Minh Trí quốc, mỗi năm một lần sẽ tổ chức cúng bái lễ tế giao.
Lễ tế giao, thường được gọi là lễ tế Nam Giao. Là nghi lễ tế trời do bậc quân chủ đời trước nghĩ ra theo văn hoá Khổng Tử mà tiến hành. Đây được coi là nghi thức xếp vào hàng Đại tự (lễ lớn) và là lễ tế linh thiêng bậc nhất của các triều đại phong kiến.
Địa điểm thực hiện nghi thức tại đền Thiên Đàn, chính điện Kỳ Niên, trên đỉnh núi Như Lai. Thiên Đàn được người đời gọi là Đàn thờ Trời, có rất nhiều các điện thờ để cúng bái chư vị thần linh. Ngày Đông chí hàng năm, Đế hậu cùng toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn. Mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay. Tại đó Hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cùng Quốc sư, cầu cho mùa màng bội thu, dân chúng ấm no hoà hảo...
Cũng như lễ tế Trời, lễ tế Đất sẽ tổ chức vào hạ chí mọi năm.
Tuy những năm gần đây đạo làm vua của Lưu Tổ Đế như củ chuối, nhưng đây là truyền thống lâu đời rồi. Dù lão ta trị nước không nghiêm nhưng vẫn phải tuân theo quy chế.
Nghi thức tế lễ diễn ra ba ngày liên tiếp, trước ba ngày đấy mấy ngày, tất cả mọi người đều phải tập trung ở đỉnh núi Như Lai. Thánh Âm ngồi trong bồn tắm nơi trắc điện Trai cung, tiến hành tắm rửa thanh tịnh cơ thể cho lễ tế. Hai ngày ở đây ăn chay ở đây khiến khẩu vị nàng nhạt đi nhiều. Còn một canh giờ nữa là lễ tế giao bắt đầu, trong khoảng thời gian này mọi người phải đứng trước Thiên Đàn đón chờ Đế hậu.
Dù cho lúc ở trong Thiên Đàn phải ăn chay đơn giản nhưng khi cúng bái thì mâm cỗ luôn luôn phải bao gồm đống (*)tô nhục, mâm ngũ quả cùng vài chiếc bánh gạo hoa lan cổ truyền. Thánh Âm được đám cung nhân khoác lên năm lớp phượng phục nặng trịch. Bộ bên trong mỏng nhưng càng ra ngoài càng dày cộp. Đến lớp cuối cùng thì nàng khoác áo bào thêu (**)phượng vân. Một đầu tóc đen búi thấp đơn giản. Quả là lễ tế, xem ra bộ trang phục này so với đại điển phong hậu còn nhẹ nhàng hơn nhiều.
(*) Tô nhục: tô thịt.
(**) Phượng vân: phượng hoàng và mây.
Ngự liễn của Hoàng đế xa giá đã đi trước. Thánh Âm nhanh nhẹn làm theo lời khuyên nhủ từ ái của bà ma ma đi cạnh, ngồi vào Phượng liễn, để đám người hầu đưa mình lên đỉnh núi Như Lai.
Hoàng hậu luôn có một chỗ đứng riêng đằng sau Hoàng thượng. Sau đấy là vị trí của các Thân vương, quận vương, vương công quý tộc nhà quan lại. Càng xuống thấp thì chức vị càng nhỏ nhoi. Thánh Âm ngồi trong kiệu, trái mông tròn của nàng bị ê ẩm tới nỗi sắp hỏng rồi...
Nghi thức cổ đại, không chỉ rườm rà mà còn rất phiền toái.
...
Tùng, tùng, tùng, tùng...
Từng hồi trống oanh liệt vang vọng khắp chốn không gian đỉnh núi Như