Lý Tri Bích cười khen: “Đóa Diêu hoàng này chính là được trời ban cho sắc vàng, bởi vậy được mệnh danh là hoa vương, tất nhiên là phi phàm. Mân đệ có ánh mắt thật tốt.” Lý Tri Mân lúc này đã cởi xuống mảnh lụa viết câu thơ, mở ra nhìn thoáng qua, lông mày nhếch cao. Lý Tri Bích ở một bên đã nhìn đến câu thơ thất tuyệt này, cười đọc lên: “Nguyên vì năm xưa vi sau chiếu, bách hoa cúi đầu bái phương trần (đại khái nói về hoa mẫu đơn được các hoa khác cúi đầu ngưỡng mộ). Quả nhiên khí phách bất đồng, cũng thật xứng với bông hoa Diêu Hoàng này.”
Các sĩ tử bên cạnh thấy Thái Tử đọc ra câu thơ này thì trêи mặt hơi hơi có chút kỳ dị. Đây cũng xuất phát từ điển cố. Năm xưa Thánh Hậu đi dạo trong vườn, làm một bài thơ “Minh triều du thượng uyển, khẩn cấp báo xuân biết. Nhị suốt đêm phát, mạc đãi hiểu gió thổi.” (Bãi triều du thượng uyển. Gấp gấp báo xuân haỵ.Hoa nở hết đêm nay. Đừng chờ môn gió sớm – Sưu tầm). Bài thơ này vừa ra thì đã thể hiện khí phách bất phàm, rất nhanh được lưu truyền. Nhưng bá tánh vô tri liền nghĩ ra một bài hí khúc lưu truyền nói nữ chủ yêu cầu trăm hoa phải nở, chỉ có mẫu đơn không chịu nên bị Thánh Hậu lấy liệt hỏa đốt trụi, nhưng kỳ diệu là cành khô vẫn có thể nở ra bông hoa. Kỳ thật câu chuyện lưu truyền này là chê Thánh Hậu, khen ngợi khí khái của mẫu đơn. Nếu người khác nhìn đến thì không sao nhưng cố tình Thái Tử lại là cháu đích tôn của Thánh Hậu. Không biết vị quý nữ kia khi làm ra câu thơ này lớn gan thế nào. Có điều thơ này đều đã được nữ quan chép lại rồi, đây cũng là quy củ trong cung, bút tích của quý nhân chảy ra ngoài là rất ít. Vì thế cũng khó biết được là ai làm.
Nhưng mà mọi người thấy sắc mặt Thái Tử tự nhiên, không hề có phẫn nộ thì cũng hơi chút thưởng thức, cộng thêm chút tán thưởng. Bọn họ cảm thấy Thái Tử điện hạ ôn lương, khiêm tốn, thực sự là phúc của xã tắc. Chỉ thấy Lý Tri Bích mỉm cười nói với Lý Tri Mân: “Để nhìn xem ta bắt được cái gì.” Nói xong hắn cũng mở ra mảnh lụa trong tay, bên trêи là một bài ngũ tuyệt: “Uyển tìm xuân sớm, rêu sinh bạch lộ hơi. Lan hương nhẹ nhiễm tay áo, hảo hướng cố hương về.”
Hắn cũng cười nói: “Đúng là bút tích của nữ tử.” Hắn không bình luận gì, chỉ sai người lấy giấy bút, vung bút lên đã viết xong một bài ngũ tuyệt, sai người tặng trở về. Hắn nhìn sang Lý Tri Mân thì thấy người này cũng đã làm xong mấy câu thơ vô cùng hòa nhã nhưng không mặn không nhạt, chỉ dùng chút từ ngữ tươi đẹp phú quý thì không khỏi cười nói: “Ta thấy nàng kia viết xuống câu thơ bậc này, chứng tỏ lòng dạ rất cao, sợ là Mân đệ viết mấy câu thơ nhàn tản này khó mà lọt vào mắt nàng ta.”
Lý Tri Mân hơi hơi mỉm cười: “Tài thơ ca của đệ cũng bình thường, cái này điện hạ cũng biết, chẳng qua là ứng phó chút thôi” sau đó hắn đem bài thơ mình vừa viết và mảnh lụa viết mất câu thơ ban đầu đưa cho Triệu Phác Chân nói: “Ngươi đưa qua đi.”
Triệu Phác Chân cầm khay đem hai cuốn thơ nâng lên, đi dọc theo đường vòng qua núi giả, đến bên Vọng Tiên Đài.
Đậu Hoàng Hậu quả nhiên ở đàng kia, trêи người là một thân trang phục của Hoàng Hậu, thoạt nhìn là đã được tỉ mỉ chuẩn bị. Nhưng thần thái nàng ta rụt rè, khóe miệng hơi hơi rũ xuống lại cho thấy nàng ta đang không vui. Phía bên phải Hoàng Hậu là Đông Dương công chúa, vẫn giống từ trước đến nay vô cùng khoa trương, lộng lẫy, tuy nhiên khuôn mặt nàng ta cũng banh đến gắt gao, hiển nhiên cũng không phải thực vui vẻ.
Thật kỳ lạ, lẽ ra Đông Dương công chúa không cao hứng thì Đậu Hoàng Hậu hơn phân nửa liền sẽ vui vẻ chút chứ? Triệu Phác Chân hơi hơi ngẩng đầu nhìn lén bên trêи. Nhóm quý nữ đông đảo, trong đó tất nhiên có đám người Vương Đồng. Thế gia đại tộc chú ý ăn mặc, vào hội ngắm hoa sẽ không mặc thành lòe loẹt để lấn át sắc màu của hoa mà chú trọng mặc mấy màu sắc mộc mạc, hoặc ám trầm để tôn thêm vẻ đẹp của hoa. Tuy nhiên họ lại rất chú ý đến trang sức và vật liệu may mặc, sẽ không giống với đám khuê tú bình dân áo vải.
Bất quá Triệu Phác Chân vẫn không quá thưởng thức cách phối màu và kiểu cách này. Từ nhỏ ở trong cung sinh hoạt thiếu thốn, nàng liền thích tràn đầy đa dạng, cũng thích màu sắc sáng sủa náo nhiệt. Nếu có ngày nào nàng không cần hầu hạ người khác thì nhất định sẽ mặc quần áo màu hồng tím, cũng thật nhiều quần áo màu sắc sặc sỡ khác. Triệu Phác Chân đem khay đựng hai cuộn thơ đến cho nữ quan phụ trách, trong lòng âm thầm phỏng đoán. Nàng đảo mắt lại phát hiện bên trái Đậu Hoàng Hậu lại có một vị đạo cô. Vị đạo cô này khoác một thân áo tơ lụa mùa xanh nhạt, trêи đầu mang một khối quan ngọc có tạo hình hoa sen, mặt mày cực kỳ thanh mỹ, mà người này không ai khác chính là tiền nhiệm Hoàng Hậu Thôi Uyển, pháp danh Tri Phi.
Nàng ta sao lại tới đây?
Trong lòng Triệu Phác Chân nghi hoặc, lại nhìn lên trêи thấy một nữ quan đang cất giọng thanh thúy mà đọc ra câu thơ mà vừa rồi Thái Tử mới nhặt lên. Sau khi đọc xong, tiếng tán thưởng nổi lên bốn phía: “Thái Tử điện hạ quả nhiên thơ văn hơn người, cách điệu rất cao, cùng câu thơ của Thôi nương tử càng hòa hợp.”
Thôi nương tử? Cùng họ với Thôi Hoàng Hậu sao? Triệu Phác Chân nghi hoặc mà nhìn lên trêи, quả nhiên thấy bên trong đám quý nữ có một thiếu nữ lạ mặt, năm vừa rồi mới cập kê, mày mỏng, mắt đẹp, vai eo đều nhỏ, cả người giống như không được khỏe mạnh, vô cùng tinh tế nhu nhược. Nàng ta đại khái thích đồ trang sức trân châu, nên trâm cài, khuyên tai và cổ đều là trân châu. Nàng ta nhìn có vẻ dịu dàng, hiện giờ lại được mọi người chú ý thì hơi hơi đỏ mặt, nhưng tư thái vẫn ưu nhã, nhìn thập phần thẹn thùng e lệ.
Hóa ra Thái Tử chính là đối thơ với vị Thôi nương tử này sao? Triệu Phác Chân nhớ tới bộ dáng nghiêm túc mới vừa rồi của Thái Tử thì không khỏi buồn cười. Thái Tử là tưởng bắt được thơ của Thượng Quan Quân? Chọn hoa lan là do lần trước hắn đi thôn trang của Thượng Quan gia, thấy bên trong có rất nhiều hoa lan, nói là do vong mẫu của Thượng Quan nương tử thích. Nhưng cố tình lại bắt được thơ của vị Thôi nương tử này. Cũng không biết ai bắt được thơ của Thượng Quan Quân, mà Thái Tử có ghi thù với người này không nhỉ?
Đang miên man suy nghĩ, Thôi nương nương đã mở miệng nói: “Nhu Ba từ nhỏ thân mình có chút không tốt, vì thế người trong nhà không đành lòng cho đi học bên ngoài, về mặt thi phú cũng không quá để ý. Thái Tử đối lại hai câu này cũng