Lý Thảo đưa tay đặt vào chỗ nhô lên ở giữa cửa, hai tay dùng sức. Vừa nhấc lên, dịch cửa sang bên phải là có thể duỗi tay thò vào khe hở. Sau khi tay phải vươn ra luồn vào trong rồi đẩy mạnh mảnh gỗ buộc cửa thì lại dịch cửa về chỗ cũ. Lúc này cô mới tùy tiện đẩy một cái, cửa đã mở ra ngay.
Đi vào trong lập tức xem xét, vị trí đồ đạc trong phòng của bà Lý vẫn giống như lúc đầu, mấy ngày nay cũng không dịch chuyển gì, giường ở bên trái, đối diện cửa sau là một cái ngăn tủ lớn. Cái ngăn tủ vừa cao vừa to, Lý Thảo đứng ở cạnh đó phải duỗi thẳng cánh tay mới có thể miễn cưỡng với đến đỉnh, hai tay giang ra mới có thể với được hai bên của ngăn tủ.
Ngăn tủ này Lý Thảo biết là năm cô tám tuổi ấy, Lý gia đã tìm người dùng nhiều tiền để làm ra nó, nghe nói phải cho rất nhiều lương thực mới làm thành.
Sau này, bà Lý thích giấu chút đồ mà bà ta quý trọng vào trong ngăn tủ đó, ví dụ như các loại quần áo vải vóc, đường, bánh quy, tiền giấy và còn cả lương thực.
Trên ngăn tủ có treo một cái khóa đồng nhỏ, Lý Thảo biết chìa khóa của ngăn tủ chỉ có mình bà Lý có, xâu chuỗi cùng với chìa khóa cửa chính gian nhà của bà Lý.
Lý Thảo không lấy được cái chìa khóa của tủ quần áo, hiện tại ban ngày ban mặt cô cũng không định động vào cái tủ quần áo kia, mục đích lần này của cô là đồ đạc đặt cạnh tủ quần áo của bà Lý.
Phòng của bà Lý rất tối, toàn bộ căn phòng cũng chỉ mở một cái cửa sổ nhỏ. Người không quen thuộc với bố trí của căn phòng rất khó tìm được thứ mình muốn, không cẩn thận một cái thì nói không chừng sẽ bị vướng vào đồ đạc bên trong mà ngã.
Lý Thảo quen thuộc với nơi này là vì năm nào cô cũng đến giặt giũ giường đệm của bà Lý, cứ cách một hai tháng còn phải vào quét dọn phòng, mùa đông và mùa xuân năm nào cũng là cô cõng khoai lang từ hầm về rồi cõng vào phòng của bà Lý cất kỹ, ngần ấy năm còn có thể không quen ư!
Lý Thảo mang theo cái sọt lập tức đi đến chỗ rương gỗ bên cạnh tủ quần áo, lấy tấm ván gỗ ở mặt trên ra, rất quen thuộc, rất nhanh nhẹn lấy một túi đậu nành ước chừng khoảng bốn cân từ trong đó ra, đây là đậu nành hai ngày trước bà Lý lấy ra để chuẩn bị trồng ở bãi đất hoang sau nhà và ruộng đất của nhà, đợi cây rau cải trong ruộng đất của nhà thu hoạch xong thì lập tức trồng đậu nành.
Một túi bột ngô ước chừng khoảng 6 cân, loại bột ngô này là hạt ngô và lõi ngô trộn lẫn rồi xay ra với nhau, cối xay trong thôn không xay được nhỏ lắm, ăn vào rất vướng ở phần cổ họng. Nhưng mà vào thời điểm mùa xuân nạn đói xảy ra, nhà nhà ở nơi đây đều náo loạn thì đồ lương thực này cũng coi như không tồi rồi.
Trong đây còn có khoai lang, thứ này là thứ chiếm nhiều nhất trong hòm, Lý Thảo lấy hai mươi cái, đến lúc sọt sắp đầy thì dừng tay. Chỗ còn dư lại ở trong phòng bà Lý thì cầm cái bao bố xong đặt vào đó nửa túi, hơn hai mươi cân cũng hết rồi.
Hòm gỗ này chỉ dùng tấm ván gỗ và cây đinh tự nhà đóng thành, trông vừa khó coi lại cũng chẳng tinh tế, mặt trên của nó còn tùy tiện dùng một khối ván gỗ che lại, chủ yếu dùng để phòng chuột già, đặt ở cạnh ngăn tủ của bà, đồ ăn đặt ở bên trong cũng đủ cho người Lý gia ăn hơn nửa tháng. Cái hòm này mới được Lý Thảo cầm khoai lang bổ sung vào ba ngày trước, cho nên hôm nay bên trong mới có thể có nhiều lương thực như vậy.
Dùng cờ lê nắp cái hòm lại, lần lượt cõng cái sọt và túi vải bố ra khỏi phòng, giấu sâu tận cùng trong đống củi đốt bên phòng bếp. Sau đó thì buộc cửa phòng của bà Lý lại cho bà ta.
Lý Thảo điềm nhiên[1] như không có chuyện gì mà bước ra khỏi nhà đi lòng vòng, xem người nhà bên cạnh có đi Trần gia trang không, đi nhiều người không, người ở nhà là ai.
Điềm nhiên[1]: tỏ ra bình thường, coi như không biết, không cần chú ý đến chuyện gì đang xảy ra.
Sau đó đi ra khỏi thôn, đến sau núi nhặt ít củi lửa cõng về Lý gia.
Lúc quay về, sắc trời đã tối đen mà ánh trăng còn chưa bước ra, không đi đến gần thì không thể nhận ra nên cũng không thể thấy rõ người cách ở năm sáu mét đằng trước kia là ai, mà cô chỉ có thể nhìn thấy có bóng người loáng thoáng đang đi lại.
Lúc đi vào thôn, đa số người trong thôn đều đã đến Trần gia trang, còn phần lớn người ở nhà kia cũng chỉ có người già hoặc là phụ nữ có con cái nhỏ quá không thể rời được.
Bên cạnh Lý gia chỉ có một gia đình, đó chính là nhà thím
Tú, những gia đình khác đều cách nhà thím Tú bảy tám mét, vậy thì càng không cần phải nói về khoảng cách với Lý gia rồi.
Dù sao Lý gia cũng là hộ gia đình ngoại lai mới vào làng từ mười mấy năm trước, đất xây nhà hồi đó là ở ngoài thôn, mảnh đất trung tâm hay địa điểm tốt đều đã chia cho dân vốn sinh sống ở thôn Thượng Hà hết rồi.
Suy cho cùng thì cũng là chỗ bên cạnh nhà mình, ai lại không muốn chiếm nhiều hơn chút. Rào cái sân nhỏ còn có thể trồng ít thứ, dẫu gì lại có thể thuận tiện cho việc phơi đồ. Chờ con cái trong nhà lớn lên thì xây cho bọn họ cái nhà ở ngay cạnh đấy. Anh em ở cạnh nhau thì còn có cái giúp đỡ nhau, cách cha mẹ già cũng gần.
Chỉ khi thật sự không hòa thuận với cha mẹ anh em thì mới có thể rời xa nhà đến chỗ khác xây nhà cửa, nhà thím Tú chính là ví dụ như thế. Vì lúc còn chưa phân nhà, Thím Tú cứ thích ra ngoài nói láo về chị em dâu chú bác, lúc làm việc thì thích lười biếng, về nhà cũng thích cạnh tranh với chị em dâu, ở chung thì cứ kêu không thoải mái, ngày nào cũng cãi nhau. Có đôi khi nóng tính lên thì việc đánh nhau cũng không phải chưa từng có, sống với nhau như gà chọi. Hai năm trước, lúc cha mẹ chồng của thím Tú phân nhà, nhà của thím ta mới bắt đầu xây ở cạnh Lý gia.
Lúc Lý Thảo đi qua nhà thím Tú thì phát hiện hàng rào ở sân nhà thím ta đã đóng lại, rồi còn dùng dây thừng từ ngoài cột vào, xem ra cả nhà thím Tú đã đi đến thôn bên cạnh.
Lý Thảo tiện tay đặt đống củi đốt đứng thẳng chỗ ven tường rồi về phòng bếp nấu nước, lật đống củi đốt lấy cái sọt với cái túi ra, cô cầm mười mấy củ khoai lang chôn vào trong bếp.
Vứt túi vải bố vào trong sọt, Lý Thảo trực tiếp cõng sọt đi thẳng theo đường nhỏ từ sân sau Lý gia, ra khỏi thôn. Sau đó trực tiếp nương theo ánh trăng đi con đường nhỏ không thông qua thôn ra rừng hoa đào ở sau núi.
Lý Thảo buông sọt, mở túi vải bố ra rồi đổ đồ trong sọt vào túi, sau đó cô buộc chặt miệng túi lại. Cõng túi đi đến tảng đá lớn bên cạnh, cô cẩn thận dùng gậy gộc bới ra một lỗ hổng trong khóm cây có gai, buông túi xuống xong còn đạp đổ nó, tiếp theo là gẩy khóm cây có gai về lại trạng thái như ban đầu. Cuối cùng cô còn dùng gậy gộc chọn không ít cây có gai rải lên trên.
Chỉ cần không phải cố ý đi vào rừng hoa đào này, vòng qua tảng đá lớn kia xong nhìn kỹ khóm cây có gai đó thì sẽ không phát hiện ra được.
Đương nhiên, chỉ cần buổi sáng ngày hôm sau kịp thời thay đổi vị trí thì sẽ không xảy ra chuyện gì.
Dù sao nơi này cũng coi như là căn cứ bí mật của Lý Thảo và Bảo Lâm, không có chút an toàn hay tính bí mật thì sao có thể được chứ.
Lý Thảo đã quyết định muốn bỏ chạy, trên cơ bản thì sau này sẽ không có khả năng về thôn Thượng Hà, chút đồ này cũng coi như là tấm lòng của cô dành cho Bảo Lâm và cha mẹ của cô trước khi đi. Dù sao không có cha mẹ của Bảo Lâm cho phép thì Bảo Lâm sao có thể lấy những thứ kia cho cô.
Cô không dám nói chuyện bỏ trốn với Bảo Lâm, Bảo Lâm còn nhỏ, còn về những thứ khác thì về sau lại xem xét đi!
Dù sao cô chỉ có một đôi chân, nhiều nhất cũng chạy được trấn Thanh Bình hoặc là phía sau Đại Thanh Lĩnh, đi đến những nơi Lý gia không với tới. Sau đó từ từ hỏi thăm, tìm người đàn ông tốt, làm vợ của người ta. Nếu sau này thật sự muốn về thì lộ trình chỉ có một hai ngày, cũng không phải vấn đề gì lớn.
Bí mật cẩn thận về nhà, Lý Thảo vào phòng bếp trước. Sau khi buông sọt thì dùng que cời lửa gẩy khoai lang đỏ đã chính trong đống lửa ra, nhặt lên xong thì vỗ vỗ phần dính tro, ngay cả vỏ ngoài cũng nhai nhai cùng rồi nuốt xuống.
Chén cháo loãng khoai lang uống với người Lý gia thời điểm quay về vào buổi chiều đó đã sớm không còn gì dư thừa sau khi trải qua sự vận động lâu như vậy. Lúc từ rừng hoa đào sau núi về bụng cô đã bắt đầu kêu rồi.
Cho đến khi ăn ba củ khoai nướng xong, cô mới ngừng tay. Phẩy sạch sẽ trên mười một củ khoai lang còn dư lại rồi đặt xuống đáy, đây là lương khô cất trữ để lên đường của hai ngày mai và kia.
Truyện convert hay :
Bách Luyện Thành Thần