Giáo sư Nông địa cầu ngẫm nghĩ một lát, rồi nói tiếp: “Cái được gọi là nhân quả kỳ thực là một loại khái niệm logic cơ bản nhất, đồng thời cũng phức tạp nhất. Tôi lấy một ví dụ đơn giản là các cậu hiểu ngay ấy mà, các cậu ai thử đặt câu với cặp từ ‘vì… nên…’ cho tôi xem nào”.
Tư Mã Khôi thấy yêu cầu của giáo sư quá dễ dàng, bèn buột miệng nói luôn: “Vì bác Nông không biết cũng nên”.
Thắng Hương Lân đang chuyên tâm phác họa bưc bích họa, nghe Tư Mã Khôi đặt câu, đúng là vừa bực mình vừa nực cười. Cô thật sự không hiểu vì sao giáo sư đồng ý để loại người này trà trộn vào đội khảo cổ. Cô nàng đành phải thay Tư Mã Khôi trả lời câu hỏi của giáo sư: “Thuyết nhân quả mà người xưa thường nói, không thể luận theo tư tưởng mê tín được, nói như quan điểm hiện nay thì nhân quả thực ra chỉ là mối liên quan logic giữa các sự kiện tiếp nối nhau.”
Giáo sư Nông địa cầu nói: “Hương Lân giải thích đúng lắm tất cả các sự kiện đều không tồn tại độc lập. Tính logic giữa chúng chính là bản chất của nhân quả. Nhưng nội dung thần bí trong truyền thuyết xa xưa của Tây Vực cổ rốt cục là gì, ví như bức tường núi nuốt chửng mọi sinh mệnh còn có bí mật nhân quả gì nữa, hiện tại chúng ta hoàn toàn không thể lần mò được manh mối.”
Đến tận lúc này, Tư Mã Khôi mới hiểu đại khái phương án hành động của giáo sư Nông địa cầu, cực vực nằm dưới sa mạc Lopnor, được kinh Phật hình dung là “cơn ác mộng bất tận”, còn người Liên Xô lại gọi nó là kính viễn vọng Lopnor, nói tóm lại nó chính là một huyệt động ăn sâu xuống lòng đất. Bởi vì trước khi rút lui, đoàn chuyên gia Liên Xô đã phá hủy cái giếng dựng đứng – mà họ phải dùng thiết bị khoan hạng nặng mới đào được, nên bây giờ muốn xuống đó phải tìm một con đường khác từ mặt cạnh, mà con đường ấy chính là Hắc Môn, cánh cửa đen nằm dưới long Đại Sa Bản.
Tư Mã Khôi nghĩ đến đây, bèn hỏi giáo sư một vấn đề rất nhạy cảm: “Bây giờ chúng ta đã mất sự hỗ trợ của phân đội khoan thăm dò Karamay và chỉ có thể đi xuống lòng đất tìm dòng sông ngầm phía sau Hắc Môn. Nhưng trải qua ngàn năm bãi bể đã biến thành nương dâu, dòng sông ngầm mà sách địa lý cổ đề cập đến, bây giò có còn tồn tại dưới lòng đất nữa hay không? Sau khi đội thám hiểm xuyên qua “bức tường chết”, cũng có nghĩa là đã hoàn toàn lâm vào tình cảnh cô lập với mọi sự cứu viên, nên bất luận có tìm thấy dòng sông ngầm hay không cũng tuyệt đối không còn con đường nào có thể quay đầu lai được nữa. Bởi vì không có điện đàm để cầu cứ sự trợ giúp của hậu phương, thì không một ai có thể bước chân ra nổi sa mạc Gobi rộng mênh mang bờ bến này.
E rằng đến lúc đó, chúng ta chỉ còn cách tiếp tục tiến sâu vào kính viễn vọng Lopnor, tìm máy điện đàm không dây mà người Liên Xô để lại. Tuy tôi không thể tưởng tượng kính viễn vọng Lopnor rốt cục là cái gì, nhưng mối nguy hiểm to lớn tiềm tàng bên trong nó thì sờ sờ ra đấy. Đội khảo sát liên hợp Liên Trung mất tích năm 1958, họ đều được trang bị đầy đủ và tối tân hơn tiểu đội sáu người của chúng ta nhiều. Chúng ta, ngay cả một cái đèn halogen cường quang hẳn hoi còn không có, không khéo vũ khí và trang thiết bị mà bọn trộm mộ khoắng sạch bảo vật trong cổ mộ sa mạc Gobi thời Dân quốc mang theo, còn tối tân hơn chúng ta.
Khả năng chúng ta xuống tới cực vực nắm chắc bao nhiêu phần trăm thành công? Mà cho dù xuống được đó, thì có thể trở về được nữa không? Cả hội đều rõ tình cảnh chúng ta bây giờ giống như con thuyền bơi ngược dòng, khó có thể quay đầu lại. Nhưng dù sao tôi vẫn muốn nghe lời nói thật từ chính miệng bác. Chúng ta châu châu đá voi, không thành công cũng thành nhân, thành công một nửa cũng phải thành nhân, có đúng thế không?”
Giáo sư thừa nhận kế hoạch cụ thể còn phải đợi kết quả đại đội trưởng Mục đi trinh sát về rồi mới quyết định được, thế là ông bèn nói với Tư Mã Khôi: “Ai cũng bảo thời này càng nhiều tri thức thì càng dễ phản động, càng thiếu văn hóa càng dễ làm cách mạng, kỳ thực cậu nhìn nhận vấn đề như thế là hơi phiến diện đấy. Trang thiết bị và dụng cụ của đội thám hiểm tuy rất nguyên thủy lạc hậu, không thể so sánh được với khó khăn và hiểm nguy mà chúng ta sắp phải đối đầu, nhưng bất luận lúc nào ở đâu, chúng ta đều phải trước sau tin tưởng rằng: chỉ có tri thức và niềm tin mới khiến con người luôn đứng vững trên mành đất chiến thắng mà thôi”.
Tư Mã Khôi không phải hạng né tránh vất vả. sợ sệt nguy hiểm, trong sa mạc Lopnor tuy cũng gian khổ thật nhưng còn tốt chán so với điều kiện ở Miến Điện lúc xưa, khi ấy mọi người ngủ trong doanh trại giữa rừng rậm, không chừng nửa đêm bị nội gián quân địch mò vào cắt yết hầu lúc nào không hay, mỗi giờ mỗi khắc đều nơm nóp lo sợ. Thấy giáo sư Nông nói vậy, anh biết đừng hòng kỳ vọng có được bất kỳ câu trả lời thực chất nào từ miệng lão hói này. Nhưng dù gi thì anh cũng là loại chân đất không ngại đeo giày cũ, thế là anh bèn im lặng, không hỏi thêm gì nữa, chỉ lẳng lặng quay trở lại góc tường ngồi gặm hai thỏi lương khô cho ấm dạ, nhưng khắp miệng toàn là đất cát, không thể nuốt trôi miếng bánh.
Hải ngọng đưa cho Tư Mã Khôi ít nước rồi lơ đễnh bảo: “Sa mạc nắng nóng kinh khủng lắm, nếu cậu bị mất nước sẽ nguy hiểm đến tính mạng đấy!”
Tư Mã Khôi nói: “Dưới lòng đất có sông ngầm hay không còn không dám chắc; có câu: “người có thể ba ngày không ăn nhưng không thể một ngày không uống”, chúng ta lại mang có một tẹo nước, uống ít một ngụm là tiết kiệm được một ngụm, nếu tiết kiệm được nhiều ngụm biết đâu có thể duy trì thêm hai ngày đấy!”
Anh chàng đội trưởng Lưu Giang Hà vừa bày chiếc máy bộ đàm hỏng ra đất vừa nói với Tư Mã Khôi và Hải ngọng: “Tôi từng nghe người già trong đội lạc đà kể lại rằng dưới lòng Đại Sa Bản quả thực có một biển hồ, nếu có thể tìm thấy nó thì không cần lo đến vấn đề nguồn nước nữa”.
Hải ngọng ngồi bên thấy việc này khá mới mẻ, bèn hỏi: “Trên sa mạc ngoài đất cát ra thì chỉ toàn hồ muối, mà cũng đều cạn đến mức độ nhất định rồi, lây đâu ra biển nữa hả?”
Lưu Giang Hà lắc đầu giải thích: “Biển ở chỗ chúng tôi không phải là biển thật, mà chỉ là hồ nước trong lục địa có quy mô tương đối mà thôi”.
Hải ngọng nhân cơ hội này bắt đầu khoe khoang sự hiểu biết của mình: “Hồ nội địa thì đã là cái gì, cậu có biết vì sao tôi tên là La Đại Hải không? Vì tôi sinh ra gần bờ biển, cả ngày ngắm biển ngắm đến phát chán lên được.”
Lưu Giang Hà chưa bao giờ bước chân ra khỏi lãnh địa sa mạc Gobi, nghe thế liền hỏi Hải ngọng: “Biển thật trông thế nào hả anh?”
Hải ngọng lúng túng trả lời: “Phải hình dung thế nào nhỉ, đương nhiên là không hề giống với biển cạn chết chóc im ắng trên sa mạc rồi. Biển lớn thực sự ấy à, mùa đông giống như đàn ông, lạnh lùng và thâm trầm, mùa hè lại giống như thiêu nữ, nóng bỏng và phóng khoáng…” -Hải ngọng nói đến đây thì hết vốn, bèn quay sang hỏi ngược Lưu Giang Hà: “Vì sao chỗ các cậu lại gọi hồ dưới lòng đất là biển thế hả?”
Tư Mã Khôi thấy Lưu Giang Hà không trả lời được, nói: “Ơ! Tớ tưởng trại chủ Hải ngọng sinh ở Cáp Nhĩ Tân chứ nhỉ? Nể cậu không biết liêm sỉ dám đặt câu hỏi, hôm nay tớ sẽ cho cậu mở rộng tầm mắt. câu xem ở Bắc Kinh Hậu Hải, Bắc Hải, Thập Sát Hải, kỳ thực tất cả những biển này đều chỉ là những hồ nước rất nhỏ. Nguyên nhân người ta gọi hồ thành biển là vì thời Nguyên, vó ngựa quân Nguyên Mông in dấu chân khắp thế giới không ngừng mở rộng biên cương bờ cõi, rồi chuyển kinh đô về Bắc Kinh. Trong sa mạc Mông cổ, nguồn nước vô cùng quý giá, nên giai cấp thống trị triều Nguyên mới đặt tên cho tất cả hồ nước lớn nhỏ trong thành là biển để thể hiên sự trân trọng đối với nguồn nước. Thông thường những dân tộc du mục thiếu thốn nguồn nước, đều có thói quen gọi hồ trong lục địa hoặc dưới lòng đất là biển. Dải sa mạc Lopnor từng là một bộ phận quan trọng tạo nên con đường tơ lụa. Cậu đừng thấy bây giờ nó trở thành nơi cực hạn của thế giới mà coi thường, bởi trước đây nó từng là vùng đất tập trung nhiều hồ nước, khói sóng mờ mịt, cỏ hoa tươi tốt lắm đấy!”
Hải ngọng không tin nổi liền bĩu môi bảo: “Cậu bịa nó vừa thôi, cái nơi quỷ tha ma bắt này lấy đâu ra khói sóng mịt mù được chứ?”
Tư Mã Khôi ngồi không cũng buồn bực chân tay, đúng lúc có thể nhân dịp này phát huy khả năng tào lao: “Cậu có nhìn thấy bức bích họa đằng kia không? Bên dưới con lạc đà bay là ngọn núi, ngọn núi đấy là ngọn núi thần chôn giấu rất nhiều bảo vật đấy!”
Hải ngọng nghe thấy vậy, không giấu nổi sự hiếu kỳ, liền lập tức hào hứng hỏi: “Ngọn núi đó giấu bảo vật gì thế? Bây giờ có còn không vậy?”
Tư Mã Khôi nói: “Việc này phải nghe từ đầu mới hiểu được, có lẽ khoảng nhiều năm về trước, cụ thể là bao nhiêu năm thì tớ cũng không rõ nữa, dù sao thì thời đó vẫn còn hoàng đế ngồi trên ngai vàng, còn quần chúng nhân dân chúng ta thì vẫn chưa trở thành chủ nhân của đất nước. Ở tỉnh Sơn Đông, có nhà nuôi một con chó, con chó đó đen tuyền như mực, chỉ duy hai tai là màu trắng, nó không biết cắn sủa gì hết, rất ngoan ngoãn nghe lời chủ, cả ngày nằm rạp ở ngoài cổng giữ nhà cho chủ.
Cậu thấy có quái không, từ khi gia đình nọ nuôi chú chó kia, chưa đầy một năm