Bọn Vương công, tướng quân ủng hộ Tô Phi á tương đối ít người hơn phe
kia. Nàng liền triệu tập những nhân vật đầu não vào cung nói cho hay kế
hoạch của Vi Tiểu Bảo.
Tô Phi á trong tay nắm giữ binh quyền ở Mạc Tư Khoa, nàng không lên làm nữ
Sa hoàng được vì trong nước chưa có tiền lệ. Bọn đại thần nghe đến mưu kế tôn
nàng lên làm Nhiếp Chính Vương đề cho là tuyệt diệu, vì điều khẩn yếu là nắm đại
quyền vào tay, còn làm Sa hoàng hay không chẳng có gì quan hệ.
Mọi người thương nghị hồi lâu lại nghĩ ra biện pháp nữa là lập người em ruột
của Tô Phi á tên gọi Y Phàm lên làm đại Sa hoàng. Còn Bỉ Đắc vẫn làm vua và
gọi là Tiểu Sa hoàng. Đại tiểu Sa hoàng cùng ngồi chấp chính thì phe ủng hộ Bỉ
Đắc tất không ai phản đối nữa.
Tô Phi á Công chúa làm Nhiếp Chính Nữ Vương, xử lý hết mọi việc triều
chính.
Mọi người bàn định kế hoạch xong xuôi, Tô Phi á lập tức tụ hội các Hoả
thương doanh, lại triệu tập toàn thể vương công đại thần vào triều. Nàng tuyên
bố tân pháp độ với quần thần rùi hứa đảm bảo chức quyền cho các đại thần,
quyết định không tự ý phế bỏ một ai. Người nào ủng họ chế độ này đều được
thăng thưởng.
Bọn vương công, đại thần thấy quyền lợi của mình không bị tổn thương, lại
chẳng hại gì đến luật lệ của tiên triều, nên không ai có lời dị nghị.
Một người dẫn đạo đầu tiên nhìn về phía Tô Phi á Nữ Nhiếp Chính Vương
khom lưng hành lễ. Các quan đều răm rắp làm theo.
Tô Phi á vui mừng khôn xiết liền sai người mời đệ đệ là Y Phàm vào triều.
Đồng thời buông tha Bỉ Đắc tiểu Sa hoàng ở trong hầm rượu ra.
Cả hai vị đều làm Hoàng đế kêu bằng đại tiểu Sa hoàng.
Nàng ngồi ở phía dưới hai em để đình thần tung hô.
Bá quan tâu bày công việc triều chính cùng đề nghị thưởng phại đều do Nữ
Nhiếp Chính Vương cho quyết định.
Hiện nay Y Phàm mười sáu tuổi, Bỉ Đắc mới lên mười. Cả hai cùng nhỏ tuổi,
kiến thức nông cạn, nhất thiết mọi việc đều nghe theo chủ trương của tỷ tỷ.
Tô Phi á thấy mình nắm được đại quyền vào tay rùi liền nghĩ đến ngay công
ơn của thằng nhỏ mà là quan to ở Trung Quốc. Nếu không được gã liên tiếp nghĩ
dùm mấy phen diệu kế thì hiện giờ nàng còn bị cầm tù ở Liệp Cung. Sau mấy
tháng nữa, Hoàng thái hậu Na Đạt Lệ á chắc còn bức bách nàng phải cắt tóc đi tu
suốt đời làm ni cô trong một toà am chiền tối tăm lạnh lẽo.
Nàng nghĩ tới mạch vận bi thảm nàu không rét mà run.
Nàng liền truyền Vi Tiểu Bảo đến hết lời tán tụng gã như một vị thiên thần.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm trong bụng :
- Những kế hoạch của ta người Trung Quốc coi là rất tầm thường chẳng có
chi kỳ lạ. Ta ở Trung Quốc là một kẻ hèn nhát, ngu si, không ngờ lại biến thành
Gia Cát Lượng ở nước La Sát, mới đáng tức cười.
Gã toan ba hoa khoác lác một hồi, nhưng nghĩ lại có điều không ổn, vì nếu
nàng Công chúa La Sát kia coi gã là Gia Cát Lượng thật sẽ lưu lại bên mình để
phò tá trong những công việc quốc gia đại sự thì vĩnh viễn không buông tha cho
trở về Trung Quốc nữa.
Gã liền nói :
- Tâu nữ nhiếp chính vương nương nương ! Nay nương nương làm nhiếp chính
vương, sau này lên làm nữ Sa hoàng chẳng có gì khó khăn nữa, nương nương chỉ
cần tuân giữ một điều là mọi người đều tâm phục.
Tô Phi á hỏi :
- Điều gì ? Nói lẹ cho ta nghe.
Vi Tiểu Bảo đáp :
- Nhất ngôn ký xuất, Tam đầu mã xa nan truy.
Vi Tiểu Bảo thấy ở Trung Quốc người ta thường nói : Nhất ngôn ký xuất tứ
mã nan truy, nay ở nước La Sát gã đổi thành : Tam đầu mã xa nan truy.
Tô Phi á không hiểu liền hỏi :
- Tam đầu mã xa nan truy là gì ?
Vi Tiểu Bảo đáp :
- Nghĩa là nương nương đã nói câu gì nhất định phải theo cho đúng. Hoàng
đế bên Trung Quốc nói ra câu gì, người ta kêu bằng : Kim khẩu của đức Hoàng
đế đã tuyên ngôn thì có chết cũng thôi chứ không canh cải.
Tô Phi á hiểu ngay, cười hỏi :
- Phải chăng ngươi sợ ta thay đổi ý kiến về những điều ta đã ưng thuận với
ngươi ? Thằng con nít Trung Quốc thân ái của ta ơi ! Lời nói của Nữ Nhiếp Chính
Vương nước La Sát là câu tuyên ngôn của Bảo thạch khẩu, chứ không phải chỉ Kim
khẩu mà thôi, vì Bảo thạch khẩu còn trân quý hơn kim khẩu của Hoàng đế bên
Trung Quốc nhiều.
Nàng liền hạ dụ phong Vi Tiểu Bảo làm Bá tước, cai quản địa phương Thát
Đát ở mặt đông và chỉ huy quân đội ở xứ này.
Nàng lại sai quan đại thần viết một phong quốc thư gửi cho Hoàng đế Trung
Quốc do Vi Tiểu Bảo đem về. Đồng thời nàng phái một tên sứ thần nước Nga
lãnh hai đội kỵ binh Kha Tát Khắc theo đi hộ tống. Nàng còn tặng rất nhiều kim
ngân tài vật.
Vi Tiểu Bảo trước đã đút lót nàng mười mấy vạn lạng bạc, nay nàng trả lại
hết.
Ngoài ra còn rất nhiều lễ vật đưa sang biếu Hoàng đế Trung Quốc. Những
đồ biếu này đều là đặc sản rất quí trọng của nước La Sát như da cừu, bảo thạch.
Tô Phi á đã lựa mấy tên trai tráng xinh đẹp người La Sát để bầu bạn với
mình chứ không đến thân nhiệt với Vi Tiểu Bảo nữa. Nhưng lúc Vi Tiểu Bảo sắp
từ biệt lên đường, nàng nghĩ tới mối ân tình trong mấy tháng ở chung với gã, lại
cảm kích gã đã làm giúp bao nhiêu kế hoạch để đưa nàng đến bước vinh quang,
làm nàng xúc động vô cùng, sinh lòng quyến luyến không nỡ rời tay.
Theo chính sử Nga La Tư thì đội hoả thương thủ làm loạn trong ba ngày từ 15
đến ngày 17 tháng 5.
Ngày 29 tháng 5 những hoả thương doanh đều đặt dưới quyền chỉ huy của Tô
Phi á. Y Phàm và Bỉ Đắc đều được mời lên ngôi Sa hoàng, còn Tô Phi á công
chúa làm tổng lý nhiếp chính vương.
Cuộc nổi loạn chấm dứt và hoà bình trở lại vào khoảng trung tuần tháng sáu.
Lúc này tiết trời nắng ấm. Vi Tiểu Bảo cưỡi tuấn mã và được đội kỵ binh Kha
Tắc Khắc hộ vệ xuyên qua cánh đồng cỏ rộng mông mênh ở xứ Tây Bá Lợi á.
Gió xuân mát mặt, vó ngựa vang tai. Thật là oai phong lẫm liệt. Vi Tiểu Bảo
nghĩ thầm trong bụng :
- Lần này ta thoát chết quả thật là may mắn. Chẳng những cái mạng nhỏ xíu
của mình được toàn vẹn mà còn giúp cho công chúa nước La Sát bao nhiêu công
trạng lớn lao. Sở dĩ ta nên việc là hoàn toàn trông vào những lúc nghe sách cùng
đi coi hát hàng ngày.
Nên biết mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc đã diễn ra biết bao cuộc tạo
phản thoán đế và những vụ chém giết tơi bời. Người Trung Quốc dĩ nhiên đầy đủ
kinh nghiệm hơn hết mọi nước trên thế giới.
Vi Tiểu Bảo bất quá mới được nghe chút vỏ ngoài truyền tụng ở dân gian,
thế mà cũng đủ giúp cho nước ngoài mưu đồ thoán vị, định quốc an bang.
Thực ra vụ này chẳng có chi là kỳ lạ. Nhà Mãn Thanh mở nước, các tướng đều
vô học hủ lậu. Bao nhiêu cuộc hành quân, chiến đấu, cùng những mưu lược đánh
thành đoạt luỹ trông cả vào pho tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa".
Ngày trước Thanh Thái Tôn dùng kế phản gián khiến cho Sùng Trinh Hoàng
đế nhà Đại Minh hạ sát đại tướng của mình là Viên Sùng Hoán, cũng giống như kế
Châu Do khiến Tào Tháo tự giết Thuỷ quân đô đốc của mình là Thái Mạo, Trương
Doãn trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa.
Thực ra lịch sử tuyệt đối không nói đến vụ Châu Do lừa gạt Tào Tháo hạ sát
Thuỷ quân đô đốc nào hết. Không ngờ lời nói của tiểu thuyết gia lại biến thành sự
thật có ảnh hưởng đến lịch sử mấy trăm năm của nước Trung Quốc mới thật là kỳ,
ly kỳ hơn cả tiểu thuyết.
Lời chú của tác giả :
Vụ hoả thương doanh làm loạn ở Nga La Tư, ý Phàm và Bỉ Đắc cùng làm đại
tiểu Sa hoàng, Tô Phi á làm Nữ Nhiếp Chính Vương đều có chép trong lịch sử
nước này. Còn vụ người Trung Quốc là Vi Tiểu Bảo có tham dự vào những vụ đó
hay không ? Lịch sử nước Nga tuyệt không nói đến, e rằng Trung Quốc sử cũng
khó lòng tra khảo ra được.
Nhắc lại Vi Tiểu Bảo đưa sứ thần nước La Sát về theo. Đoàn người đi mãi,
một hôm về tới Bắc Kinh.
Bọn Khang thân vương, Sách Ngạch Đồ cùng vương công đại thần thấy gã trở
về một cách đột ngột, ai nấy vừa kinh hãi vừa vui mừng.
Nguyên hôm ấy gã đem đoàn thuỷ binh ra biển rồi từ đó mất tích. Triều đình
đã mấy lần phái người đi điều tra, ai cũng trở về nói là biển cả mênh mang, chẳng
có một vết tích chi hết. Lại không thấy một con thuyền hay một tên lính nào trở
về.
Nhà vua yên trí rằng Vi Tiểu Bảo cùng đội chiến thuyền ngẫu nhiên gặp bão
ở giữa biển, toàn quân đã bị chìm đắm.
Tin tức Vi Tiểu Bảo về tới nơi bào vào cung, vua Khang Hy lập tức triệu gã
vào bệ kiến.
Vi Tiểu Bảo thấy nhà vua vẻ mặt tươi cười, gã khấu đầu bái kiến rồi lược
thuật những chuyện đã trải qua.
Nhà vua sai gã đi chuyến này với mục đích tiêu diệt Thần Long giáo và bắt
giả Thái Hậu. Hiện nay nghe nói Thần Long đảo đã bị đánh phá nhưng giả Thái Hậu
chưa bắt được. Tuy nhiên gã lại kết được bằng hữu với nước La Sát.
Nhà vua thấy Vi Tiểu Bảo bình yên trở về, mặt rồng hớn hở, lại thấy nói
nước La Sát gửi sử thần đến bái kiến, càng lấy làm vui lòng, liền hỏi kỹ lại mọi tình
hình.
Vi Tiểu Bảo tường thuật từ đầu đến cuối. Khi gã nói tới vụ giúp Tô Phi á
thúc giục đội hoả thương làm loạn, và vụ lập hai vị đại tiểu Sa hoàng, còn Công
chúa La Sát làm Nữ Nhiếp Chính Vương, đức vua cười khanh khách phán :
- Con mẹ nó ! Ngươi học được cái khôn của nhà Đại Thanh ta rồi đem qua
nước La Sát dạy cho nữ quỉ.
Hôm sau vua Khang Hy ra triều, tuyên triệu sứ thần nước Lá Sát vào bệ kiến.
Cả triều đình chỉ có một mình Vi Tiểu Bảo là hiểu tiếng La Sát.
Thật ra tiếng La Sát rất khó học, Vi Tiểu Bảo mới ở bên đó có mấy tháng
nên chưa biết được nhiều. Những lời chúc tụng của sứ thần nước La Sát trong mười
câu có đến chín câu gã không rõ nghĩa, nhưng gã coi thường, vì chẳng ai hiểu
tiếng La Sát, gã cứ bịa đặt nói ra.
Ngày trước gã đã học thuộc bài văn bia của Lục Cao Hiên có những câu
"Hàng mấy nghìn năm, mới có một nhà Đại Thanh, uy linh hiển hách, tế độ lê dân" gì
gì, gã liền nói ra.
Vi Tiểu Bảo vừa nói vừ liếc mắt dòm trộm vua Khang Hy. Gã thấy long nhan
vui vẻ, cười nói mê ly thì biết bài văn kia có thể dùng được.
Gã liền cất tiếng dõng dạc đọc :
"Hàng yêu phục ma, như nhật sơ thăng.
Vũ dực phụ tá, thổ cố nạp tân.
Vạn thọ bách tường, vô bất phong đấng.
Tiên phúc vĩnh hưởng, phổ thế sùng kính,
Thọ dữ thiên tề, văn võ nhân thánh.
Tu du, thiên hiện..."
Gã đọc tới hai chữ "thiên hiện" liền dừng lại nghĩ thầm :
- Nếu ta còn đọc tiếp tất phải lòi đuôi cáo ra.
Gã liền nói :
- Tiểu Sa hoàng và nhiếp chính vương nước La Sát dâng lời chúc tụng Hoàng
đế Trung Quốc, cầu mong đức vạn tuế thánh thọ an khang.
Bài văn đó nguyên là của Lục Cao Hiên soạn ra để tán tụng Hồng giáo chủ ở
Thần Long Giáo. Bây giờ Vi Tiểu Bảo đem ra đọc thuộc lòng, tuy không được
hợp tình cảnh cho lắm, nhưng những câu "Văn võ nhân thánh", "Thọ dữ thiên tề"
đúng là những câu chúc tụng một vị đế vương.
Vua Khang Hy cũng biết những câu văn thanh nhã cổ kính này, nhất định Vi
Tiểu Bảo chẳng thể ứng khẩu dịch ra được, mà là gã đã thương lượng với sứ giả
chuẩn bị từ trước, bây giờ gã thuộc lòng rồi cứ thể mà đọc. Nhà vua tuyệt đối
không ngờ đó là bài văn chúc tụng Hồng giáo chủ mà Vi Tiểu Bảo đã đem râu
ông nọ cắm cằm bà kia.
Sứ thần nước La Sát lại đưa trình những lễ vật của nước La Sát dâng biếu.
Nguyên khí hậu nước La Sát còn có phần lạnh giá hơn cả miền Liêu Đông
nước Trung Quốc, nên những loại đặc sản như da điêu, da hồ vừa dầy tuyệt vừa
mịn màng, đẹp hơn thổ sản Liêu Đông nhiều.
Bọn đại thần người Mãn Châu đều là những tay sành sỏi về những thứ thổ sản
này. Họ vừa ngó thấy đã biết ngay là của quí và tấm tắc khen không ngớt miệng.
Vua Khang Hy liền hạ chỉ cho Vi Tiểu Bảo khoản đãi sứ thần một cách trịnh
trọng và dặn gửi tặng phẩm vật Trung Quốc đưa về tặng lại cho Sa hoàng cùng
nhiếp chính vương nước La Sát.
Sau khi bãi triều, vua Khang Hy triệu Thang Nhược Vọng và Nam Hoài Nhân
vào cung ra lệnh cho hai người đó đến hội kiến với sứ thần La Sát.
Nam Hoài Nhân là người nước Tỷ Lợi thì cũng