Vi Tiểu Bảo không hiểu Thái Hậu có dụng ý gì. Gã trầm ngâm một lát rồi hỏi:
- Thái Hậu bảo sao? Ðã đưa ba bộ kinh sách trình giáo chủ rồi ư? Cái đó bản sứ không nghe nói, chỉ thấy giáo chủ phiền trách Hắc Long sứ hành động bấy lâu chẳng được kết quả gì nên ngài đã nổi lôi đình.
Thái Hậu đáp:
- Nếu vậy thì thật kỳ . Hiển nhiên thuộc hạ đã sai Tống Minh Nghĩa và Liễu Yến đem ba bộ kinh sách về Thần Long đảo. Dĩ nhiên là việc đó có từ trước khi Liễu Yến bị tôn sứ xử tử.
Vi Tiểu Bảo ngạc nhiên hỏi:
- Có chuyện đó ư? Phải chăng Tống Minh Nghĩa ăn mặc giả gái để làm cung nữ ở trong cung?
Thái Hậu đáp :
- Ðúng thế . Mai mốt tôn sứ trở về đảo gọi hắn ra hỏi coi sẽ rõ.
Vi Tiểu Bảo đột nhiên giật mình tỉnh ngộ, bụng bảo dạ:
- Phải rồi . Tống Minh nghĩa bị Ðào cô hạ sát, mụ điếm này tưởng ta không biết việc đó. Mụ đánh mất ba bộ kinh sách sợ giáo chủ hạch tội nên đem trách nhiệm đổ lên đầu người khác. Cái đó kêu rằng " Tử vô đối chứng". Mụ này khôn ngoan thật. Nhưng mụ có biết đâu ba pho kinh sách kia đã lọt vào tay lão gia rồi. Mụ bịp ai thì được, nhưng với lão gia thì đừng hòng. Tạm thời ta không nên lật tẩy mụ vội.
Gã nghĩ vậy liền nói:
- Thái Hậu đã lấy được ba bộ kinh sách thì công lao này không phải là nhỏ . Còn năm bộ kia Thái Hậu nên tận tâm tận lực tìm cho ra hết.
Thái Hậu đáp:
- Dạ! Dạ! Suốt ngày đêm lúc nào thuộc hạ cũng nghĩ cách điều tra cho ra năm bộ kinh sách kia lấy về để gọi là báo đền ân đức cao cả của giáo chủ.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Hay lắm. Thái Hậu hết dạ trung thành như vậy thì dĩ nhiên thể nào cũng được một lần ban thuốc giải chất độc trong Ðộc Long dịch câu hoàn. Chẳng bao lâu nữa bản sứ trở về ra mắt giáo chủ, nhất định sẽ tuyên dương với ngài về công lao của Thái Hậu.
Thái Hậu cả mừng cúi đầu thỉnh an rồi nói:
- Ơn đức của tôn sứ, thuộc hạ vĩnh viễn không dám lãng quên: Hay hơn hết là xin cho thuộc hạ chuyển sang Bạch Long môn để chịu dưới quyền chỉ huy của tôn sứ. Ðó là một điều đại hạnh mà thuộc hạ rất mong mỏi.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Việc này dễ dàng quá. Có điều Thái Hậu nên đem những việc đã qua nhất thiết tường thuật lại cho bản sứ nghe, đừng có dấu diềm chút gì.
Thái Hậu nói:
- Dạ ! Dạ ! Ðối với trưởng môn sứ trong bản môn dĩ nhiên thuộc hạ không dám dấu diếm tý gì và cũng chẳng có nửa lời giả dối..
Thái Hậu chưa dứt lời, đột nhiên ngoài cửa có tiếng chân vang lên. Một ả cung nữ hắng dặng một tiếng nói vọng vào:
- Khải bẩm Thái Hậu ? Hoàng Thượng truyền chỉ cho Quế công công có việc gấp, công công phải lập tức ứng hầu.
Vi Tiểu Bảo gật đầu mấy cái khẽ nói:
- Thái Hậu cứ yên tâm. Ðể sau này sẽ bàn.
Thái Hậu hạ giọng đáp:
- Ða tạ tôn sứ!
Rồi dõng dạc nói để bên ngoài nghe tiếng:
- Hoàng Thượng đã có lệnh truyền, vậy ngươi lên chầu đi.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Dạ! Kính chúc Thái Hậu kim sa vạn phúc.
Gã vừa bước ra ngoài cửa đã thấy tám tên thị vệ phòng thủ ở ngoài cung Từ Ninh, trong lòng không khỏi kinh hãi tự hỏi:
- Không hiểu có việc gì đã xảy ra?
Gã đến ngự thư phòng. Vua Khang Hy mừng rỡ nói:
- Hay lắm. Ngươi không việc gì. Trẫm trải qua một phen hồi hộp trong lòng. Nghe nói ngươi bị mụ tiện nhân kia đem đi, trẫm sợ mụ gia hại ngươi.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Ða tạ sư phụ đã có lòng quan hoài. Mụ lão tiện nhân tra hỏi đệ tử về chuyện lên Ngũ Ðài sơn và tình hình của lão hoàng gia nhưng đệ tử không nói, chỉ trả lời là chẳng có lão Hoàng gia nào hết.
Vua Khang Hy nói:
- Thế thì hay lắm ! Hừ! Một ngày kia ta sẽ trả thù cho phụ hoàng cùng mẫu hậu. Vừa rồi ta sợ mụ tiện nhân hại ngươi nên đã sai tám tên thị vệ tới Từ Ninh cung. Nếu lão tiện nhân không buông tha ngươi là bọn chúng xông vào cướp ngươi ra, dù phải trở mặt với mụ cũng đành chịu.
Nói đến đây nhà vua kiến răng ken két. Vi Tiểu Bảo quỳ móp ngay xuống, dập đầu thưa:
- Hoàng đế sư phụ ! Ơn đức của sư phụ coi nặng bằng non. Ðệ tử dù tan xương nát thịt cũng không đủ báo đền trong muôn một.
Vua Khang Hy nói:
- Ngươi đi phục thị cho lão Hoàng gia thật hết lòng, tức là đền đáp ơn tri ngộ của ta đó.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Dạ! Dĩ nhiên đệ tử phải hết lòng.
Vua Khang Hy cầm một bọc lớn gói giấy vàng nói:
- Ðây là phần thưởng cho tăng chúng chùa Thiếu Lâm. Ngươi tuân chỉ dụ đi lựa lấy một trăm tên Ngự tiền thị vệ, hai ngàn quân quân Kiêu kỵ doanh binh lên chùa Thiếu Lâm làm việc. Bây giờ ta thăng cho ngươi làm Kiêu kỵ doanh chính hoàng kỳ phó đô thống. Chức quan này lớn lắm vào hàng chánh nhị phẩm rồi đó. Ngươi nguyên là người Hán, ta ban cho ngươi làm người
Mãn Châu. Ðạo quân Hoàng kỳ là do Hoàng đế điều động. Kiêu kỵ doanh là toán thân binh của Hoàng đế.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Ðệ tử chỉ mong lúc nào cũng được kề cận bên mình sư phụ. Còn quan lớn hay quan nhỏ đệ tử không quan tâm đến.
Gã nói rồi dập đầu tạ ơn.Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm trong bụng:
- Ta rõ ràng là người Hán mà bây giờ lắc mình một cái đã biến thành người Mãn Châu được ngay.
Vua Khang Hy lại truyền triệu Kiêu Kỵ Doanh chinh Hoàng Kỳ đô thống là Sát Nhĩ Châu đến dụ chỉ cho y hay Tiểu Quế Tử thực ra không phải là thái giám và bây giờ ngự tử cho gã gia nhập quốc tịch Chinh Hoàng Kỳ và thăng lên chức Kiêu Kỵ doanh chinh hoàng kỳ phó đô thống. Hồi Ngao Bái chấp chưởng binh quyền trong triều, Sát Nhĩ Châu bị hắn khuynh loát, lúc nào cũng lo ngay ngáy khó bảo toàn được tính mạng. Nay nhờ công việc của Ngao Bái bị bại lộ, y mới được thoải mái. Từ đó y rất cảm kích Vi Tiểu Bảo là người đã bắt và hạ sát Ngao Bái. Bây giờ nghe đức Hoàng thượng chỉ dụ cho Vi Tiểu Bảo làm chức quan phó của y thì lòng mừng rỡ khôn xiết.
Sát Nhĩ Châu nhìn Vi Tiểu Bảo ngỏ lời chúc hạ:
- Vi huynh đệ! Anh em mình cùng làm việc với nhau trong một lỉnh vực thì thật là một điều tuyệt diệu. Vi huynh đệ là bậc thiếu niên anh hùng sẽ làm cho Kiêu Kỵ doanh của chúng ta nở mặt, nở mày, lừng lẫy tiếng tăm.
Y nghĩ thầm:
- Gã này được Hoàng thượng cực kỳ sủng ái, tuy bề ngoài là phó thủ của ta nhưng tình thực là ta quyết định làm phó thủ cho gã. Nhưng chỉ cần gã hài lòng thì bước tiến trình mai hậu của mình không biết đến đâu mà kể.
Vi Tiểu Bảo nghe lời Sát Nhĩ Châu tâng bốc, gã đáp lại bằng những lời khiêm nhượng.
Vua Khang Hy lại nói:
- Việc này tạm thời không công bố trước triều đình. Bây giờ hai khanh hãy lui ra kiểm điểm binh mã.
Nhà Vua nhìn Vi Tiểu Bảo nói tiếp:
- Tiểu Quế Tử thượng lộ ngay chiều nay, bất tất phải vào đây cáo biệt trẫm nữa.
Vi Tiểu Bảo đập đầu tạ ơn, cáo biệt. Gã tự nhủ:
- Vì lẽ gì mụ điếm già gia nhập Thần Long giáo, ta chưa hỏi biết rõ được, bây giờ ta lại phải đi công cán. Vụ này đành phải chờ đến lúc về cung sẽ đến điều tra mụ.
Sát Nhĩ Châu và Vi Tiểu Bảo liền đến gặp quan Ngự tiền thị vệ tổng quản Ða Long.
Vi Tiểu Bảo liền lấy đạo dụ của Vua Khang Hy bữa trước đã phong gã làm chức Ngự tiền thị vệ phó tổng quản cho Ða Long coi.
Ða Long coi dụ rồi chúc hạ ân cần và hỏi tiếp:
- Vi huynh đệ muốn lựa bao nhiêu thị vệ cứ việc tùy tiện. Huynh đệ lấy luôn cả tại hạ đi theo cũng được.
Vi Tiểu Bảo cười đáp :
- Cái đó thì tiểu đệ không dám đâu. Ða huynh giữ trọng trách bảo vệ Thánh hoàng, muốn xuất kinh đi chơi đâu phải chuyện dễ dàng?
Ða Long cũng cười nói:
- Lần sau Ða mỗ tâu xin thánh thượng cho anh em mình thay bậc đổi ngôi, Vi huynh đệ lên làm chánh, Ða mỗ xuống làm phó để có việc xuất kinh hứng gió thì sai Ða mỗ đi, còn Vi Huynh phải ở lại kinh thành.
Vi Tiểu Bảo lựa trước hai tên thị vệ Trương Khang Kiện và Triệu Tề Hiền để chúng gọi một toán thị vệ thân cận đem đi. Chẳng mấy chốc Sát Nhĩ Châu cũng đã điểm xong hai ngàn quân sĩ Kiêu Kỵ doanh do viên Tham tá cầm đầu, tập họp ở ngoài cửa cung chờ lệnh. Những phẩm vật của Hoàng đế ban thưởng cho tăng lữ chùa Thiếu Lâm cũng được chiếu theo chỉ dụ sắp đặt hoàn bị. Mấy trăm tên xa phu khiêng xếp lên xe. Hoàng đế đã muốn điều gì là quân nhân trực tiếp ra tay, chỉ trong vòng hai giờ nhất thiết đâu đã vào đấy.
Vi Tiểu Bảo đáng lý phải vận nhung phục Kiêu Kỵ doanh nhưng bộ nhung phục cho vị tiểu tướng quân không thể làm ngay được. Sát Nhĩ Châu liền nghĩ ngay ra một cách rất chu đáo là lấy bộ nhung phục của mình trao cho gã. Y lại truyền cho bốn tên thợ may thật khéo đi theo để dọc đường chúng ngồi trên xe mà sửa chữa lại cho Vi Tiểu Bảo mặc vừa.
Sát Nhĩ Châu dặn bọn thợ phải ngày đêm làm việc, sửa chữa nhung phục cho xong mới được trở về cung. Nếu trễ nải sẽ bị trọng phạt.
Vi Tiểu Bảo một mình lẻn đến ngõ hẻm bảo Lục Cao Hiên và Uý tôn giả:
- Bữa nay bản sứ trà trộn vào cung đã tìm được manh mối để lấy trộm sách.
Gã lại dặn hai người cứ ở nhà yên lặng chờ tin tức, không nên ra ngoài để khỏi tiết lộ cơ mưu. Lục Cao Hiên và Uý tôn giả thấy gã làm việc thuận lợi và mau chóng, mới hai ngày đã tên ra đường lối đều rất cảm kích và hân hoan, chúng vâng dạ luôn miệng.
Vi Tiểu Bảo lại sai Song Nhi cải dạng nam trang làm tên thư đồng để theo gã. Mọi việc xong xuôi thì trời vừa tối. Nhưng Thánh chỉ muốn gã dời kinh ngay trong đêm nay nên gã phải lên đường ngay lập tức. Nhân mã ra ngoài cửa Nam, đi được mười lăm dặm thì hạ trại. Kiêu
kỵ doanh gồm toàn thân binh hộ vệ Hoàng đế và chúng đều là con em hàng quý tộc ở Mãn châu. Ðồ ăn, thức mặc của đoàn quân này đắt gấp mười hạng binh sĩ tầm thường. Bọn doanh binh ở trong kinh thành đã lâu ngày, bây giờ chúng được ra ngoài, ai nấy đều vô cùng khoan khoái. Huống chi đâu không phải là một cuộc xuất binh chiến đấu liều mạng. Triều đình đài thọ phí tổn cho chúng thì ngoài du sơn ngoạn thuỷ còn vui thú nào bằng?
Vi Tiểu Bảo chợt nghĩ tới Ðào cô cô, gã tự nhủ:
- Hôm qua mình bị công chúa đánh một trận, toàn thân đau ê ẩm, về làm một giấc ngủ sáng lâu mới dậy. Chuyến đi vừa rồi chưa có dịp đến viếng Ðào cô cô, chẳng hiểu tình trạng của Ðào cô cô ở trong cung thế nào? Lần này trở về thể nào cũng phải hội diện với Ðào cô cô mới được.
triệu tập Trương Khang Kiện và Triệu Tề Hiền cùng bọn thị vệ. Bên kia Tham tán m á ở Kiêu kỵ doanh cũng tụ hội quân sĩ dưới trướng. Mọi người đều nghĩ :
- Nhất định Hoàng thượng ban đặc chỉ sai Phó đô thống đi làm một việc trọng đại gì đây, nên ngài triệu tập chúng ta để tuyên đọc Thánh chỉ.
Nhưng mọi người làm lễ tham kiến xong, Vi Tiểu Bảo nói:
- Bây giờ chúng ta không có việc gì. Con mẹ nó! Chúng ta đánh bạc một phen. Ðể lão gia làm nhà cái.
Quan quân nghe gã nói vậy đều thộn mặt ra. Ai cũng cho là gã nói đùa.
Lại thấy gã lấy trong bọc ra bốn con xúc xắc liệng xuống bàn gỗ. Xúc xắc quay tít trên bàn. Mọi người hoan hô như sấm dậy. Số đông quan quân đều là người thích đánh bạc. Sở dĩ lúc hành quân xuất chinh phải nghiêm cấm cờ bạc là để tránh quân tâm khỏi xôn xao làm hư tới đại