Chúng tôi thư thả bước lên mạn thuyền, một đường đi thẳng về gian phòng riêng của Trần Thuyên.
Bách Chu theo sát phía sau, tôi đồ rằng vốn cậu ta cùng những hộ vệ khác đều có nhiệm vụ bí mật bảo vệ Trần Thuyên, nhưng hiện tại Bách Chu đã ra mặt rồi nên không cần thiết phải che giấu nữa.
Tôi không ngăn được bản thân, thỉnh thoảng lại lén nhìn Bách Chu một cái.
Thật giống.
Ngoại trừ không sở hữu ánh mắt khinh người và làn da bủng beo do cả ngày trốn trong phòng của thằng Đạt thì cả dáng người, lẫn khuôn mặt kia đều y chang.
Bách Chu rót trà, tôi lại nghiêng người nhìn cậu ta.
Trần Thuyên hắng giọng, đẩy một chén trà về phía tôi.
Nhận ra mình đã quá lỗ mãng, tôi vội nhấc chén trà nóng lên nhấp miệng.
Bách Chu không nhiều lời, lui ra đứng cạnh cửa, hai mắt nhìn xuống đất.
Trần Thuyên dạy dỗ hộ vệ này thật tốt.
"Khụ..." Trần Thuyên ho một tiếng, lôi tôi trở về hiện tại.
"Cậu ta mười lăm tuổi, đã theo ta được ba năm.
Mẹ qua đời từ khi còn nhỏ, cha buôn bán tại quê nhà."
Không mất nhiều thời gian để tôi nhận ra anh đang nói về Bách Chu.
"Có vẻ như nàng rất quan tâm đến cậu nhóc này?" Anh đưa trà lên gần miệng, còn không nhìn tôi lấy một cái.
Tôi cười gượng, lấp liếm bằng một lý do vớ vẩn: "Nhìn...!Bách Chu rất giống một người họ hàng của tôi."
Trần Thuyên không đáp lời tôi nữa, chỉ yên lặng uống trà.
Không khí bỗng trở nên thật ngột ngạt.
Tôi nghịch móng tay được một lúc liền đứng dậy, tiến về phía cửa sổ mà đẩy ra.
Tay chống lên bậc cửa, tôi dõi mắt ra xa ngắm nhìn sông nước.
Bầu trời một màu xám ngắt, u ám tang thương.
Nhìn thấy Bách Chu như thấy Đạt, tôi không thể không nghĩ về gia đình, bè bạn...!về một cuộc đời bình an mới chỉ trải qua hai mươi ba năm mà mình đã từng có.
Trở thành Đoàn Niệm Tâm, tuy rằng cuộc sống không hề thiếu thốn nhưng chỉ trong vòng vài tháng vừa qua, tôi đã gặp phải những chuyện mà những cơn ác mộng đáng sợ nhất từng có cũng chẳng thể diễn tả nổi.
"Hung thủ là người cha?"
Tôi từ từ quay đầu, thấy Trần Thuyên đã bước đến đứng cạnh mình từ lúc nào.
"Hẳn là vậy." Tôi ậm ừ.
"Không đủ thông tin, nhưng khả năng rất cao."
"Chúng ta cùng trao đổi xem sao." Anh so vai, mỉm cười.
Tôi gật gật đầu, thầm sắp xếp vài dữ kiện mà mình đã quan sát được.
Trần Thuyên lên tiếng trước, từ tốn liệt kê tất cả những điều tôi đang nghĩ trong đầu.
Thứ nhất, đã chắc chắn được Thị Duệ là do gã chồng giết.
Không nói đến chiếc ghế quá thấp để có thể đứng lên treo cổ; khi gỡ chiếc dây thừng ra, trên cổ của thị vẫn còn nguyên dấu tay.
Xác thực, thị đã bị bóp cổ cho đến chết.
Sau đó tên chồng giả mạo hiện trường như Thị Duệ tự sát.
Từ đó có thể thấy gã chồng có đủ thời gian tạo hiện trường giả, tâm lý cũng được coi là ổn định.
Hối hận sau khi giết vợ, có thể.
Nhưng đủ để tự sát theo, khả năng này không cao.
Thứ hai, người ta phát hiện xác gã chồng dưới hầm rượu.
Đường dẫn từ phòng Thị Duệ xuống hầm rượu phải qua ba, bốn phòng cho khách trọ, người đi lại như mắc cửi.
Nếu gã chồng sợ hãi muốn tự sát, cũng sẽ trốn vào một nơi ít người qua lại, hẳn sẽ không chọn hầm rượu.
Đại khái, tất cả những gì trước mắt chúng tôi thấy được đều mang lại một kết quả: Người chồng đã bị sát hại.
Thứ ba, khuôn mặt đầy sự hoảng hốt, hai mắt mở lớn, dưới mũi còn có vết máu; cộng thêm trang phục trên người xộc xệch – đây là dấu hiệu của một vụ xô xát.
Quan sát kỹ hơn, thấy tay trái cầm dao, mà lưỡi dao lại ở phía ngón cái: Là một người khác đã đặt dao vào tay gã ta, sau khi gã bị đâm chết.
Và khi nãy chủ thuyền – tức cha ruột của Thị Duệ xuất hiện cũng phần nào giúp tôi và Trần Thuyên chắc chắn hơn về kết luận của mình.
"Nàng có thấy rõ biểu cảm của chủ thuyền không?" Trần Thuyên xoay người, lưng tựa vào bậc cửa.
Một tay khoanh trước mặt, tay kia đưa lên, ngón trỏ gõ gõ vào mũi.
"Ông ta gào khóc, lao vào ôm lấy con rể mình.
Đứng ngay gần đó nên đương nhiên là có thể thấy rõ rồi." Tôi gật đầu.
"Hành động này có vẻ hơi quá khích." Trần Thuyên nhận xét.
"Chưa kể đến việc lau máu trên tay vào áo mình."
"Ồ? Việc này gì lạ sao?"
Tôi mím môi.
"Nếu nghe kể lại, đương nhiên anh sẽ thấy hợp lý.
Ừm...!như thế này nhé, chủ thuyền ôm chầm lấy con rể mình khóc lóc, thể hiện rằng đến lúc đó ông ta mới biết rằng gã đã chết đúng không?"
Trần Thuyên gật đầu xác nhận.
"Tuy nhiên, hẳn là lúc đấy nên có vài câu hỏi dạng như Vì sao con lại làm thế? nếu nghĩ gã tự sát, hoặc Ai đã gây ra chuyện này? khi cho rằng con rể mình bị giết.
Đó là phản ứng thường tình.
Nhưng việc đầu tiên lão chủ thuyền làm sau khi chạm vào xác chết là gì? Cố tình lau đi lau lại vết máu lên áo mình.
Anh nghĩ là vì sao?"
"Là trên áo của lão ta đã có sẵn vết máu...!khi giết con rể, nên phải làm vậy để không bị lộ?"
Tôi nhún vai: "Không rõ.
Tôi đoán thế thôi, chúng ta chờ kết quả xem sao."
Trần Thuyên im lặng một lát rồi cất giọng: "Nàng đã thay đổi rồi."
Gì? Thay đổi cái gì? Cả người tôi bỗng lạnh toát.
Giữa lồng ngực như dâng lên một nỗi bực tức không tên.
Anh nhe răng, cười lớn: "Mười năm trước, thiếu nữ Niệm Tâm có thể đứng giữa đường cãi nhau để bảo vệ cho một người phụ nữ xa lạ, không cần biết nguyên do là gì.
Ngày nay, nàng lại nghe lời ta, ở yên trong phòng không bước ra ngoài dù bản thân chịu nhiều bức bối."
Nghe Trần Thuyên nhận xét, tôi không khỏi bật cười.
"Cũng phải xem xét tình huống mà.
Hơn nữa..." Tôi khúc khích cười, cúi đầu gập lưng, tay ôm quyền.
"Lời của Quan gia, dân đen như tôi nào dám trái lệnh."
Anh cũng cười ha hả, tay nâng tôi thẳng người trở dậy.
"Hừ." Trần Thuyên híp mắt.
"Còn gọi Quan gia nữa ta phạt nàng bây giờ."
"Dân đen đã biết, thưa Qua gia." Tôi lè lưỡi, chân lùi về phía sau rồi chạy biến về phía cửa.
Bách Chu ngước nhìn tôi, lại nhìn về phía Trần Thuyên chờ lệnh.
Hẳn là nếu anh không cho phép, cậu ta có chết cũng phải giữ tôi lại trong gian phòng này.
Tôi quay người, bĩu môi: "Tôi muốn về ngủ một lát."
Trần Thuyên lắc lắc đầu cười, khoát tay.
Bách Chu liền cúi đầu, đứng dịch sang một bên.
Tôi nhìn cậu ta một cái rồi bước ra ngoài, người tụ tập cũng đã vãn đi rồi.
Trở về phòng, chui trong chăn ấm rồi mà tôi vẫn chưa hết run rẩy.
Hóa ra, đây mới là lần đầu tiên tôi nhìn thấy người chết – một cách trực tiếp.
Nghĩ lại mà xem, tuy tất cả những chuyện tôi từng trải qua trước giờ đều dính lấy chết chóc nhưng tôi lại chưa bao giờ phải nhìn tận mắt thấy xác người.
Thế mà hôm nay, máu ướt đẫm áo, hai mắt trừng trừng...!
Tôi phải gồng mình giả vờ giả vịt trước mặt Trần Thuyên, nhưng trong lòng biết chắc rằng đêm nay sẽ gặp phải ác mộng mất thôi...!
Cảm tưởng như vừa mới chợp mắt, bên ngoài đã vang lên tiếng gõ cửa.
"Bẩm cô." Một giọng nam trẻ tuổi vang lên.
"Thuyền chuẩn bị cập bến, cậu Thanh dặn cô thu xếp đồ đạc ạ."
Tôi vươn vai, nói: "Cảm ơn Bách Chu.
Tôi biết rồi."
"Xong xuôi, mời cô sang phòng cậu Thanh ạ." Bách Chu lễ phép nói, tôi thấy bóng người hơi cúi đầu trước cửa rồi mới rời đi.
Cũng không có gì phải dọn dẹp, tôi đứng dậy gấp gọn chăn gối, khoác thêm áo rồi xách túi bước ra ngoài đến thẳng phòng Trần Thuyên.
Trời đã ngả hồng, ráng chiều tà thả xuống dòng nước một thứ màu bàng bạc khiến người ta mê đắm.
Nguyễn Tái đã chờ sẵn từ khi nào, ngồi uống trà bên cạnh Trần Thuyên – thấy tôi liền gật đầu chào, còn Bách Chu vẫn đứng bất động cạnh cửa.
"Chúng ta đã đúng." Trần Thuyên cười nói.
"Ồ!" Tôi đặt túi quần áo xuống đất, ngồi xuống bên phải anh.
Trần Thuyên rất tự nhiên mà lấy thêm một cái chén, tôi vội ngăn lại.
Đã ngủ cả ngày rồi, giờ uống thêm trà nữa thì có lẽ tôi sẽ lại thao láo cả đêm mất.
Trần Thuyên lại đưa cho tôi một chén nước trắng, anh từ tốn nói: "Hung thủ quả thực là lão chủ thuyền."
Và tôi cũng không đoán sai, người điều tra được chuyện này vẫn là Quân Trì mặc dù anh ta không ra mặt.
Tôi có chút tò mò về con người này đấy.
Quay lại vụ án gia đình kia, là chủ thuyền phát hiện con gái mình bị chồng giết, thấy gã tỉ mỉ sắp đặt như vợ tự sát liền nổi giận.
Lão hẹn con rể xuống dưới hầm rượu nói chuyện, trong lúc xô xát liền nổi sát tâm mà đâm chết người.
Có một điều mà tôi đã sai, hầm rượu lại chính là hiện trường đầu tiên – nơi gã chồng bị giết.
Chỉ là vị trí người ta tìm thấy hơi bị lệch chút đỉnh mà thôi.
Nghe Bách Chu diễn tả lại lúc chủ thuyền bị định tội, ông ta không hề tỏ ra hối hận vì đã giết con rể.
Ông chỉ nhàn nhạt nói rằng nếu ngày đó không chiều chuộng con gái, bằng lòng gả nó cho tên nông dân nghèo kiết xác kia...!thì có lẽ giờ sẽ không có cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh như thế này.
Tôi chỉ biết thở dài, cũng là bi kịch gia đình.
Trời sập tối, bến thuyền vẫn đông đúc náo nhiệt.
Rất nhanh, Bách Chu tìm được một chiếc xe trâu kéo nhưng lại chỉ đủ chỗ ngồi cho hai người.
Trên lý thuyết, chỉ có Trần Thuyên – tức hoàng đế, và Nguyễn Tái – học sĩ Hàn Lâm Viện là được ngồi xe, còn tôi và Bách Chu phải đi bộ.
Nhưng vì lý do nào đó, hai người kia nhất quyết tôi cũng phải ngồi xe.
Tôi đồ rằng đây là ý của Trần Thuyên, còn Nguyễn Tái chỉ hùa theo mà thôi.
Chỉ tội Bách Chu chạy khắp chốn tìm thêm xe mà không được, cuối cùng Trần Thuyên ra quyết định: Tất cả cùng đi bộ! Tôi phát điên!
Đây là thời cổ đại, thời phong kiến, thời...!nói chung là không có đèn điện, không có đường lớn, chẳng có xe hơi.
Chúng tôi bốn người dắt díu nhau đi trên con đường mòn, một bên là dòng nước lấp lánh, bên kia là rừng cây xào xạc.
Tiếng dế kêu, tiếng ếch nhảy, xa xa chó sủa, xung quanh lại không một bóng người.
Tôi bất chấp lễ giáo gì đó, đi sát bên cạnh Trần Thuyên, tay khẽ nắm lấy vạt áo anh.
Tôi đã nghĩ kỹ rồi, nếu có vấn đề gì xảy ra thì tôi cũng sẽ không đủ thể lực để bỏ chạy.
Ba người kia một loáng là có thể bỏ xa tôi ở lại giữa nơi đồng không mông quạnh thế này, bởi vậy cần phải giữ chặt lấy Trần Thuyên, tôi mà có làm sao thì cũng có người chịu cùng.
Thực tế đã chứng minh tôi đã suy nghĩ quá nhiều.
Sau khoảng hơn ba mươi phút cuốc bộ, tôi đã thấy phía trước có ánh đèn mờ mịt.
Tôi khẽ reo lên, nếu còn phải đi nữa thì hai chân tôi nhất định sẽ đình công.
Trong khi đó, ba người bên cạnh hơi thở vẫn bình ổn, bước chân vững vàng.
Nguyễn Tái đi lên phía trước dẫn đường, qua vài ngôi nhà tranh rồi mà vẫn chưa đến nơi.
Tôi chửi