Hồi thứ tám: Rắn thiêng hiện thân
Đúng lúc đoàn thám hiểm bị vực sâu cản đường, trong lúc tưởng chừng sự việc giậm chân tại chỗ thì đột nhiên phát hiện trên vách núi xuất hiện hình thù con hắc xà khổng lồ, dài ngoằn ngoèo cả mấy chục mét. Trên vách đá phủ đầy rêu xanh và các loại thực vật khác nhau, dưới sự phản chiếu của màu xanh lục đậm, con rắn càng trở nên mờ ảo, quái dị như thể vong hồn u uất. Vì khoảng cách ở quá xa, nên mọi người cũng không phân biệt rõ nó là rắn hay trăn.
Đám lính vũ trang Miến Điện nhìn thấy cảnh tượng ấy đều kinh hãi quỳ rạp xuống đất, miệng không ngừng lẩm bẩm tụng niệm Phật hiệu, hướng về phía vực núi dập đầu liên tiếp.
Ngọc Phi Yến cũng không khỏi kinh ngạc, cô ả cầm ống nhòm, nghé mắt nhìn kỹ, một hồi sau mới bàng hoàng tỉnh ngộ, đoạn nói với mọi người rằng không cần hoảng sợ, bóng đen hình con rắn treo trên vách đá thực ra chẳng phải mãng xà gì hết, chẳng qua chỉ là một bầy kiến đỏ đang di chuyển mà thôi.
Thì ra địa thế núi Dã Nhân là một vòng tròn khép kín, tứ bề núi cao trập trùng nhấp nhô, đa phần đều là sản vật từ quá trình tạo sơn của dãy Himalaya thời cổ đại; khí hậu quanh năm ổn định bất biến, gió bão nhiệt đới thông thường cũng khó lòng chạm tới ảnh hưởng đến đất này. Nhưng năm nay, lại là cơn bão nhiệt đới đến từ Ấn Độ Dương có cường độ mạnh khủng khiếp mà mấy chục năm hiếm gặp. Sự biến đổi khí tượng khắc nghiệt này, từ sau khi được dự báo đến nay đã thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo nhân dân các khu vực trên khắp thế giới, còn theo phân tích của khí tượng, vùng núi Dã Nhân ở miền bắc Miến Điện cũng chịu sự công kích mãnh liệt của cơn bão. Giờ đây, cơn bão nhiệt đới mang mưa lớn sắp tiến đến gần, khiến các con sông con suối vốn hiền hòa nằm im lìm dưới các khe núi thấp bỗng chốc trở nên hung dữ, dòng hồng thủy cuồn cuộn chảy xiết.
Dường như các sinh vật trong rừng già núi sâu đều cảm nhận được cái oi bức khác thường của khí hậu, hàng ngàn vạn con kiến đỏ buộc phải di chuyển lên chỗ cao hơn để tránh nguy cơ chẳng may tổ kiến bị lũ quét, số lượng kiến đỏ trong rừng rậm nguyên sinh nhiều đến khiếp người. Tuy gọi là kiến đỏ nhưng toàn thân nó đen sì sì, chỉ có một chút ở phần đuôi là điểm màu đỏ thẫm, con to nhất phải gần bằng ngón tay người, con bé cũng cỡ hạt gạo, chúng lúc nhúc tụ tập thành từng đoàn bò dọc vách đá hướng dần lên trên. Người đứng ở nơi xa nhìn vào sẽ thấy chúng chẳng khác nào một con rắn dài. Có lẽ từ hàng triệu năm trước từng có người tận mắt nhìn thấy hiện tượng tự nhiên thần bí này, nên mới lưu lại truyền thuyết ly kỳ khiến người ta khó lòng tin nổi.
Tuy Ngọc Phi Yến đã nói bóng đen ngoằn ngoèo trên vách đá không phải mãng xà, nhưng nhóm người Miến Điện, bao gồm cả Karaweik, vẫn không thể lý giải được làm sao kiến đỏ trong rừng rậm lại biết chủ động leo lên chỗ cao tránh mưa bão, nên họ cứ một mực cho rằng rắn thiêng mượn xác bầy kiến để hiện thân, rồi ai nấy mặt vàng như nghệ, miệng không ngớt lầm rầm tụng niệm.
Ngọc Phi Yến giải thích với mọi người, kiến đỏ sinh tồn trong rừng rậm nhiệt đới còn gọi là kiến vống, chúng biết nhả ra "chất tín hiệu chỉ đường" khi nhai nuốt thức ăn trên những nơi mà chúng đã hành quân qua. Bởi vậy mỗi lần di chuyến ở khoảng cách xa, chúng đều bò theo một tuyến đường nhất định cùng nhau, đợi khi thời tiết ổn định, thì sẽ quay lại đường cũ để trở về đáy vực, cùng nhau xây dựng lại chiếc tổ đã bị mưa gió cuốn trôi. Nhìn số lượng khổng lồ của đàn kiến đang tụ tập trên vách đá thật khiến người ta khiếp hãi, và có thể đoán định nội trong mười mấy dặm xung quanh chắc không còn đàn kiến nào có quy mô vĩ đại như thế. Đã có người từng tận mắt nhìn thấy kỳ quan sinh vật của giới tự nhiên ở gần cổng đường hầm của con đường U Linh, thì đường hầm xuyên núi đó chắc hẳn cũng chỉ ở đâu đây mà thôi.
Ngọc Phi Yến móc một sợi dây chuyền vàng trong người ra bảo phiên dịch nói với mọi người: "Ai tìm được lối vào núi, sợi dây chuyền vàng trên tay tôi sẽ thuộc về người đó."
Tư Mã Khôi vốn còn cho rằng cô ả Ngọc Phi Yến có chiêu thức đặc biệt làm lung lạc lòng người, hóa ra cũng chỉ là hạng mang tiền ra nhử mồi câu, không có gì mới mẻ cả. Có điều, người ta vẫn thường nói: "Mang tiền trọng thưởng, tất có dũng phu", mấy người Miến Điện này tuy khiếp sợ núi Dã Nhân đến tận xương tận tủy, nhưng hơn hết, bọn chúng là lũ thổ phỉ hung hãn nên chỉ cần tiền, chẳng cần mạng. Dưới sự dụ dỗ của cái lợi to lớn trước mắt, ban đầu chúng còn hoảng loạn mất một lúc nhưng sau đó dưới lệnh của thủ lĩnh trong đội, chúng lần lượt leo xuống vực sâu tìm kiếm lối ra của con đường hầm.
Đội thám hiểm lùng sục theo hình thức đan rào một hồi, cuối cùng cũng phát hiện thấy cổng đường hầm của con đường U Linh, nhưng phần chóp cổng đã bị sụt lở hoàn toàn, một lượng đất đá lớn đã sụp xuống bịt kín lối ra, dường như nó bị con người dùng thuốc nổ phá hủy. Có lẽ quân Mỹ trước khi rút khỏi đường hầm tuyến đường B, muốn phong tỏa vĩnh viễn khu vực nguy hiểm này nên đã tiến hành kích nổ nhiều lần, khiến lối ra hoàn toàn đổ sụp, không thể tiếp tục đi về phía trước được nữa.
Có điều, vẫn là đám lính vũ trang Miến Điện giàu kinh nghiệm đã tìm thấy một khe núi bí ẩn bị thảm thực vật um tùm che phủ, nằm ở mặt bên của vực thẳm, nơi lũ kiến vống đang bò. Trên tầng nham thạch nhẵn nhụi ở cổng vào khe núi vẫn còn lưu giữ những bức tranh đá nguyên thủy mô tả cảnh tượng chết chóc của một bầy voi rừng lớn.
N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m. Lòng sơn cốc thâm u, khúc khuỷu, không gian tĩnh mịch, nặng nề, hai bên mọc đầy cây cổ thụ tán lá rộng rợp trời, đan kết, xen cài vào nhau, khiến mặt trời không thể chiếu sáng khoảng không trên đầu, mà chỉ có những tia nắng yếu ớt lọt qua kẽ lá âm u rậm rạp.
Cuốn sổ ghi chép của cố nội Karaweik không chỉ mô tả địa hình trong lòng "Tượng môn" hoàn toàn trùng khớp với bức bản đồ cổ, mà còn ghi chép rất nhiều sự kiện liên quan. Nghe nói, trong thời kỳ chiến tranh Anh - Miến, từng có một viên thượng úy người Anh chỉ huy lính tác chiến ở gần khu vực núi Dã Nhân. Do quân Anh được trang bị vũ khí đầy đủ, tinh nhuệ nên đã dễ dàng đánh bại kẻ địch. Trong quá trình truy sát tàn quân, viên thượng úy đó đã gặp một con voi rừng già nua đang chuẩn bị lên đường gặp tổ tiên ở rừng rậm nguyên sinh. Một binh sĩ người Ấn Độ, là thuộc hạ của anh ta vì ham muốn chiếc ngà voi rừng, định dùng súng bắn hạ sát con voi già, nhưng viên thượng úy đã hoạt động nhiều năm ở Ấn Độ, Miến Điện... biết rõ tập tính của bầy voi rừng, nên ngăn không cho người binh sĩ nọ nổ súng làm kinh động đến nó, mà lặng lẽ dẫn quân đi sát theo sau. Điều anh ta muốn biết là rốt cục con voi đến chỗ nào để chờ chết.
Thì ra voi rừng Miến Điện có một tập tính đó là khi một con voi già yếu sắp chết, nó thường linh cảm được sự tắt rụi của số mệnh, bèn một mình rời khỏi đàn voi, đơn độc tiến vào rừng sâu. Nó đi mãi cho đến huyệt động đá, nơi tổ tiên mình vùi xương từ hàng ngàn năm, sau đó nằm phủ phục bên cạnh đống xương voi chồng chất, không ăn không uống, lặng lẽ chờ đợi thần chết đến đón.
Tương truyền, huyệt mộ voi rừng Miến Điện, cổ xưa nhất dễ có lịch sử hàng vạn năm nên xương voi, ngà voi trong động chất đầy như núi. số lượng di hài bầy voi rốt cục có bao nhiêu, chẳng ai đếm được chính xác, cũng là do niên đại quá xa xôi, thậm chí có những chiếc ngà voi quá cổ xưa đã hóa thạch nằm dưới tầng đáy của huyệt động.
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo chế tạo từ ngà voi được giới quý tộc châu Âu rất ưa chuộng, nên giá trị vô cùng cao. Viên thượng úy Anh biết rằng, chỉ cần bám theo tung tích con voi già, rất có khả năng sẽ tìm thấy miền đất vùi xương của tổ tiên nó, điều đó cũng có nghĩa là sẽ tìm ra một kho báu vô giá, chứ không chỉ đơn giản dừng lại ở hai chiếc ngà voi.
Khi đó, viên thượng úy Anh vì bị lòng tham làm mờ lý trí nên đã bỏ qua một điều vô cùng quan trọng, đó là ý thức bầy đàn của voi rừng Miến Điện vô cùng mạnh mẽ, chúng không ngại trả mọi giá để bảo vệ bí mật về miền đất vùi xương của tổ tiên. Không những thế, dường như bầy voi cũng biết được, từ trước đến nay, sở dĩ chúng bị loài người săn bắn, hạ sát, căn nguyên chính là vì đôi ngà quý giá, bởi vậy huyệt mộ mà chúng lựa chọn thường nằm giữa khu vực nguy hiểm nhất trong núi sâu, rừng già, đủ để khép chặt lối về của bất kỳ kẻ bám sát nào.
Kết quả, viên thượng úy chỉ huy hơn hai trăm tinh binh Ấn Độ, bám sát dấu chân con voi già, tiến sâu vào khe núi ẩn khuất. Vượt qua bao gian khổ hiểm nguy, cuối cùng họ cũng nhìn thấy vô số động huyệt thiên nhiên bị màn rễ của cây si buông rủ phủ kín, nằm sâu trong khe núi. Đó đều là những huyệt động thiên nhiên được hình thành do quá trình nước mưa xâm nhập vào lòng núi đá vôi, làm tan chảy phần nham thạch mềm xốp, trải qua hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu năm dần dần điêu khắc mà thành. Gió lạnh trong động thổi vù vù, huyệt động âm u huyền bí bốn phía thông thoáng, hình thành một mạng lưới địa hình Karst - kiểu địa hình phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn - dày đặc, miên man. Những huyệt động này không chỉ khoáng đạt, rộng rãi khác thường mà còn chứa đựng tầng tầng lớp lớp di hài của loài voi rừng.
Viên thượng úy người Anh kinh ngạc cực độ, chỉ có thể dùng bốn chữ "huyệt động ma mút" để hình dung cảnh tượng đang hiện ra trước mắt. Mặc dù trong đống di hài voi rừng cao ngất tuyệt đối không có xương của loài mãnh thú thời kỷ nguyên băng hà, nhưng chỉ có thể hình khổng lồ của chúng mới đủ sức mô tả huyệt động hùng vĩ như một kỳ tích này. Ngoài ra, bọn họ còn phát hiện, nơi tận cùng huyệt động ma mút ăn thông với một khe núi khổng lồ có độ