“Lúc đó em thẳng thừng từ chối theo phản xạ.
Chị biết đấy, trước đây em từng trải qua những chuyện như vậy, thì làm sao em có thể dễ dàng tin tưởng được nữa?” Phan Nhuận nở nụ cười: “Em mắng người ta là tên lừa đảo, chửi rủa thậm tệ một trận rồi dập điện thoại.
Em đã nghĩ rằng chuyện này sẽ cứ qua đi như vậy.
Nhưng ba ngày sau, lúc em đang ở trên lớp, thầy chủ nhiệm lại đưa em ra ngoài, bảo có người muốn gặp em.”
“Khi em đến phòng họp, thì có mấy người đang ngồi ở đó cứ nhìn em chằm chằm.
Sau đó một người bảo em diễn ngẫu hứng một đoạn.” Phan Nhuận nói đến đây thì phá lên cười: “Em thì biết diễn cái gì chứ? Em còn không được đào tạo chính quy.
Đối phương thấy em đứng im, lại gợi ý cho em diễn một nhân vật mà em thích.
Em thấy chuyện này đơn giản, nên đồng ý diễn! Em liền bắt chước một minh tinh người Hồng Kông.
Sau khi em diễn xong, bọn họ đều nở nụ cười, bảo tuy trông em không giống nhân vật, nhưng lại rất có thần thái.”
“Sau đó, họ cho em xem mấy đoạn phim, rồi bảo em mô phỏng theo nhân vật trong đó.
Em cũng rất hăng hái, lần lượt bắt chước từng nhân vật một.
Tiếp đó họ lại quyết định để em diễn vai người mắc bệnh thần kinh.
Phải, vai diễn đầu tiên của em trong Chính Nhi Bát Kinh là một bệnh nhân tâm thần.
Thực ra vai này rất khó diễn, rất ít người chịu bất chấp hình tượng của mình để diễn vai này, đặc biệt là những diễn viên trẻ mới nổi, ngoại hình xinh đẹp.”
“Em thì không thấy có vấn đề gì cả, mà lại cảm thấy rất thú vị.
Thế là em đồng ý ngay.
Đến lúc ta vào đoàn, mới biết người gọi điện thoại cho em hôm trước chính là phó đạo diễn của đoàn.
Haha, vậy mà em còn mắng ông ấy là tên lừa đảo.
May mà ông ấy cũng không tính toán với em, để em được diễn thử.
Diễn thử thì diễn thử, ai sợ ai chứ? Em tùy theo tính cách của mình mà diễn, nhanh chóng vượt qua thử thách.”
“Cứ như vậy, em bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình.
Vai em diễn không nhiều, thường chỉ là vai quần chúng chẳng có gì quan trọng, nhưng lại mang đến bước chuyển ngoặt cho nhân vật chính.
Vậy cũng coi là có quan trọng đi.
Em ghi hình ba ngày, sau đó về trường.
Không lâu sau đó, các sinh viên đều biết em đang đóng phim.
Rồi không biết vì sao, vai bệnh nhân tâm thần của em lại được người ta nhớ kĩ, tiếp đến một đám đoàn đang làm phim đề tài về bệnh tâm thần đều đến tìm em.
Lúc ấy em thậm chí còn nghĩ liệu có phải mình mắc bệnh tâm thần thật không nữa.”
Thẩm Thất cũng cười theo: “Thật thú vị.”
“Nếu trước đó em chỉ diễn chơi, thì sau em lại nghiêm túc thực sự.
Khi tốt nghiệp đại học, em chính thức kí hợp đồng với công ty điện ảnh và truyền hình, trở thành nghệ sĩ cho công ty ấy.
Vâng, ấy cũng chính là công ty mà hiện em đang kí hợp đồng.
Theo sự thăng tiến trong nghề nghiệp của em, các quy tắc ngầm cũng liên tiếp kéo đến.
Chị Thẩm Thất, chắc chị không biết rằng giới trải trí có rất nhiều bí mật không thể nói ra.
Hơn nữa tất cả mọi người đều hiểu rõ quy tắc ngầm, không ai phá bỏ quy tắc này cả.”
“Nếu áp dụng những quy tắc kiểu này lên người khác thì đó chỉ là chuyện bình thường.
Nhưng nếu nó xảy đến với bản thân, thì lại là một sự rủi ro.
Khi quy tắc ngầm này xảy đến với em, em đã tự hỏi bản thân rất lâu, rằng tên tuổi quan trọng hay là cốt cách của bản thân quan trọng? Em có tên tuổi mà đánh mất cốt cách, thì liệu em có vui vẻ được hay không? Nếu như đánh mất cơ hội này, đánh mất cơ hội nổi tiếng, em sẽ không hối hận chứ? Em lại tự hỏi bản thân mình, nếu em không làm diễn viên thì em có chết đói không? Em suy nghĩ, rồi nhận ra rằng nếu chỉ có tên tuổi mà không có cốt cách, em sẽ không thể hài lòng nổi.
Không làm diễn viên em cũng không chết đói được, ít ra em còn nghề khác để sống.”
“Bởi vậy, em mới nhất quyết không tuân theo quy tắc ngầm ấy, mà chuyện này lại trở nên ầm ĩ.
Sau đó em lập tức gặp trở ngại.
Công ty không dám làm gì, chỉ đành điên cuồng đưa những cô gái khác qua làm đối phương bớt giận.
Đến tiền lương cơ bản em cũng không nhận được.
Khi sinh hoạt trở nên khó khăn, em còn phải đi làm công, làm đủ việc để kiếm sống.
Công ty biết em khổ cực như thế nhưng vẫn không phản