Vân hương trấn, quân doanh Bố Chính lúc này hừng hực không khí chiến đấu.
Binh sĩ mới tinh tơm tân chiến giáp đứng xếp hang ngũ chỉnh tề.
Nói thực nếu đây không phải là một cái vóc người nhỏ bé á đông quân đội thì thực chất người nhìn vào rất dễ lầm tưởng là một chi La Mã quân đoàn Legion chứ danh.
400 quân thiết giáp chỉnh tề trên tay cầm đại khiên che gần như toàn thân cũng là sao chép không khác của người La Mã.
Nhóm này cầm trên tay trường thương có hơi ngắn chỉ có 1,5 chiều dài mà thôi, bên hông cũng được trang bị kiếm hai lưỡi cũng là mô phỏng kết cấu của Gladius.
Đặc biệt kiếm này được đeo bên phải hông trùng với tay rút kiếm.
Sở dĩ điều này được thực hiện vì kiếm này là ngắn chỉ có 55cm mà thôi.
Cho nên dù là cùng bên vẫn có thể rút ra nhẹ nhàng.
Đeo kiếm bên trái khi rút ra rất dễ gây tổn thương cho đồng đội.
Nói một cách chính xác thì thân binh nhóm đã được trang bị đúng như lính Legion hoàn toàn.
Tại sao Ngô Khảo Ký lại tổ chức một nhánh quân dập khuôn theo binh đoàn La Mã trong khi lúc này Châu Âu đã bỏ qua phương pháp tác chiến này? Điều này vẫn là một dấu hỏi cần được giải đáp.
Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây hiện ra đó chính là thân binh nhóm quen thuộc với việc sử dụng chiến đao.
Ngay lập tức trong thời gian ngắn thay đổi vũ khí sẽ khiến họ không quen thuộc? Ngô Khảo Ký tại sao lại phạp sai lầm ngớ ngẩn đến vây.
Nhóm 800 sương binh cũng được trang bị lại hoàn toàn và chỉ có 3 ngày làm quen với trang bị “mới”.
400 được trang bị trường thương thì vẫn như cũ, dài 1,8m.
Đây là trang bị chung của sương binh rồi , vì trường thương luôn tiết kiệm sắt thép, cho nên thông thường sương binh khắp nơi Đại Việt đều là một màu trường thương.
Nhưng trường thương của Bố Chính sương binh quân không phải sắt thường hay gang đúc mà chính xác là thép tôi chất lượng, sắc bén vô cùng.
Nhưng nếu chỉ có vậy thì không phải là cái gì mới lạ, đám trường thương binh này cũng được trang bị kiếm Gladius ngắn hai lưỡi bên người, nếu chẳng may bị áp sát hay mất đi trường thương thì đám này vẫn có thể cận chiến vật lộn như thường.
Một thanh kiếm Gladius của người Bố Chính nặng chưa đủ 1kg.
Đơn giản vì thép tốt đủ để họ hạ xuống trọng lượng mà không giảm đi độ bền chắc.
Khoan hãy nói đến diệu dụng của thứ vũ khí này mà hãy nói đến trang bị giáp của đám xương binh.
Tứ chiếc mũ da tứ phương quen thuộc chẳng có tác dụng bảo vệ nào thì lúc này họ đã được trang bị mũ quả dưa có vành.
Nói trắng ra rất giống mũ cối của Giải Phóng Quân.
Đây chính là loại mũ trụ có vành thường gặp của quân tướng hay cận vệ quân thời này phổ biến cả Tống quân, Việt quân.
Thường thì mũ này được làm bằng gang, có khi bằng sắt non hoặc đồng.
Vì để giảm thiểu thời gian chế tạo và muốn đại lượng sản suất cho sương binh cho nên Ngô Khảo Tích lựa chọn đúc gang cho nhanh chóng, chẳng qua gang này đã được ủ trong nhiệt độ cao 72 giờ để biến thành gang dẻo, về một mặt nào đó gang dẻo chất lượng không thua kém thép loại thường.
Đối với Ngô Khảo Ký việc trang bị mũ này cho sương binh chỉ là một cái phẩy tay không quá quan trọng, nhưng đối với 1500 sương binh đang tại nhiệm tại Bố Chính đó là thiên tốt vạn tốt chuyện.
Từ một chiếc mũ chẳng có lợi ích thiết thực bảo vệ cơ thể, giờ đây họ đã được một thiết bị có khả năng chống tên siêu cường.
Tất nhiên đãi ngộ cho sương binh vẫn là thấp, Ngô Khảo Ký không hề trang bị cho họ lá gáp bảo vệ mang tai và gáy.
Nhưng các sương binh này để ý sao? Họ tự hiểu bản thân minh là tốt hôi, giờ đã được tăng trang bị đến mức thân quân của các thế lực khác còn đòi hỏi thêm?
Thân giáp chính của sương binh toàn bộ là một miếng thép mỏng được gò thành một mặt lồi treo phía trước ngực bụng của sương binh.
Tấm giáp này thực tế có đai gắn vào hông.
Tức là trọng lượng không đè lên vai của người đeo mà nằm hết hai bên hông chính vì thế cho dù di chuyển xa cũng không gây nên mệt mỏi cho binh sĩ.
Hai quai đeo qua vai chỉ là hình thức cố định miếng giáp này mà thôi.
Sương binh không được bảo vệ phía sau lưng.
Một nửa còn lại gồm 200 người sương binh không có trang bị thương cùng kiếm Gladius, mà họ được trang bị trường đao cùng khiên tròn nhỏ.
Đặc biệt nhóm này có đeo theo một túi da không hiểu để làm gì.
200 người còn lại là nỏ binh nhưng có đeo khiên nhỏ phía lưng cùng kiếm Gladius bên hông.
Nhóm này không những có thể tấn công xa mà có thể cận chiến cũng dũng mãnh khôn kém.
Tất cả cũng chỉ là Ngô Khảo Ký đủ sắt thép để trang bị hai ba món vũ khí cho mỗi người.
Cùng số lượng vũ khí này thì người khác có thể trang bị số lượng gấp 2-3 lần quân sĩ của Bố Chính.
Nhưng Bố Chính hoàn cảnh đặc biệt, nơi này thiếu người chứ không thiếu sắt thép và vũ khí.
Cho nên hiện tượng đi ngược lại số đông ở Bố Chính không có gì là khó hiểu.
Nói chung trang bị sương binh của Bố Chính lúc này chính là trang bị tiêu chuẩn thân binh của các thế lực khác, có khi còn mạnh ngang trang bị của cấm vệ quân nếu so về số lượng.
Còn về chất lượng từng món thì đừng so sánh vì thép và sắt non là hai phạm trù rất khác nhau.
Cái mà Ngô Khảo Ký gọi là tân chiến pháp đã được quân sĩ luyện tập khá nhuyễn trong gần một tháng trời.
Xuốt hai ngày qua là lúc mà Ngô Khảo Ký kiểm duyệt kết quả cùng kết hợp sử dụng một số thứ mới mẻ.
Lúc này hắn cảm thấy đạt yêu cầu cho nên hạ lênh xua quân tiến đánh Bản Ro của người Môn.
Đứng trên điểm tướng đài vốn dĩ cần nói gì đó khích lệ quân đội.
Nhưng vị chủ tướng này chỉ nói đúng một câu “ Xuất phát” vậy là hàng ngũ sắt thép quân sĩ ầm ầm đi ra quân doanh và tiến về phía địch nhân.
Con đường độc đạo đi vào hạp cốc nơi Bản Ro tọa lạc là một con đường nhỏ gập gềnh sỏi đá, phía bên phải là một con suối nhỏ, bên trái đó chính là rừng cây bụi có thể dễ dàng ẩn chứa phục binh.
Theo như lẽ thường nếu dẫn quân vào một khu vực như vậy thì binh sĩ sẽ hết sức lo sợ.
Nhưng làm gì thấy được biểu hiện đó trên gương mặt của những người binh sĩ của Bố Chính.
Đừng nói thân binh nhóm gan dạ dũng cảm thiện chiến lão binh.
Ngay cả sương binh nhóm cũng tự tin bừng bừng.
Mười dặm đường sỏi đá gập ghềnh, quân đoàn bố chính như một con rắn lượn lỡ mà trườn tới.
Không có cách nào khác, đường đi quá hẹp chỉ đủ cho 5 người chien chúc một hàng, để dãn cách đủ an toàn thì chỉ có 4 người một hàng mà thôi.
— QUẢNG CÁO —
400 thân binh trang bị Legion quân đoàn được bố trí đi ngoài cùng sát với mé rừng.
Việc tách thân binh có sức chiến đấu thành một giãy dài như vậy rõ ràng là không hợp lý và sẽ bị phản đối bởi các quân tướng có kinh nghiệm.
Nhưng lạ thay lúc này toàn bộ lão tướng như Ngô Tam, Đỗ Liễm, Ngô Văn Vỗ, Đỗ Tùng lại hết sức ủng hộ và chờ mong.
Thậm trí chính Ngô Văn Vỗ, Đỗ Tùng, Đỗ Bách, Đỗ Siêu, Đỗ Mạc, Ngô Văn Vân, Ngô Văn Sơn lại là người xung phong đi nơi hàng ngoài đầy mạo hiểm và nguy cơ.
Tốn một canh giờ thì quân Bố chính mới đi được nửa đường.
Tức là 2 tiếng đồng hồ mới chỉ nhích lên được tầm 3km.
Ngô Khảo Ký không yêu cầu đi nhanh, hắn yêu cầu giữ nhịp độ và giữ sức.
Bởi vì đây không phải là một cuộc hành quân lấy kỳ chế định, vùng này khắp nơi là tai mắt người Mông.
Cho nên bất kì lúc nào quân Bố Chính động thì họ đều biết, đi nhanh cũng chẳng thể tránh được phục binh.
Đã thế giữ nhị giữ sức mới là quan trọng.
Xiu xiu xiu….
Đúng lúc này một loạt tiếng động trong rừng vang lên.
Phập , phập, lạch cạch , leng cheng….
Lại một loạt tiếng động vang lên sau đó.
Tiếng kêu thét bắt đầu vang vọng một đoạn bờ suối.
Người Môn đã bắt đầu tập kích, đúng như dự đoán họ đánh vào phía giữa của quân đoàn Bố Chính.
Lúc này “con rắn” Bố Chính quân đã lọt thỏm vào trong cánh rừng đại ngàn, một bên là suối một bên là cánh rừng âm u đầy phục binh.
Người Môn ý định không nhỏ, họ muốn ăn trọn cánh quân này.
Nếu là chỉ đánh chặn đầu đe dọa thì có thể lựa chọn tấn công sớm hơn.
Sau loạt tên đầu tiên thì đúng là có một vài xương binh bị thương.
Dù sao vai cổ và cánh tay của họ cũng ít được bảo vệ.
Tiếng kêu la vang trời vang vọng một góc rừng.
Thực tế chỉ có tầm 10-15 sương binh trúng tên mà thôi, vạn hạnh là không có người nào bị trúng vị trí chí mạng cả.
Đau đớn là có nhưng tính mạng không nguy cơ, cung tên của người Môn rất yếu sức sát thương không mạnh.
Đối với quân Legion Bố CHính thì họ thật kinh thường các mũi tên này, thậm chí chúng còn không gây sây sát nổi chiến giáp của họ.
Phần yếu nhất của Legion