Tư Mã Khôi im lặng nấp trên thanh xà đá, lòng thầm nghĩ, tuy viên sĩ quan quân đội Sa hoàng kia đã phát hiện thấy phần còn lại của tấm bia trong hố quặng số 111, nhưng thứ nhất chữ viết trên tấm bia là chữ triện cổ, thứ hai nội dung lại khuyết, không còn toàn vẹn, hơn nữa sau khi phá hủy tấm bia, ông ta lại lưu vong ở nước khác, mấy năm sau mới chết, xem ra cái chết của ông ta hoàn toàn không liên quan đến lời nguyền sẽ chết lập tức sau khi nhìn thấy tấm bia, lẽ nào Nấm mồ xanh đang bịa chuyện?
Nấm mồ xanh cũng biết hội Tư Mã Khôi bắt đầu nghi ngờ, bèn nói: “Các ngươi không cần đa nghi thế, nghe tiếp câu chuyện tự khắc sẽ hiểu thôi. Cựu quý tộc Sa hoàng Rasputin tháo chạy sang một nước khác ở châu Âu, nhưng vẫn còn tâm niệm nghĩ đến kho báu khổng lồ nằm dưới lòng đất trong hố quặng số 111. Năm đó, việc ông ta phá hủy tấm bia cũng là vì không muốn để kho báu này bị bại lộ ra ngoài.
Cứ khi màn đêm buông xuống, Rasputin lại trốn trong phòng, giở cuốn sổ ghi chép ra xem đi xem lại, hi vọng sẽ giải mã được ẩn số trên tấm bia, ngặt nỗi ông ta chỉ biết mang máng cách đọc mấy chữ tượng hình bí ẩn và cổ quái kia mà thôi, ngay cả thứ tự trước sau của chúng thế nào, ông ta cũng không rõ, nên cứ lộn lên lộn xuống xem không biết bao nhiêu lần, thậm chí ngay cả trong mơ ông ta cũng mơ thấy mình đang giải chữ. Nhưng mãi mà Rasputin vẫn không có thêm bất cứ phát hiện gì, hơn nữa trong lòng ông lại khôn nguôi nỗi nhớ cố hương. Những việc này khiến Rasputin luôn cảm thấy âu sầu, nên cuối đời, ông thường mượn rượu giải buồn.
Một buổi tối chủ nhật, ông ta đến một nhà hàng gần đó ăn tối, trong nhà hàng có một tay chơi dương cầm thuận tay trái đang tấu nhạc khúc phục vụ khách ăn. Rasputin xuất thân từ tầng lớp cựu quý tộc Sa hoàng, nên được hưởng nền giáo dục khá cao cấp, ông ta không chỉ hiểu về âm luật, mà còn giỏi chơi dương cầm, đặc biệt là các tác phẩm của Tchaikovsky. Rasputin vừa nghe đã phát hiện tay chơi dương cầm thuận tay trái này chỉ là tay chơi hạng thường, không có khả năng thiên phú, thế là ông ta bảo người đánh đàn tránh sang một bên, tự mình lên tấu khúc, chẳng ngờ tiếng đàn xuất phát từ tiếng lòng, trong đầu Rasputin khi đó bất giác lại nghĩ đến các văn tự khắc trên tấm bia cổ, khiến một đoạn âm luật vô cùng quái dị đã hòa vào trong khúc nhạc.
Lúc ấy, quán ăn đang đầy khách, nhưng suốt thời gian Rasputin tấu khúc, cả gian phòng bỗng chốc im phăng phắc. Tấu xong khúc nhạc, ông ta rời khỏi quán ăn với khuôn mặt cực kỳ u ám, về đến nhà, ông ta lập tức châm lửa tự thiêu. Cả tòa nhà và toàn bộ tài sản của ông đều cháy rụi trong ngọn lửa rừng rực, không ai hiểu vì sao ông ta đột nhiên lại dùng cách tàn khốc như vậy để kết liễu sinh mệnh của chính mình, trong khi trước đó ông ta không hề có dấu hiệu muốn tự tử.
Không những vậy, những chuyện đáng sợ hơn còn ở phía trước, tất cả thực khách nghe khúc dương cầm trong quán ăn lúc ấy đều bước vào tuyệt lộ một cách kỳ bí. Liên tiếp trong vòng ba ngày, người thì nhảy lầu, kẻ thì treo cổ, cứa cổ tay tự tử, mọi người lần lượt tìm đến cái chết. Nhưng vì những người này ngoại trừ cùng ăn trong quán ăn tối hôm ấy ra, thì không hề có mối liên quan gì với nhau, nên không tạo rạ sự chú ý cho cộng đồng thời bấy giờ.
Chỉ duy tay chơi dương cầm thuận tay trái nọ may mắn thoát nạn, bởi anh tạ bị Rasputin làm mất mặt, trong lòng bực bội nên nhanh chóng rời khỏi quán ăn. Đi đến nửa đường, anh ta mới phát hiện mình quên mang theo áo khoác, nên đành quay trở lại lấy áo. Lúc quay trở lại quán, anh ta chỉ nghe được một đoạn trong khúc nhạc của Rasputin, nhưng tiếng nhạc với những âm luật kỳ quái đó như khắc sâu trong trí não anh ta, muốn xóa bỏ cũng không thể xóa nhòa được. Trong sát na, anh ta cảm thấy đất trời u tối, không khí tuyệt vọng và sợ hãi bao trùm khắp nơi, tay chơi đàn tay trái kinh sợ, vội vàng bỏ đi khỏi quán.
Sau đó, tay chơi đàn thuận tay trái soạn ra một khúc dương cầm, đặt tên là “Gloomy Sunday” cũng chính là ca khúc “Chủ nhật buồn”. Mấy ngày sau đó, anh ta tấu khúc nhạc này cho bạn gái nghe, cô bạn gái mới nghe được một nửa thì mặt đã tái đi như xác chết, lập tức chia tay với tay chơi dương cầm, vài tháng sau cô ta tự sát. Hàng trăm người nghe khúc nhạc đã tìm đến cái chết, chuyện này lan truyền khắp đàu đường cuối phố, hễ nhắc đến nó, mọi người lại biến sắc, ngay cả giới cảnh sát phụ trách điều tra vụ án cũng đều thiệt mạng, tay chơi dương cầm thuận tay trái Seress Rezso đương nhiên không thoát khỏi vận đen, anh ta cũng nhảy lầu tự tử không lâu sau đó.
Do gây ra cái chết bất thường của hàng trăm người, nên “Gloomy Sunday” bị mệnh danh là “Bài hát thần chết” và nghi mang theo lời nguyền, nó bị cấm lưu hành và thu hồi để tiêu hủy trên phạm vi toàn thế giới. Trên thực tế, Seress chỉ dựa vào một đoạn ngắn mà mình nghe được trong quán ăn khi ấy và cải biên lại mà thôi, có thể nói nó chỉ là hợp chất diễn sinh của tam bia đá Bái xà. Viên sĩ quan quân đội Sa hoàng Rasputin căn bản chưa hiểu nhiều về bí mật của tấm bia đá, cùng lắm mới vô tình đọc được một nửa, trong khi đó “Chủ nhật buồn” là diễn sinh gián tiếp từ một nửa bí mật ấy, nó sớm đã mất đi bản chất vốn có, vậy mà vẫn khiến nhiều người phải bỏ mạng đến vậy, từ đó có thể thấy bí mật khắc trên tấm bia đá khủng khiếp và đáng sợ đến mức nào.
Hội Tư Mã Khôi nghe đến đây thì từng ẩn số xoắn kết trong lòng dần dần được gỡ ra. Thì ra, dãy số trên tấm bia và đáp án của nó không phải là nội dung, mà là âm thanh, chỉ khi dùng hệ ngôn ngữ nguyên thủy để đọc nội dung tấm bia thì nó mới khiến người ta mất mạng.
Nấm mồ xanh nói, người Bái Xà cổ đại biết đến bí mật này từ miệng một xà nữ giống như cương thi, não của ả đã khô quắt, chỉ có thể phát ra những âm thanh thì thào trong miệng, một vài người Bái Xà thấy xà nữ nói thì ghé tai vào nghe, những người này nghe xong, hai mắt lập tức trợn ngược, não hóa lỏng chảy xuống khoang mũi. Những người Bái Xà khác thấy vậy, trong lòng vô cùng kinh hãi, cho rằng những người này đều bị bí mật thần bí kia giết sống ngay tại chỗ, nên đành áp dụng phương pháp cho mỗi người nghe từng đoạn một, rồi ghi chép lại bí mật vốn không nên tồn tại trên cõi đời và khắc trên bia đá. Ngàn năm dâu bể trôi qua, chỉ duy có phiến đá bị chôn vùi dưới cửu tuyền này là tránh được muôn vàn kiếp nạn và nguyên vẹn tới ngày nay.
Người Bái Xà cổ đại đào đất quá sâu, dẫn đến nạn lũ lụt và họa diệt vong, may nhờ Vũ Vương khai phá Long môn nên họ mới sống sót, nhưng họ lại bị bắt làm tù bịnh, trở thành nô lệ, chuyên làm việc dưới lòng đất để dẫn nước lũ vào Vũ khư. Đám nô lệ này không cam tâm chịu đựng ách thống trị tàn khốc của vương triều nhà Hạ, bèn nảy sinh ý nghĩ tìm lại tấm bia đá bị chôn sâu dưới cửu tuyền để đối phó với Hạ Vũ nhưng lũ lụt lại bịt kín thông đạo ban đầu, mãi đến khi hậu duệ cuối cùng của tộc người Bái Xà hoàn toàn bị diệt vong, họ vẫn chưa được thỏa nguyện, bí mật cổ đại ghi chép trên tấm bia Bái Xà dần dần bị cát bụi của lịch sử vùi lấp cùng tuế nguyệt.
“Chủ nhật buồn” sớm thu hút sự chú ý của Liên Xô ngay từ thời kỳ đầu chiến tranh lạnh, thông qua nhiều con đường, bộ phận gián điệp đã nắm được cội nguồn của tín hiệu chết người này xuất phát từ mảnh vỡ trên tấm bia cổ đại chôn dưới lòng đất Tân Gương, tuy những ghi chép của viên sĩ quan quân đội Sa hoàng Rasputin đã bị tiêu hủy và những mảnh còn lại của tấm bia Bái Xà cũng không còn tồn tại, nhưng người Liên Xô