẳng biết mình phải nghe theo ai, cuối cùng cứ thế trở nên lung tụng vụng về, vì chẳng biết phải làm thế nào mới đúng cả.
Rồi Hạnh sực nhớ ra hội nhóm mà cô đã tham gia khi ở phòng chờ sinh, và cả chị Gia Hân nữa. Ngay lập tức Hạnh tìm chị và lên hội nhóm hỏi han kinh nghiệm. Nghe họ phân tích Hạnh nhận ra quả thực những kiêng khem truyền thống ở quê cô quả thật có 1 vài thứ là hơi cô hủ, nhưng cũng có thứ lại khá đúng.
Từ đó Hạnh cứ thế vừa hỏi han, vừa tự trau dồi kinh nghiệm, bởi vậy bây giờ Hạnh đã có thể tự tin làm một bà mẹ “biết tuốt” mà không lo làm hại đến con nữa rồi.
Không chỉ có thế mà ở trong nhóm Hạnh còn quen rất nhiều người mới, mỗi người một hoàn cảnh. Cũng có người lấy chồng tây thì một bước đổi đời, sống trong nhung lụa, chồng yêu chiều. Nhưng số đó đa phẩn là những cô nàng đi du học hoặc nhà giầu, không thì cũng có ít tiếng tăm, họ quen, và tự tìm hiểu nhau, giống như chị Gia Hân chẳng hạn.
Còn lấy chồng qua môi giới như Hạnh thì ít người lấy được nhà giàu lắm, đa phần chỉ kinh tế trung bình hoặc nghèo. Giống như cô nàng Huê ở Vĩnh phúc, bằng tuổi Hạnh, cũng mới sinh con đầu lòng. Cô nàng ấy may mắn hơn hạnh là được chồng yêu, chiều, chỉ có điều mẹ chồng hơi hắc xì
dầu tí tẹo.
Nhưng mà chị Hải, ở Nghệ An thì không được may mắn như thế, chồng chị chẳng những vô tâm mà còn vũ phu. Bố mẹ chồng chị thì ở riêng, mà họ cũng có quan điểm thơ ơ với mọi rắc rồi của chị. Dù cho nhiều lần con dâu gọi điện nhờ bố mẹ chồng qua nói chuyện vì bị chồng đánh, ông bà cũng mặc kệ, hoặc chị nói nhiều quá thì qua nói dăm câu ba điều chủ yếu là dạy bảo chị cách làm vợ, làm dâu rồi lại về. Thế mà chị cũng chịu đựng được 5 năm, chị bảo sống lâu dần nó thành quen rồi trai sạn em ạ. Hạnh bất mãn hỏi:
- Khổ sở thế sao chị không về quê?
- Về làm sao được em có phải như ở Việt Nam thích là xách balo lên và đi đâu. Ở đây nó giữ hết giấy tờ tuỳ thân, có muốn cũng chả đi đến đâu được. Mà chị lại 3 mặt con rồi, thôi thì coi như cái số mình nó vậy em ạ.
Số, hình như lúc nào con người ta bất lực với cuộc sống đều tìm cách đổ lỗi cho số phận. mà chẳng phải Hạnh cũng tin lời bà thấy bói rằng số cô được xuất ngoại nên mới ôm mộng viển vông hay sao?
Có nói chuyện với mọi người Hạnh mới nhận ra hoá cuộc sống của cô chưa phải là quá ngột ngạt. ít nhất cô còn có gia đình chồng khá tốt, có một cô công chúa đáng yêu, thế cũng hạnh phúc rồi.
Khi bé con của cô tròn 1 tháng, cũng là lúc chồng cô ôm gối về phòng ngủ, Hạnh có chút vui mừng, nhưng rồi lại có chút không quen, gần đây cô đã quen với việc chỉ có hai mẹ con với nhau, bây giờ lại có thêm chồng. Mà cái ánh mắt của anh ta nhìn Hạnh hình như có chút gì đó dục vọng, ánh mắt đó làm hạnh không được thoải mái.
Bé con của cô say giấc trong nôi, thì chồng cô cũng nhanh chóng kéo cô nằm xuống giường. Hạnh biết chồng mình muốn gì nên cô chỉ nhẹ nhàng nói:
- Đừng anh, em còn chưa hết sản dịch nữa.
- Sao mà lâu thế.
- Bác sĩ cũng nói nên để ít nhất 6 tuần mới nên quan hệ lại nữa.
- Rắc rối thật đấy.
Thật ra thì không phải là Hạnh chưa hết sản dịch, chỉ là anh ta vừa về phòng, chẳng một câu hỏi han đến vợ đã ngay lập tức đòi hỏi khiến Hạnh khó chịu. Mà từ xưa đến giờ chưa khi nào hạnh muốn gần gũi với chồng cả.
Nhìn Andrew bực dọc quay lưng lại với mình Hạnh không khỏi buồn chán. Nằm mãi chẳng ngủ được, Hạnh lại lấy điện thoại ra vào nhóm viết đôi dòng tâm sự. Từ ngày tham gia nhóm, bất kể vui hay buồn hạnh đều lên đây chia sẽ. Mới đầu chỉ là 1 2 dòng tâm sự, dần dần hạnh trải lòng mình nhiều hơn.
CÓ người đọc và bình luận vì muốn an ủi, vì đồng cảm với Hạnh, nhưng cũng có 1 vài người đọc vì khen Hạnh viết hay, viết truyền cảm. Có một số bình luận còn bảo sao cô không thử viết truyện, viết truyện, ngày xưa hạnh học dốt văn, viết chả biết có ra cái gì không.
Một hai người nói Hạnh còn cười trừ bỏ qua, nhưng mà nhiều người nói Hạnh cũng nổi hứng tò mò. Hiện tại công việc của cô cũng chỉ có quanh quẩn bên con, thời gian rảnh dỗi khá nhiều. Thử viết một chút chắc cũng không mất gì, nhưng mà viết về gì, đề tài là gì thì Hạnh chưa nghĩ ra.
Sau cùng cô thấy những trải lòng của cô đa phần là những bất mãn, tủi hờn trong cuộc sống gia đình. Những dòng tâm sự ấy được mọi người đón đọc nhiều lắm. Vậy tại sao cô không lấy luôn đó làm đề tài, viết về sự thật của cuộc sống “lấy chồng tây”. Coi như góp một chút công sức để cảnh tỉnh những cô gái ôm mộng như Hạnh, bớt đi một người dại dột, cũng coi như là đã giúp đỡ được họ.
Nghĩ vậy Hạnh ngay lập tức bắt tay vào viết, mới đầu thì còn phải xoá đi viết lại nhiều lần, sau dần quen thì cô viết mượt mà hơn, mọi người cũng khen nhiều hơn.
Kể từ ngày viết truyện tâm trạng của Hạnh cũng thoải mái hơn, giống như là được trút hết bầu tâm sự nên nhẹ nhàng. Tất nhiên việc Hạnh viết chuyện gia đình chồng cô không hề biết, người thân của cô ở quê lại càng không.
Hạnh chỉ coi đây như một thế giới ảo, thế giới mà Hạnh có thể sống theo ý mình. Ngay cả Hạnh cũng không ngờ được rằng truyện của mình lại được nhiều người đón đọc đến vậy.
Hạnh say mê với nó đến nỗi nhiều khi còn quên cả lịch tiêm phòng của con, nếu không phải có Marie nhắc chắc Hạnh cũng không nhớ ra.
Andrew nhiều lần thấy Hạnh cứ ôm điện thoại mà tủm tỉm cười thì đâm ra nghi ngờ, chờ đến khi Hạnh đi tắm thì anh ta lén kiểm tra điện thoại. Nhưng lại chẳng thấy gì bất thường cả, tò mò anh ta vào Face book của Hạnh, máu ghen càng nổi lên khi thấy cái tài khoản đang đăng nhập lại là tài khoản mới, tài khoản mà anh ta không hề biết đến.
Anh ta không cần xem thêm mà ngay lập tức quy chụp cho Hạnh cái tội có gì mờ ám nên mới phải dùng 2 nick. Vậy nên Hạnh vừa bước vào phòng, ngay lập tức anh ta dí cái điện thoại vào mặt Hạnh mà rít lên:
- Nói, cái gì đây.
Hạnh thì cứ ngỡ chồng đã đọc được những đoạn truyện của mình, những đoạn truyện ấy tuy là cô viết sự thật. Nhưng sự thật thì thường phũ phàng, mà chồng cô chắc chắn sẽ không thích bị đem đi kể xấu như thế, nên mới có chút lo lắng mà hỏi:
- Sao.. sao anh lại tự ý xem điện thoại của em.
- Tao là chồng, không lẽ tao không được phép xem điện thoại của mày hay sao?
- Ý em không phải thế, chỉ là.. chỉ là…
Andrew lúc này đã bị cơn ghen làm cho mất bình tĩnh nên gào lên:
- Chỉ là làm sao, nói.
Biết nói gì bây giờ, chẳng lẽ nói em viết để cho nhẹ lòng hay bảo em rảnh nên nghịch ngợm giết thời gian. Có nói gì đi nữa thì chắc chắn chồng cô cũng sẽ cho là cô nguỵ biện cho mà xem.
Thấy Hạnh đứng phân vân không đáp, Andrew lại càng nghĩ là Hạnh có gì khuất tất nên mới không dám nói. Hoặc giả là cô lập nick lạ này để đong đưa gạ tình với ai đó. Tuy Andrew không nói ra, nhưng đứng trước cô vợ kém mình đến 2 giáp, anh ta cũng có chút gì thiếu tự tin.
Bời vậy trước đến nay anh chưa từng khen Hạnh, mà còn luôn chê bai nhan sắc của hạnh. Mục đích cũng chỉ là để cho Hạnh nghĩ mình xấu mình kém cỏi thật, mà quên đi cái chênh lệch tuổi tác, quên đi rằng chồng mình đã già.
Ám ảnh cái suy nghĩ lo sợ cô vợ trẻ đẹp của mình một ngày nào đó sẽ chán mình mà đi ngoại tình, nên khi bắt gặp cái nick lạ của Hạnh, anh ta lại càng lo sợ.
Bản thân Hạnh thì lại không hay biết gì về sự tự ti ấy của chồng, mà lại nghĩ rằng chồng giận vì những câu truyện của mình. Thành ra 2 người cứ thể hiểu lầm nhau mà đẩy mâu thuẫn lên cao.