Vi Tiểu Bảo nói :
- Phải rồi ! Ngô Tam Quế là...
Gã đột nhiên dừng lại vì nghĩ tới nếu mình buột miệng nói hết câu để chiếm phần tiện nghi thì tất làm cho sư phụ phải bực mình. Gã liền lảng sang chuyện khác:
- Nếu ba vị đã dùng cơm rồi thì chúng ta qua đông sảnh uống trà.
Quần hùng sang ngồi bên đông sảnh uống trà và ăn bánh xong, Vi Tiểu Bảo liền cho tùy bộc lui ra và dặn chúng nếu không hô hoán thì bất cứ là ai cũng đừng cho vào.
Trần Cận Nam lại phái mười mấy người trong hội canh gác chung quanh sảnh đường và trên nóc nhà rồi đóng cửa cài then, cùng quần hùng ngồi vào bàn thương nghị đại sự.
Trước hết ông giới thiệu vợ chồng Quy Tân Thụ cùng mọi người trong Mộc Vương phủ, tuyệt không nhắc đến vụ Ngô Lục Kỳ.
Vợ chồng họ Quy tuy ẩn cư đã lâu ngày mà bọn Liễu Đại Hồng, Ngô Lập Thân vẫn đem lòng ngưỡng mộ, giữ thái độ cực kỳ cung kính.
Quy nhị nương lên tiếng trước :
- Ngô Tam Quế cất quân từ Vân Nam đánh vào Hồ Nam, Tứ Xuyên, binh tướng rất là hùng mạnh. Dọc đường phá lũy cướp thành dễ như chẻ trẹ Ngày trước tuy Ngô Tam Quế đầu hàng bọn Thát Đát để mất giang sơn nhà Đại Minh, gây lên tội ác rất lớn, nhưng hắn cũng là người Hán như chúng tạ Theo ý kiến của Quy nhị gia thì chúng ta hãy tiến vào Hoàng cung đâm chết Hoàng đế Thát Đát khiến bọn chúng như rắn mất đầu, rối loạn cả lên, rồi tiếp tục đánh giết đoạt lại giang sơn.
Chưa hiểu cao kiến của các vị thế nào ?
Mộc Kiếm Thanh hỏi :
- Dĩ nhiên chúng ta phải giết Hoàng đế Thát Đát, nhưng hiện giờ tên gian tặc Ngô Tam Quế dấy quân tạo phản mà giết Hoàng Đế ngay thì có khác gì viện trợ gian tặc ?
Quy nhị nương đáp :
- Ngày trước Ngô Tam Quế sát hại Mộc Vương gia, dĩ nhiên Mộc công tử không chịu tha hắn, nhưng việc lớn ngày nay là sự phân biệt kẻ Mãn người Hán.
Chúng ta hãy giết hết bọn Thát Đát rồi thủng thẳng tính đến việc đối phó Ngô Tam Quế cũng chưa muộn.
Liễu Đại Hồng lên tiếng :
- Giả tỷ Ngô Tam Quế khởi binh đắc thắng, tự tiện lên làm Hoàng đế rồi, sau muốn đụng đến hắn thật không phải chuyện dễ dàng. Theo thiển kiến của vãn bối thì chúng ta hãy để bọn Ngô Tam Quế và bọn Thát Đát chém giết lẫn nhau tơi bời, chúng ta đóng vai ngư phủ thủ lợi. Vì thế vãn bối tưởng hiện giờ mình không nên hành thích Hoàng đế Thát Đát ngay.
Liễu Đại Hồng tuy râu tóc bạc phơ, nhưng vợ chồng Quy Tân Thụ nổi danh đã lâu, lão đối với hai nhân vậ này tỏ vẻ cực kỳ cung kính mới tự xưng là vãn bối.
Bọn Mộc Vương phủ có mối thù sâu tựa bể với Ngô Tam Quế đều muốn nhìn thấy hắn bị tiêu diệt trước, nên ai cũng đồng ý theo quyết định này.
Quy nhị nương nói :
- Ngô Tam Quế dựng cờ khỏi nghĩa chinh thảo quân Hồ lỗ để trung hưng nhà Đại Minh, phò tá Chu Tam Thái tử lên ngôi. Đây là hịch văn của Ngô Tam Quế dấy quân đánh giặc. Xin các vị coi đi !
Mụ nói rồi rút trong mình ra tờ giấy trắng lớn trải trên bàn.
Trần Cận Nam cất tiếng đọc :
- "Nguyên tổng binh trấn thủ Sơn Hải quan, nay phụng chỉ lãnh chức đại nguyên soái, tổng thống Thủy lục quân khắp thiên hạ, đánh giặc Hồ Lỗ, trung hưng Đại Minh, Đại tướng quân Ngô truyền hịch cho văn võ quan viên cùng quân dân khắp thiên hạ được biết:
Bản trấn đội ân sâu của nhà Đại Minh đời đời tập Tước trấn thủ Sơn Hải quan...
Trần Cận Nam biết phần lớn quần hào không thông văn mặc nên đọc tới đâu giải thích tới đó. Ông giải thích rõ ràng xong đoạn đầu rồi tiếp tục đọc xuống dưới.
Đoạn kế tiếp hịch văn nói về vụ Lý Tự thành đánh phá Bắc Kinh. Vua Sùng Trinh chầu trời. Hắn vì việc báo thù cho quân phụ nên bất đắc dĩ phải mượn quân Mãn Thanh để đánh phá Lý Tự Thành.
Đoạn sau bài hịch văn nói :
- " May mà tên cừ khôi thất bại, bản trấn đang định lựa chọn tự quân kế thừa nghiệp lớn và gia phong phiên quốc, cắt đất đền ơn chúa Mãn. Không ngờ Hồ lỗ xảo quyệt, trái nghịch thiên đạo, phải bội minh ước, đã thừa cơ nội bộ không hư, chiếm cứ Yên Kinh. Chúng lại lấy cắp thần khí của tiên triều, biến đổi áo xiêm Trung Quốc. Bản trấn biết mình lầm lỡ rước voi đuổi cọp và mang tội ôm rơm chữa cháy....... " Quy nhị nương xen vào :
- Sau Ngô Tam Quế tự biết lỗi lầm về vụ mượn quân Mãn Thanh để phá Lý Tư.
Thành, nhưng tiếc là đã chậm mất rồi, hối hận cũng không kịp nữa.
Liễu Đại Hồng hắng dặng lên tiếng :
- Tên gian tặc này miệng lưỡi giảo quyệt nói rất dễ nghe, nhưng toàn là luận điệu giả dối.
Quy nhị nương không lý gì đến lão, giục Trần Cận Nam :
- Trần Tổng đà chúa ! Xin tổng đà chúa đọc tiếp đi !
Trần Cận Nam dạ một tiếng rồi đọc tiếp :
- " Bản trấn lòng như dao cắt, giận mình hộc máu, hối hận thì sự đã rồi. Sau muốn đảo qua đánh ngược lên Bắc, quét sạch lũ hôi tanh thì vừa gặp Tam Thái tử của tiên hoàng.
Năm Thái tử lên ba tuổi, Tiên hoàng đã thích chữ vào đùi để làm ký hiệu trân trọng ủy thác. Bản trấn uống máu nín nhịn, nuôi chí chờ thời, lựa tướng luyện binh, mật đồ hưng phục. Từ đấy đến nay đã ba chục năm.
Liễu Đại Hồng nghe tới đây không nhẫn nại được nữa, vỗ bàn lớn tiếng :
- Nói láo ! Nói láo ! Hắn là một tên gian tặc lòng lang dạ thú, trời đất không dung. Nếu hắn quả có một chút tâm địa hưng phục nhà Đại Minh thì sao ngày trước lại sát hại Vĩnh Lịch Hoàng đế, Vĩnh Lịch Thái tử ? Việc này khắp thiên hạ đều biết hết. Hắn còn chối cãi được chăng ?
Quần hùng thấy Liễu Đại Hồng râu tóc dựng đứng cả lên đều tâm phục lão là người trung nghĩa. Ai cũng nghĩ rằng mười hai năm trước đây Ngô Tam Quế đã đem cha con Vĩnh Lịch Hoàng đế ra chợ Côn Minh xử tử thì chẳng còn cách nào chối cãi được.
Quy nhị nương nói :
- Lời nói của Liễu đại ca quả đã không lầm. Ngô Tam Quế nhất quyết chẳng phải trung thần nghĩa sĩ. Dù là đứa trẻ lên ba cũng đã biết rồi. Chúng ta đi hành thích Hoàng đế Thát Đát chỉ vì mục đích duy nhất là phản Thanh phục Minh, tuyệt không có ý trợ lực cho Ngô Tam Quế lên làm Hoàng đế.
Trần Cận Nam nói :
- Để tại hạ đọc xong bài hịch văn rồi chúng ta sẽ thương nghị kỹ càng.
Ông nói rồi đọc tiếp :
- " Nay Hồ chúa vô đạo, gian tà lên cao. Kẻ sĩ trung nghĩa bị hạ xuống thấp , những quân ty tiện, thân hèn sâu, cái phận mọn kiền ruồi lên làm chức lớn...
Ông đọc tới câu này liếc mắt nhìn Vi Tiểu Bảo cười nói :
- Câu này trong hịch văn nhắc tới ngươi rồi đó.
Vi Tiểu Bảo lắng tai nghe sư phụ đọc hịch văn, chỉ chú ý đến giọng lên bổng xuống trầm , thanh điệu lọt tai, còn chẳng hiểu gì mấy. Bây giờ gã thấy sư phụ nói trong bài hịch của Ngô Tam Quế có nhắc đến mình, gã không khỏi vừa kinh hãi vừa mừng thầm, vội hỏi :
- Thưa sư phụ ! Hắn bảo đệ tử làm sao ? Dĩ nhiên lão con rùa đó nói đệ tử chẳng ra gì.
Trần Cận Nam đáp :
- Hắn bảo những người tử tế có học vấn và có đạo đức đều làm quan nho?
như hạt vừng hạt đậu. Còn kẻ vô tích sự , hèn mạt đê tiện lại làm quan tọ Hắn chẳng nói ngươi thì còn ai vào đây ?
Vi Tiểu Bảo lại hỏi :
- Còn chính lão thế nào ? Quan chức của hắn lớn hơn đệ tử nhiều mà so với đệ tử hắn còn vô dụng hơn thì sao ?
Quần hùng nghe nói đều phì cưới. Có người nói :
- Trong triều đình Thát Đát, chẳng ai quan tước cao sang bằng Bình Tây thân Vương.
Trần Cận Nam lại tiếp tục đọc nốt đoạn chót :
- " Núi thảm sông sầu, mẹ la con khóc. Thậm chí sao chổi xuất hiện.
" Thượng thiên phẫn nộ, thổ liệt sơn băng. Địa hạ Oán hờn, cỏ cây ngơ ngác.
" Bản trấn trông lên ngó xuống, dốc dạ trung thành, trừ bạo cứu dân , thuận lễ Trời và hợp lòng người. Gặp buổi đầu xuân, ngày lành tháng tốt, cung phụng Thái tử, tế cáo thiên địa, lên ngôi đại bảo, mở nghiệp nhà Châu.
Ông đọc xong lại giải thích hết đoạn chót.
Trong bọn quần hùng, ngoại trừ Trần Cận Nam và Mộc Kiếm Thanh là hai nhân vật học vấn uyên thâm, còn toàn những người ít khi đọc sách. Ai cũng cảm thấy bài hịch văn nói đâu ra đó, nhưng có chỗ không đúng, mà chẳng hiểu sai trật thế nào, không diễn ra được.
Mộc Kiếm Thanh trầm ngâm một lúc rồi lên tiếng :
- Trần Tổng đà chúa ! Hắn đã đưa Chu Tam thái tử lên ngôi đại bảo mà sao lại không khôi phục quốc hiệu Đại Minh, tự đổi quốc hiệu thành nhà Châu ? Chỗ này thật sơ hở rất lớn. Huống chi Chu Tam thái tử mà hắn nói đây chưa rõ chân giả.
Chẳng ai mắt thấy tai nghe. Đột nhiên hắn đưa Chu Tam thái tử ra một cách rất hàm hồ. Chắc là Ngô Tam Quế kiếm một thằng nhỏ chưa hiểu việc đời làm Chu Tam thái tử để hiệu triệu quốc dân. Thực sự Chu Tam thái tử nào đó chỉ là bù nhìn.
Quần hùng đều gật đầu khen phải.
Quy nhị nương nói :
- Ngô Tam Quế dùng Chu Tam thái tử làm bù nhìn là một điều chắc chắn không còn nghi ngờ gì nữa, bất luận chân hay giả cũng vậy mà thôi. Có điều Chu Tam thái tử đâu phải là đứa con nít. Đức Tiên hoàng tuẫn quốc đến ba chục năm, nếu đúng Chu tam thái tử thật thì nay ít ra cũng đã ngoài ba mươi tuổi.
Vi Tiểu Bảo xen vào :
- Người ngoài ba chục vẫn là trẻ nít không hiểu việc đời sao lại không có ?
Hà hà...
Gã nói rồi liếc mắt nhìn Quy Chung.
Trong quần hùng có mấy người không nhịn được phải phì cười.
Quy nhị nương lông mày dựng ngược đã toan phát tác, nhưng mụ nghĩ lại nhận thấy lời Vi Tiểu Bảo nói đúng. Thằng con bảo bối của mụ đã ngoài ba chục tuổi mà vẫn còn là đứa trẻ nít không hiểu việc đời. Bất giác mụ buông tiếng thở dài.
Quần hùng tiếp tục thương nghị hồi lâu. Người thì chủ trương hãy mượn tay Vua Khang Hy trừ khử Ngô Tam Quế trước. Kẻ lại bảo tuy Ngô Tam Quế gian ác nhưng cũng là người Hán, nên giúp hắn đánh đuổi quân Thát Đát, khôi phục lại giang sơn rồi sẽ trừ diệt hắn sau. Vì chính kiến bất đồng nên cuộc nghị luận hồi lâu vẫn chưa đi tới quyết định.
Sau mọi người đều chăm chú nhìn Trần Cận Nam vì ai cũng biết ông là nhân vật túc trí đa mưu, tất có cao kiến đưa ra đề nghị xác đáng.
Trần Cận Nam nói :
- Chúng ta phải lấy giang sơn làm trọng. Nếu bây giờ giết chết Vua Khang Hy ngay thì dĩ nhiên thanh thế Ngô Tam Quế nổi lên như sóng cồn. Một đằng Trịnh vương gia ở Đài Loan cũng vượt biển chinh tây, tiến vào Mân, Triết, đánh thẳng lên Giang Tộ Thế là hai mặt đông tây giáp kích, nhất định bọn Thát Đát phải tan vỡ...
Ông dừng lại một chút rồi tiếp :
- Khi đó nếu Ngô Tam Quế tiến vào thành mà muốn tự xưng Hoàng đế thì binh lực của Trịnh Vương gia, thêm vào anh hùng các lộ như Mộc Vương phủ, Thiên Địa Hội cũng khó lòng kiềm chế được tên gian tặc biết làm thế nào ?
Tô Cương lạnh lùng hỏi lại :
- Trần Tổng đà chúa nói vậy phải chăng là tính giúp cho Trịnh Vương gia ở Đài Loan?
Trần Cận Nam nghiêm nghị hỏi lại :
- Trịnh Vương gia nổi tiếng khắp thiên hạ vì lòng trung nghĩa, chẳng lẽ Tô huynh không tin được chăng ?
Tô Cương đáp :
- Trần tổng đà chúa dốc lòng trung trinh nghĩa hiệp ai cũng khâm phục. Nhưng chung quanh Trịnh Vương gia rất nhiều