Hồi thứ hai: Kế hoạch kính viễn vọng địa cầu
Gã Gấu trắng người Nga dùng dao găm vạch bốn chữ "MOHO" trên mặt đất, chỉ có Ngọc Phi Yến hiểu rõ ý gã. Đây là một sự thật khiến người ta không thể nào chấp nhận nổi: đáy động dưới khe núi khổng lồ ở vùng núi Dã Nhân được cấu thành bởi vật chất thạch quyển[23], sáu kẻ may mắn sống sót của đội thám hiểm không rõ vì sao lại rơi vào "điểm gián đoạn Moho" ở giữa lớp vỏ địa chất và quyển Manti của trái đất.
Nếu phải giải thích sự việc này, thì phải bắt đầu nói từ thời kỳ đầu những năm 50, khi đó hai trận địa đối địch là hai cường quốc Liên Xô và Mỹ thường chịu sự chi phối bởi tư duy chiến tranh lạnh. Họ đổ một lượng lớn tài sản vật chất vào cuộc chiến tranh không bao giờ chấm dứt, nghiên cứu khoa học quân sự cũng phát triển đột biến với tốc độ gần như là thần kỳ, hai bên đều vắt kiệt sức để khai phá mọi nguồn tài nguyên chiến lược.
Liên Xô khi đó có một dự án bí mật, đặt biệt danh là "Kính viễn vọng địa cầu". Vùng phía đông và phía nam trên lãnh thổ Liên Xô rất rộng lớn trống trải, uốn vòng theo dải đồi núi, hang động thiên nhiên và các mỏ khoáng nhiều vô kể. Vì muốn nắm giữ được nguồn tài nguyên phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất, đồng thời chạm tay vào thế giới chưa từng được biết đến của nhân loại sớm hơn nước Mỹ, người Liên Xô đã dùng thiết bị máy móc khoan sâu hạng nặng, bí mật tiến hành đào bới ở độ sâu chưa bao giờ từng có trước đây, dưới một hang động khô trong bồn địa thiên nhiên.
Công trình này tiêu tốn khoảng thời gian gần hai mươi năm, huyệt động mà họ đào được nằm dựng đứng với độ sâu đạt tới mười ba ngàn mét, là huyệt động sâu nhất trên thế giới được biết đến. Bởi vì việc này liên quan đến những cơ mật quân sự ở mức độ tối cao, cho nên dự án "Kính viễn vọng địa cầu" từ đầu chí cuối tuyệt đối được tiến hành trong trạng thái tuyệt mật, bên ngoài rất ít người biết đến nội tình sau bức màn.
Gấu trắng Ciglovski nghiên cứu tinh thông về chất nổ và khoan xuyên địa chất. Vào thời kỳ cuối của công trình "Kính viễn vọng địa cầu", gã từng tham gia vào dự án và có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều bí mật có liên quan. Nhân loại đã chế tạo ra kính thiên văn, có thể dùng mắt thường để thăm dò mọi bí mật của không trung vũ trụ, nhưng mắt người lại không thể nhìn xuyên thấu lòng đất, cho nên họ mới đặt tên cho vực sâu năm xuyên qua địa tầng trái đất là "Kính viễn vọng địa cầu" với mong muốn có thể thông qua nó để trực tiếp quan trắc vật chất dưới lòng đất.
Tại các độ sâu khác nhau trong lòng đất, kết cấu của vật chất cũng hoàn toàn khác nhau, không phải tất cả từ trên xuống dưới đều là bùn cát đất đá lẫn lộn. Nói một cách khái quát, đại thể có thể phân chia trái đất thành ba tầng khu vực, phần ngoài cùng gọi là lớp vỏ địa chất, phần sâu hơn là tầng quyển manti trung gian, hay còn gọi là lớp phủ, bên trong lớp phủ là phần lõi. Phía ngoài và phía trong tầng quyển manti, chỗ ranh giới của loại các vật chất khác nhau gọi là điểm gián đoạn, chỗ giáp ranh giữa lớp vỏ và lớp phủ được gọi là điểm gián đoạn Moho, chỗ giáp ranh giữa lớp phủ và lớp lõi được gọi là điểm gián đoạn Gutenberg.
Năm đó, người Liên Xô đã đào tới độ sâu hơn mười ngàn mét dưới lòng đất, lấy được mẫu vật từ tầng quyển manti bên trong "điểm gián đoạn Moho", phát hiện dưới lòng đất hàm chứa loại vật chất có tính phóng xạ rất lớn, khiến vật chất tầng thạch quyển hình thành giống như sáp parafin, nó không phải đá cũng không phải cát, có lẽ bên trong chứa vi sinh vật, nên mới hiện lên những vết vằn màu gan chó hiếm gặp ấy, hoàn toàn không giống với cấu tạo địa chất thường thấy trong các hang động khác ở núi Dã Nhân. Gấu trắng từng nhìn thấy mẫu vật này ở Liên Xô, đồng thời hiểu rằng vạch ranh giới loại vật chất dưới lòng đất này mang tính toàn cầu, nhưng tùy vào khu vực bề mặt khác nhau thì độ sâu của điểm gián đoạn Moho cũng thay đổi; nếu ở núi Dã Nhân Miến Điện, chí ít phải nằm sâu dưới lòng đất khoảng mấy chục nghìn mét thì mới có thể xuất hiện loại vật chất đặc thù này.
Ngọc Phi Yến ngước đầu lên nhìn khe nứt của miệng vực ở mãi trên cao qua lớp mưa bụi, trong lòng trào lên cảm giác khác lạ khó nói thành lời. Lúc này, bên ngoài núi mưa to như trút, sấm sét giao hòa, không thể dùng mắt thường phán đoán dựa theo tia sáng của ánh chớp, mà chỉ có thể nhìn con số hiển thị vị trí so với mực nước biển trên đồng hồ đeo tay, khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa đáy động và miệng vực áng chừng khoảng hai nghìn mét. Hơn nữa, đỉnh khe núi, bản thân lại nằm trong núi Dã Nhân, nơi có vị trí tương đối cao so với mực nước biển, trừ đi độ cao của ngọn núi, thì từ mặt đất xuống dưới này không thể vượt quá một nghìn mét. Độ sâu ấy đương nhiên không thể gọi là nông, nhưng sự biến hóa của vật chất địa tầng cho thấy rõ ràng mọi người đang ở độ sâu mười nghìn mét dưới lòng đất, chứ không phải một nghìn. Việc đó cũng có nghĩa là độ sâu mà bản thân tự cảm giác thấy còn kém độ sâu thực tế một số không. Trong lòng khe núi thăm thẳm như vực sâu vạn trượng này, dường như mọi logic và kiến thức thông thường đều mất hết ý nghĩa, khiến người ta hoàn toàn khó lòng phán đoán được rốt cục bản thân đang gặp phải tình huống gì.
Ngọc Phi Yến trong lòng hỗn độn một mớ, cô ta tóm tắt nội dung tình hình mà gã Gấu trắng phát hiện với những người còn lại. Hội Tư Mã Khôi trình độ văn hóa có hạn, nên chẳng thể nào hiểu được "điểm gián đoạn Moho" và "kính viễn vọng địa cầu" rốt cục là chỉ thứ gì? Nếu như diễn đạt nôm na có khi họ lại hiểu được chút ít.
Hải ngọng tặc lưỡi: "Bây giờ dù sao chân đã chạm tới đáy rồi, còn lo nó sâu bao nhiêu làm chi? Tôi thực sự chả hiểu chuyện này có gì đáng để quan tâm. Rơi xuống từ một ngàn mét cũng chết, mà rơi xuống từ mười ngàn mét chẳng phải cũng chết sao? Kiểu gì thì vẫn một kết cục thịt nát xương tan vung vãi tứ phía, dù sao có thành bộ dạng gì thì bản thân cũng chả nhìn thấy; bởi vậy, căn bản chẳng cần suy nghĩ về độ nông sâu của huyệt động dưới lòng đất này làm gì ệt óc."
Tư Mã Khôi ngẫm nghĩ một hồi rồi nói: "Chắc là vẫn hơi khác một chút đấy, rơi từ hai ngàn mét thì chỉ cần gào lên một tiếng thảm thiết, chẳng kịp đau buồn gì đã ra đi rồi. Nhưng nếu rơi từ nơi ười ngàn mét, cứ mặc thân thể rơi tự do xuống dưới, trước tiên cậu phải gào mất vài tiếng, sau đó móc một điếu thuốc ra hút, rồi lôi giấy bút ra viết di chúc, dặn dò hậu sự xong đâu đấy, lại hồi tưởng quãng đời chinh chiến trên lưng ngựa ở cánh rừng rậm nhiệt đới này hết mấy lượt, cúi đầu nhìn xuống, thì ô hay, vẫn còn nửa đoạn đường nữa mới rơi được tới đáy kia."
Ngọc Phi Yến thấy hai người bọn họ căn bản chẳng hiểu chuyện gì, bèn nói: "Bất kể do địa chất trong lòng núi Dã Nhân biến dị hay do cảm giác về không gian của bản thân bị nhiễu loạn, đều là những vấn đề sau này mới cần để tâm đến.
N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m. Giờ phải cân nhắc việc nào quan trọng việc không. Hiện giờ quan trọng nhất là đi tìm chiếc máy bay tiêm kích vận tải bị mất tích."
Cô thấy đầm lầy dưới lòng đất mênh mang vô bờ bến, lớp phủ thực vật và bóng tối lại cản trở công cuộc tìm kiếm, nên với tình hình này, muốn tìm thấy mục tiêu, gần như là mò kim đáy bể, thật khiến người ta chẳng biết bắt đầu từ đâu. Tất cả mọi chiêu phép đào mồ quật mả trong núi trước đây đều chẳng có tác dụng gì ở nơi này, đầu óc cô trống rỗng không nghĩ ra nổi một kế sách nào.
Tư Mã Khôi theo đoàn thám hiểm vào núi sâu, thấy hội trộm mộ Ngọc Phi Yến đúng là có chút bản lĩnh, nhưng kinh nghiệm và kỹ thuật truyền thống của bọn họ, dường như hoàn toàn không thích hợp trong rừng rậm nhiệt đới Miến Điện. Ngay từ đầu, Khương sư phụ quyết định tiến vào thâm cốc theo con đường "tượng môn" là đã phạm vào điều đại kỵ.
Tư Mã Khôi lăn lộn trong đội du kích cộng sản Miến Điện đã nhiều năm, ngoài việc phóng hỏa giết người, thì kinh nghiệm về những phương diện như tác chiến trong rừng rậm, mưu cầu sinh tồn ở nơi hoang dã, tìm kiếm cứu viện hay phân biệt phương hướng v.v... anh đều nắm rõ như lòng bàn tay. Anh quay sang nói với Ngọc Phi Yến: "Địa hình vùng núi Miến Điện cực kỳ phức tạp, muốn đảm bảo an toàn, thì phải cố gắng thực hiện theo phương châm - đi chỗ cao, chớ đi chỗ thấp, đi đường rộng, chớ đi đường hẹp, đi dọc chớ đi ngang, băng rừng chớ lội cỏ."
Thế mà bây giờ đội thám hiểm ở đáy khe núi tìm tung tích chiếc máy bay tiêm kích vận tải bị mất tích, trong bốn điều cấm kỵ, họ đã phạm phải ba. Thứ nhất, đi xuyên vào trong huyệt động, tức là đi nơi thấp, thứ hai sự hạn chế của địa hình và môi trường, khiến tầm nhìn trở nên vô cùng hạn hẹp, tức là đi nơi hẹp, thứ ba dưới lòng đất toàn là đầm lầy, cỏ răng cưa và lau sậy mọc um tùm rậm rạp, rất dễ bị cá sấu lén tấn công. Có thể nói, cảnh ngộ họ gặp phải bây giờ hiểm ác đến cực điểm.
Nghe Tư Mã Khôi nhắc đến cá sấu mai phục dưới đầm lầy, mặt mày ai nấy đều tự dưng biến sắc. Nhớ năm đó ở Miến Điện, đội quân hơn hai ngàn tên, được vũ trang đầy đủ đến tận răng lạc bước vào đầm lầy, do binh sỹ bị thương quá nhiều, mùi máu tanh bốc lên nồng nặc, kết quả là dẫn dụ vô số cá sấu trườn ra khỏi đầm. Chưa đầy nửa tiếng sau, hơn hai ngàn con người gần như đều trở thành miếng mồi sống nuôi cá sấu. Căn cứ vào tập tính của loài này là, sau khi phát hiện ra con mồi, nó không lập tức tấn công ngay, mà trước tiên sẽ quan sát kỹ một hồi, nhưng khi có con nhào lên trước, thì đồng loại sẽ thi nhau phi lên tranh mồi. Lúc đó kết cục như thế nào, đương nhiên chẳng cần nói thì ai cũng tự rõ.
Tư Mã Khôi lại nói: "Trước mắt chỉ biết chiếc máy bay vận tải đại khái hạ cánh ở cực nam khe núi, nhưng huyệt động dưới lòng đất thênh thang thâm u như thế này, dựa vào mấy khẩu súng của chúng ta, mạo hiểm đội mưa dò dẫm đi tìm trong đầm lầy, thì biết đến bao giờ mới thấy?"
Ngọc Phi Yến bị Tư Mã Khôi vặn lại thì máu quyết tâm đã nguội đi quá nửa, lặng lẽ hỏi: "Theo như anh nói, chẳng lẽ chúng ta không còn cơ hội nào tìm thấy chiếc máy bay tiêm kích vận tải đó sao?"
Tư Mã Khôi đáp: "Hoàn cảnh càng nghiệt ngã thì cơ hội càng nhiều hơn. Lúc đầu tôi cũng chẳng có cách gì hết, có điều từ khi đi vào đầm lầy, tôi lại đột nhiên nghĩ ra một cách, không chừng lại dùng được."
Chủ nghĩa thực dân Anh thống trị Miến Điện gần trăm năm, trong thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ hai, quân đội Anh đánh nhau với quân Nhật ở Miến Điện, quy mô phải tới hơn một triệu người. Đương nhiên, phần lớn lính tráng lúc đó đều đến từ những nước thuộc địa, tuy nói rằng họ chiến đấu vì nước Anh vĩ đại, nhưng rất nhiều người cả đời chưa hề đặt nửa bước chân lên lãnh thổ nước Anh, thậm chí cũng chẳng rõ nước Anh nằm ở đâu trên bản đồ.
Giữa các nước thuộc địa rải rác khắp thế giới, người Anh coi trọng nhất Ấn Độ đất rộng người đông, trong khi Miến Điện lại là bức bình phong chiến lược tự nhiên của Ấn Độ. Năm đó, họ xây dựng Miến Điện trở thành một tỉnh của Ấn Độ. Bởi thế người Anh đặc biệt chú ý phát triển Miến Điện trong suốt nhiều năm, biến nó trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất Đông Nam Á. Thời kỳ này, chế độ thống trị thực dân đã có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đối với Miến Điện. Cho đến ngày nay, lãnh thổ Miến Điện còn rất nhiều đường bộ, đường sắt, sân bay do người Anh xây dựng, đặc biệt có vô số vũ khí chiến tranh nằm rải rác khắp nơi trên đất nước, bao gồm cả pháo hạng nặng, xe tăng, máy bay chiến đấu.
Tư Mã Khôi cho dù không thông thạo tình hình nước Anh lắm, nhưng anh tham gia quân đội nhân dân cộng sản Miến Điện đã bao nhiêu năm, nên nắm rất rõ những loại vũ khí do người Anh chế tạo. Chiếc máy bay tiêm kích, anh cũng từng nhìn thấy không ít lần. Trước đây, cùng đồng đội hành quân trong núi sâu rừng thẳm, đôi lúc anh cũng gặp vài xác máy bay ném bom bị rơi xuống núi, và cả những quả bom hạng nặng ném xuống nhưng không phát nổ. Binh