Vừa kết thúc cuộc nói chuyện điện thoại với bác sĩ, giáo sư Phạm Văn Toàn - người đang điều trị cho Chúng Thời Giang xong, Chúng Thanh Phong lập tức gọi điện cho Võ Quế Sơn bảo trợ lý của mình huỷ toàn bộ lịch trình làm việc của anh trong buổi sáng.
Sau đó, Thanh Phong tới bệnh viện gặp bác sĩ để trao đổi về tình hình điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối của Chúng Thời Giang.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ Phạm Văn Toàn cho biết Chúng Thanh Phong có các chỉ số miễn dịch hông, và chỉ số sinh hoá phù hợp, có thể hiến thận cho Chúng Thời Giang.
Nghe bác sĩ Phạm Văn Toàn nói xong, Chúng Thanh Phong thở phào nhẹ nhõm.
Anh cảm thán: "Tốt quá rồi! Thật sự quá tốt!"
Bác sĩ Phạm Văn Toàn tư vấn cho Chúng Thanh Phong: "Cậu có hai quả thận phát triển bình thường, chỉ cân một quả thận cũng có thể sống được vài chục năm nữa mà không vấn đề gì.
Sau khi đo đạc thì chúng tôi thấy rằng cậu vẫn có thể sống được với quả thận của mình, và Thời Giang cũng có thể lấy thận này để ghép.
Việc hiến thận sẽ không ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của cậu."
Điều này Chúng Thanh Phong đã tìm hiểu từ trước, nên anh cũng không cảm thấy bất ngờ khi nghe bác sĩ nói.
Vì tạng người của Chúng Thời Giang và Chúng Thanh Phong khá tương đồng với nhau từ chiêu cao cho tới cân nặng, nên Thời Giang rất phù hợp để nhận một trong hai quả thận từ Thanh Phong.
Bác sĩ Phạm Văn Toàn tiếp tục tư vấn cho Chúng Thanh Phong: "Theo quan điểm nhân đạo, khi một người tình nguyện hiến tạng khi còn sống, nếu hai quả thận có độ lọc trong phạm vi bình thường thì chúng tôi khuyến cáo là nên lấy quả thận kém hơn."
Thấy Chúng Thanh Phong chau mày, bác sĩ giải thích rõ ràng hơn: "Kém hơn về chức năng hoặc có tì vết, hoặc là có bệnh nho nhỏ.
Ví dụ như có sỏi nhỏ, nang nhỏ, hoặc có một chút bất thường về giải phẫu học.
Thì ta lấy quả thận kém chứ không lấy quả thận tốt."
Không chần chừ suy