"Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời..."
Vụ án Đồng dao đã có những nạn nhân thứ hai và tiếp tục là một gia đình. Đỗ Quân cho người gửi thư đến, chỉ tóm tắt vài ý chính. Một nhà ba người, lặp lại cảnh tượng như với gia đình họ Lưu ngày ấy. Đứa con trai duy nhất trong già đình họ Triệu được giữ lại mạng sống chỉ để chạy đến phủ Kiểm Pháp báo án. Lần này hung thủ tàn độc hơn vạn phần, đứa nhỏ không những bị hạ Chúc Đương Phong như Lưu Thị Lan, mà lưỡi cũng bị cắt mất. Tuy rằng được sống nhiều hơn cha mẹ vài canh giờ, nhưng có lẽ nỗi đau đớn mà cậu bé phải chịu là không thể tưởng tượng nổi.
Trần Thuyên thở dài, đuôi mắt trĩu nặng.
Anh gõ tay vào trán mấy cái, như hạ quyết tâm: "Ta sẽ sắp xếp để nàng quay về kinh thành trước, đầu giờ Thân xuất phát."
"Được." Tôi gật đầu.
"Ba hôm nữa Thượng hoàng rời đến núi Yên Tử, ta phải theo hầu... Trước mắt phải dựa vào nàng rồi."
Thì ra đây là lý do mà Trần Nhân Tông giao cho tôi kỷ vật của người bạn cũ. Đến lúc thật sự buông bỏ, hãy trao lại cho người có duyên.
Thượng hoàng quyết định lên tu tại núi Yên Tử, lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu đà, ngoài ra ông còn có vài ba đạo hiệu nữa mà người đời sau quen thuộc hơn như là Trúc Lâm Đại Đầu đà, Trúc Lâm Đại sĩ hay Giác hoàng Điều ngự.
Thực tế, nhiều người không biết rằng ngay từ khi còn ở ngôi Hoàng thái tử thì Trần Nhân Tông đã muốn rời bỏ chốn cung đình để đi tu nhưng không được chấp thuận. Thậm chí có lần ông còn nhân lúc nửa đêm, một đường trốn lên núi Yên Tử ẩn tu. Về sau vua cha (khi ấy là Trần Thánh Tông - Trần Hoảng) biết được mới cho quân lên thỉnh về. Không khó để thấy được cái tính "cà bất cà bơ" của Trần Thuyên là từ đâu ra nhỉ.
Quay về chuyện chính. Hơn một tháng rồi chưa tra được manh mối về hung thủ, lại xuất hiện thêm cái chết của cả một gia đình. Tôi tự cảm thấy mình chỉ là một đứa con gái kém cỏi nhưng Trần Thuyên lại lại phản bác, anh cho rằng cách phân tích vụ án của tôi rất đặc biệt, chắc chắn sẽ giúp ích được phần nào. Trần Thuyên lại không thể tự mình quay về nên đành lệnh cho một Dạ Hành đưa tôi và Đông Ly trở lại kinh đô, kết hợp cùng Đỗ Quân trực tiếp tra án. Anh nói rằng lo xa một chút cũng không thừa.
Vị Dạ Hành "hộ tống" chúng tôi trên đường trở về tên là Đoàn Duy Kính. Duy Kính có lẽ khoảng hai lăm - hai sáu tuổi, dáng người cao lớn, cơ bắp nổi cuồn cuộn. Y có gương mặt góc cạnh, đôi mắt một mí dường như luôn nhắm nghiền. Ấn tượng của tôi và Đông Ly đối với con người này là cực kỳ ít nói.
Như tôi được biết thì Dạ Hành tổng cộng có chín người. Phần lớn họ đều hoạt động trong bóng tối, ngoại trừ ba người được nắm giữ chức vụ cụ thể là Thành An - Nhất đẳng Ngân bài Thị vệ, Bách Chu – Hữu Ngân bài Thị vệ và Hữu Bình – Tả Ngân bài Thị vệ. Tôi đã được gặp mặt Thành An, Bách Chu và Bất Doanh (người có khả năng khám nghiệm tử thi), còn vị Tả Ngân bài Thị vệ thì chỉ được biết qua lời Trần Thuyên. Riêng Đỗ Quân không thuộc Dạ Hành nhưng vẫn có quyền lực đối với "đội quân" đặc biệt này, tôi cũng chưa có cơ hội được hỏi rõ nguyên do vì sao.
Ra tới bến thuyền lớn, Duy Kính dẫn theo Đông Ly xách đồ lên thuyền, sắp xếp phòng ở. Tôi đứng một mình ở dưới chờ đến lúc xuất hành, cảm nhận từng cơn gió mát lành thổi đến từ lòng sông rộng lớn. Dõi mắt nhìn ra xa chỉ thấy núi non chập chùng. Tôi hít một hơi thật sâu, trong lòng bỗng dâng lên một dự cảm không lành.
Bầu trời xanh ngắt, từng cụm mây trắng lớn cuốn vào nhau che mất vầng dương chói chang. Rõ ràng mọi thứ đều ổn, nhưng dường như những an bình của hiện tại sẽ chẳng thể dài lâu.
"Tiểu thư Niệm Tâm?"
Suy nghĩ bị cắt đứt, một dáng hình thoát tục quen thuộc xuất hiện trong tầm mắt.
"Học sĩ Tái!" Tôi vui mừng.
Nguyễn Tái vừa xuống thuyền, khuôn mặt vẫn đượm nét mệt mỏi: "Tiểu thư trở lại kinh thành sao?"
Ông tỏ ra đôi chút ngạc nhiên.
"Đúng vậy." Tôi rũ mắt. "Ở nhà có chuyện nên tôi phải về trước."
Nguyễn Tái gật gù, không truy hỏi kỹ nguyên nhân. Ông quan sát tôi một hồi, có lẽ nhận ra vẻ thất thần của tôi nên mỉm cười nói: "Mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi."
Một câu không đầu không đuôi, cũng chỉ được coi là một lời an ủi sáo rỗng nhưng là từ Nguyễn Tái nên tôi lại cảm thấy mình có thể yên tâm phần nào.
Ông quay lại phía sau dặn dò đám người dưới sắp xếp đồ đạc rồi bất ngờ hỏi tôi: "Ta đoán Thượng hoàng đã trao lại kỷ vật hai mươi năm trước cho tiểu thư rồi?"
Tôi đần mặt ra, Nguyễn Tái biết việc này? Nếu đã vậy thì không cần giấu diếm làm gì, tôi lựa lời kể lại qua loa tình hình cho ông nghe, ngoài ra cũng thêm thắt một chút tình tiết nhằm "moi" được thêm thông tin về cô gái bí ẩn từ miệng Nguyễn Tái. Chỉ có điều tất cả đều vô dụng, Nguyễn Tái đâu phải trẻ con để bị tôi dắt mũi dễ dàng chứ.
Ông nheo mắt, tay chắp ra sau lưng: "Vậy ra... tiểu thư và nàng ấy đến cùng một nơi."
Thì ra trong mắt họ, chúng tôi từ "một nơi" nào đó rất bí ẩn mà đến.
"Tôi cũng cho là như vậy. Hơn nữa cô gái đó còn gửi tới tôi một lời nhắn..." Tôi mím môi, bất giác nói.
Nguyễn Tái không tỏ rõ thái độ, ông mỉm cười gật gù: "Hẳn là không có chuyện trùng hợp, lời nhắn này tới chín phần là dành cho tiểu thư rồi. Ta chỉ biết khuyên tiểu thư đừng nghĩ quá nhiều, hãy cứ nhìn vào hiện tại là được."
Một lần nữa tôi cảm thấy rúng động. Cả Trần Nhân Tông và Nguyễn Tái dường như đều biết rất nhiều điều nhưng lại không chịu tiết lộ rõ ràng, chỉ nói những câu đầy ẩn ý. Với thân phận của tôi đương nhiên chẳng thể nào kì kèo mặc cả với họ, đúng là tức muốn chết mà.
Trò chuyện thêm vài câu xã giao, chúng tôi nói lời tạm biệt. Nguyễn Tái xoay người tiến vào hành cung, tôi lên thuyền xuôi gió trở về với kinh thành Thăng Long phồn hoa.
Sau vài ngày lênh đênh, đặt chân về tới nhà cũng vừa lúc trời tối, bà quản gia Dư Nương đón tôi từ ngoài cổng lớn, vui mừng bảo: "Cô cả về rồi, bà chủ cũng vừa trở về hôm qua đó ạ."
Ồ, thì ra mẹ đã sắp xếp xong xuôi công việc buôn bán rồi.
Sau khi nhờ Đông Ly chạy sang phủ họ Đỗ để báo tin cho Đỗ Quân, tôi ngồi ăn tối cùng với mẹ mà trong lòng thấp thỏm. Mẹ của hai chị em Đoàn Niệm Tâm là người buôn đây bán đó, tuyệt đối không dễ bị bắt nạt như tên nhóc Nhữ Hài nên tôi càng phải cẩn thận lời ăn tiếng nói khi ở cùng bà.
Hơn nữa, tôi lại không phải là con gái thật sự của bà, mặc dù bà mang gương mặt tương tự với mẹ tôi thì cũng chẳng thể nào tránh nổi cảm giác xa cách. Tôi lén thở dài một hơi, qua được bữa cơm này quả là chuyện không dễ dàng. Từ giờ có sự giám sát của người lớn, chắc chắn cả tôi và Đoàn Nhữ Hài không thể thoải mái như trước được nữa.
Mấy ngày Tết Nguyên Đán ngắn ngủi đương nhiên không tính vì cả nhà tôi ở nhờ phủ Đỗ Quân, chúng tôi chỉ là khách nên mẹ cũng không xét nét quá mức. Ôi giờ thì sao... Thử nghĩ mà xem, hầu hết thời gian bà chỉ quanh đi quẩn lại trong phủ, một bên là đứa con trai làm quan lớn trong triều và đã có ý trung nhân; đứa còn lại là "gái lỡ thì" không ai thèm... dù bậc cha mẹ có dễ tính đến mấy cũng chẳng thể nào yên lòng nổi.
"Tâm, mẹ bảo này."
Cữ nghĩ rằng đã thoát được, không ngờ mâm cơm vừa dọn đi thì cũng là lúc "công chuyện" tới.
"Sắp tới con nên ít ra ngoài lại, thân là con gái không nên xuất đầu lộ diện quá nhiều, con hiểu không? Hơn nữa năm nay con cũng đã gần hai mươi tuổi rồi..., không sao, mẹ đã nói chuyện với bác Hồng hàng xóm, vài ba ngày nữa tìm được mối tốt sẽ đưa đến nhà..."
Người mẹ bắn như súng liên thanh, không hề để ý tới đứa con ế chỏng ế chơ đang trợn mắt lên nhìn mình. Mẹ mới chỉ về nhà có một ngày mà đã kịp đi càn quét thông tin tứ phía, hẳn là đã nghe được mấy lời bàn tán không mấy tốt đẹp về tôi rồi.
Từ khi dọn về nơi này, tôi biết mình sẽ không thể thoát khỏi những cặp mắt như tia laze của mấy bà cô hàng xóm. Tôi thì không để tâm, mà em trai Đoàn Nhữ Hài lại càng bỏ ngoài tai.
Quản gia Dư Nương hay đám người dưới dù có nghe được gì thì cũng đều không dám đem ra bàn tán trước mặt chủ. Hiện giờ mẹ đã về, tôi rơi vào tầm ngắm là chuyện hoàn toàn đương nhiên.
Nói một thôi một hồi mà tôi vẫn cứ ngây ra như phỗng, mẹ liền nhíu mày: "Tâm, mẹ nói con có nghe không?"
"Dạ." Tôi suy tính trong lòng, liền nhoẻn miệng cười đáp. "Con nghe lời mẹ."
Cứ tỏ ra ngoan ngoãn cho xong chuyện. Quả nhiên mẹ rất hài lòng, không còn nhăn nhó với tôi nữa.
Chỉ là nói là một chuyện, làm được hay không là một chuyện khác.
Sáng sớm ngày hôm sau Đỗ Quân đã đích thân qua rước tôi, trên người vẫn mặc nguyên bộ quan phục. Từng gặp mặt nên mẹ có ấn tượng rất tốt với Đỗ Quân, hơn nữa chẳng thế chống lại được thứ ánh sáng chói loà toả ra từ Ngũ đô Chỉ huy sứ nên đã gật đầu cho tôi được "ra ngoài đi dạo" với y.
Đông Ly do không có phận sự nên phải ở nhà, tôi một mình được Đỗ Quân đưa đến một quán rượu nhỏ trong thành. Y giải thích nơi này là một trong những vị trí tập hợp của Dạ Hành, và thường thì cứ sau vài tháng sẽ thay đổi một lần. Đương nhiên quán rượu này chỉ là cái xác không hồn, Đỗ Quân cười bảo rượu ở đây có vị tệ nhất nhì kinh thành nên chẳng có ma nào thèm đến, chủ quầy ngồi đuổi ruồi cả ngày.
Dưới quán rượu là một căn hầm khá rộng, có đầy đủ vật dụng như một thư phòng bình thường.
Ngoài Bách Chu và Bất Doanh đã quen biết từ trước, tôi được gặp thêm hai vị Dạ Hành nữa. Một thiếu niên tên Mai Kiến Bình, dáng người nhỏ thó, mặt quắt lại trông rất khó gần. Cậu ta mới chỉ hơn mười bảy tuổi nhưng rất giỏi về độc dược, nghe nói luôn có một sự ganh đua âm thầm với Phạm Bân. Người còn lại là một cô gái da trắng môi đỏ tên là Hồ Yên, dưới mắt trái còn có một nốt ruồi lệ màu đỏ son trông rất thu hút.
Đỗ Quân giới thiệu một hồi, ai ai cũng thân thiện chào hỏi, chỉ riêng Hồ Yên lộ ra thần sắc dửng dưng lạnh nhạt. Tựa như trong "lãnh địa" của mình xuất hiện thêm một nhân vật cũng mang giống cái, cô ta cảm thấy bị uy hiếp chăng?
Sau khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, Bách Chu lên tiếng tóm tắt lại tình hình vụ án gia đình buôn gạo họ Triệu. Thực tế đúng như tôi đã suy đoán, bài đồng đao "Gánh gánh gồng gồng" đích xác là lời nhắn mà hung thủ dùng để miêu tả những nạn nhân tiếp theo của hắn. Ý tại ngôn ngoại hoàn toàn.
"Gánh gánh gồng gồng / Gánh sông gánh núi / Gánh củi gánh cành..." Những câu đầu tiên của bài đồng dao đại diện cho Triệu Bắc.
Ông ta là chủ của một loạt tiệm bán gạo trong kinh thành. Triệu Bắc nắm giữ trong tay tới hàng chục cửa hàng, của cải chất đầy trong nhà. Tuy vậy ông ta lại chỉ được liệt vào đám nhà giàu mới nổi bởi xuất thân nghèo khó, không biết may mắn từ đâu mà gây dựng nên cơ nghiệp ngày nay.
Dường như ai cũng biết để có thể sở hữu hàng loạt cửa tiệm bán gạo như bây giờ hoàn toàn là công sức của một mình Triệu Bắc. Ông ta vốn không phải người kinh thành, khi xưa chỉ là nạn dân được thu nhận làm công nhận lương theo ngày, bỗng nhiên lại quen được một cô tiểu thư nhà giàu, cũng chính là vợ ông ta sau này.
Hai người nhanh chóng lấy nhau, vội vàng đến nỗi Triệu Bắc không kịp phát hiện phía sau Khâu Dã Lan là cả một "dây chuyền" họ hàng sống bám víu vào nhau, chỉ chực chờ đi hút máu kẻ khác.
Triệu Bắc về sau ăn nên làm ra, tất cả cửa hàng trong thành đều phân chia cho họ hàng nhà vợ quản lý. Điều này quả thực khớp với những câu: "Một phần cho mẹ / Một phần cho cha / Một phần cho bà / Một phần cho chị / Một phần cho anh..."
Người vợ của Triệu Bắc tên là Khâu Dã Lan, chỉ sinh được duy nhất một mụn con là Triệu Hải. Năm nay hắn đã gần hai lăm tuổi rồi nhưng vẫn chưa lấy vợ, cũng không ứng thí mà chỉ ở nhà chờ ngày thay cha trở thành ông chủ lớn.
Dạ Hành điều tra được công việc buôn bán của Triệu Bắc có sự phát triển vượt bậc vào khoảng hai mươi năm trước, cùng với lúc tên con trai của ông ta mới được sinh ra. Tôi đồ rằng việc vợ mang bầu, lại có bao nhiêu cái miệng đói phía sau chờ đợi đã trở thành động lực to lớn giúp Triệu Bắc phấn đấu trở thành một ông chủ lớn như ngày nay.
"Ta chạy cho nhanh / Về xây nhà bếp / Nấu nồi cơm nếp / Chia ra năm phần..." Triệu Bắc thực tế đã phải "chạy đua" với thời gian để kiếm tiền nuôi vợ con, thậm chí nấu được nồi cơm cũng phải chia ra để dành cho họ hàng bên ngoại. Và thêm một điều trùng hợp nữa là nhà của ông ta cũng vừa mới được xây lại cuối năm ngoái, nghe nói còn xây riêng một căn nhà bếp to đùng, không kém gì phủ của các vương tôn quý tộc.
Cái chết của gia đình ba người họ Triệu không khác biệt nhiều so với nhà bán lụa họ Lưu. Vợ chồng Triệu Bắc và Khâu Dã Lan cũng chết vào ban đêm, bị thương tổn trí mạng: Kiếm đâm thẳng qua cổ họng. Triệu Bắc khác với Lưu Tân Bình, không những không bị tra tấn mà thân thể hoàn toàn không có chút ngoại thương. Cái chết của ông ta xem chừng lại dễ chịu hơn cậu con trai Triệu Hải, khi mà hắn được giữ lại mạng sống để đi báo án với phủ Kiểm Pháp. Mục đích của hung thủ vẫn là ra oai với quan phủ, tiếp tục gửi đến một bài đồng dao như một lời thách thức.
Lưu Thị Lan ngày ấy trúng độc nhưng vẫn tiết lộ được chút ít thông tin. Triệu Hải thì khác, Mai Kiến Bình nói liều lượng Chúc Đương Phong trong người hắn nhiều hơn vài phần so với Lưu Thị Lan, hơn nữa... hắn còn bị cắt mất lưỡi. Triệu Hải chỉ kịp rút một tờ giấy chép lời bài đồng dao tiếp theo, sau đó thổ huyết rồi hoàn toàn gục xuống.
Phạm Bân trực trong nội cung không kịp cho người đi mời, còn Mai Kiến Bình nghe được tin chạy đến thì cũng đã muộn.
"Là hung thủ cắt lưỡi của Triệu Hải?" Tôi day day trán, nghe tóm tắt vụ án mà cảm thấy đầu đau như búa bổ.
Đỗ Quân gật đầu: "Đúng thế, vết thương còn rất mới, chỉ được cầm máu một cách qua loa."
Vì sao lần này gã hung thủ lại cắt lưỡi Triệu Hải còn trước đó Lưu Thị Lan thì không?
Hung thủ chắc chắn là nam, có lẽ khoảng trên dưới ba mươi tuổi. Gã sử dụng kiếm để sát hại nạn nhân, thậm chí có võ công khá tốt. Ở vụ án đầu tiên, nơi xảy ra thảm sát là ở phòng ngủ của hai vợ chồng Lưu Tân Bình, ba người con gái là bị bắt đến sau đó. Theo lời Lưu Thị Lan thì dường như hung thủ chỉ có một mình.
Nhưng mà... nhà họ Lưu có tới năm người, trong lúc gã đi bắt mấy người này thì người kia có thể kêu la lên chứ nhỉ? Gia đình họ cũng có của ăn của để, chắc chắn không thiếu gia nô nuôi trong nhà, vậy làm sao hung thủ có thể thoải mái ra tay được? Trừ khi... hắn còn có đồng phạm. Hoặc một khả năng nữa là gã có kẻ tiếp tay từ trong nhà.
Từ đó có thể suy ra được mục đích rõ ràng nhất của hung thủ là thách thức phủ Kiểm Pháp. Tuy nhiên, tôi không cho rằng đây là động cơ gây án thực sự. Cái mà hung thủ muốn còn bị giấu sau cái chết của những gia đình kia... tạm thời tôi chưa thể tìm ra được.
"Xin lỗi... nhưng mà thay vì ngồi đây nói luyên thuyên thì tôi nghĩ ta nên ra ngoài kia tìm kiếm hung thủ mới phải." Hồ Yên nãy giờ yên lặng tập trung bóc vỏ quýt cho cả đám, bỗng nhiên lên tiếng cắt đứt mạch suy luận.
Tôi đang ăn quýt do cô ta bóc, không cẩn thận bị nghẹn, chảy hết cả nước mắt nước mũi.
Đỗ Quân liền sầm mặt: "Yên! Tiểu thư Niệm Tâm có..."
Tôi uống vội một ngụm nước, giơ tay lên ngăn cản y nói tiếp: "Tiểu thư Yên nói phải. Không thể dựa vào mấy lời của tôi một trăm phần trăm... à nhầm mười phần mười được. Chúng ta đúng là cần chia ra hành động, túm tụm vào nhau mãi cũng không giúp ích gì cho vụ án."
Thấy tôi nói như vậy, Hồ Yên ở phía đối diện liền hừ mũi một cái.
"Hãy để tôi suy đoán thêm một chút. Bây giờ ta tạm đặt tên cho hung thủ là Đồng Dao nhé. Trước mắt có thể xác định được Đồng Đao là một tên sát nhân liên hoàn, gã không giết người bữa bãi mà có lựa chọn con mồi rất cụ thể. Thường thì sẽ có bốn giai đoạn (1) đối với một tên giết người có tổ chức. Giai đoạn đầu tiên là "Ảo tưởng". Nếu như không có ai sai khiến thì tên hung thủ này sẽ luôn có một đoạn thời gian tâm sinh lý của gã trở nên biến thái, chìm đắm trong dục vọng của riêng mình. Tức là khi ấy gã mới chỉ suy nghĩ, thèm muốn được làm điều sai trái như hành hạ, tra tấn người khác. Giai đoạn thứ hai là lúc gã bắt đầu đi tìm kiếm nạn nhân, theo dõi, lập kế hoạch giết người. Giai đoạn thứ ba chính là khi gã ra tay sát hại nạn nhân. Thường thì sát nhân liên hoàn sẽ luôn lặp đi lặp lại một "nghi thức" nào đó, đây sẽ là điểm chung của tất cả các vụ án. Và giai đoạn thứ tư là lúc hung thủ tìm cách để khoe khoang..."
Tôi nói đến đây, tất cả mọi người cùng hít vào một hơi.
"Khoe khoang?" Bách Chu nhíu mày, mắt đanh lại.
Nhìn cậu nhóc lại nhớ thằng Đạt ở nhà, tôi thở dài: "Đúng thế. Sát nhân liên hoàn khác với những kẻ giết người bình thường ở chỗ chúng có mục tiêu rõ ràng, và sát hại người khác là để thoả mãn cho ham muốn biến thái ấy. Đối với những kẻ như vậy, chúng chắc chắn muốn được phô trương thành quả của mình. Các vị thấy rõ ở Đồng Dao, gã cố tình thả một người chạy đến phủ Kiểm Pháp để báo án... là giai đoạn cuối mà tôi vừa nhắc đến."
Tôi vô tình liếc nhìn Hồ Yên, thấy cô ta mắt mở to, lông mày nhướn lên cao, miệng hơi há ra đầy ngạc nhiên. Biểu