Tư Mã Khôi càng nghe càng không hiểu: “Sao Nấm mồ xanh lại không phải là bất cứ ai? Cho dù nó chỉ là bóng ma, thì trước khi chết cũng phải có thân phận đàng hoàng mới phải chứ.” – Rồi anh lại ngẫm nghĩ: “Mình quen gọi tên đầu não của tổ chức ngầm này là Nấm mồ xanh, nên khi nãy giáo sư mới trả lời như vậy, có lẽ mình phải hỏi kẻ cầm đầu của tổ chức ngầm Nấm mồ xanh là ai.”
Giáo sư Nông ra hiệu cho mọi người đừng hỏi thêm gì nữa, ông muốn nhân lúc đầu óc còn tỉnh táo, tranh thủ thời gian nói với mọi người một số tình hình. Rồi giáo sư bắt đầu câu chuyện bằng giọng kể đứt quãng: “Tất cả nội dung tôi sắp kể ra đây, các cô cậu không được ghi chép hay thu âm lại, bởi vì những thông tin này vô cùng nguy hiểm, nếu để lọt ra ngoài, hậu quả sẽ khôn lường. Nấm mồ xanh không phải là bất cứ người nào hay bất cứ vật gì…”
Thì ra khi giáo sư Thắng Thiên Viễn làm việc trong đoàn khảo cổ Pháp lưu trú ở Ấn Độ, giáo sư từng nhận được thư ủy thác của một tổ chức ngầm, muốn mời ông dẫn đoàn vào rừng rậm nguyên sinh ở Miến Điện, tìm tòa thành Nhện Vàng bị thất lạc của vương triều Chăm Pa.
Khi đó giáo sư chỉ nghĩ sự việc đơn giản là nghiên cứu khoa học, thì đâu cần phân biệt ranh giới quốc gia, thế là ông vui mừng nhận lời. Trước đấy, giáo sư từng có lần tiến hành đi sâu nghiên cứu vương triều Chăm Pa một thời huy hoàng hiển hách. Lần này, sau khi đến Miến Điện khảo sát chuyến nữa, ông dần dần phát hiện tiền thân của tòa thành Nhện Vàng, hay còn gọi bằng cái tên khác là tòa Thạch Sơn di vật kỷ Devon, còn che giấu trong lòng một bí mật còn cổ xưa hơn cả vương triều Chăm Pa.
Quốc vương Chăm Pa Anagava tìm thấy di tích này dưới lòng đất từ hơn một ngàn năm trước. Trong khi di vật kỷ Devon ở khe cốc Bắc Miến đã có dấu tích loài người sinh sống từ hai ngàn năm trước. Có lẽ tòa thạch sơn này chính là “mật cung nằm dưới tận cùng của lòng đất”, đã được ghi chép trong sách địa lý cổ thời tiền Tần: “Cùng giải tận dã, cung vi quật long”, hàm ý đó là huyệt động sâu nhất dưới lòng đất. Tiền sử từng gọi dải đất Miến Điện ngày nay là: “Diệt Hỏa quốc”, và mô tả: “Diệt Hỏa thị tộc mắt như ngọn nến, động tác nhanh như rắn, xuất quỷ nhập thần, vượt hắc thủy, sống ở địa cùng, không quen hỏa tính.” Tư liệu còn ghi chép: “trong địa cùng có đá ngầm, dưới đá ngầm là biển lớn.” Tất cả những ghi chép có liên quan đến bí ẩn dưới lòng đất mà hậu thế có thể tìm thấy cũng chỉ vẻn vẹn mấy chục chữ đó thôi.
Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, giáo sư Thắng Thiên Viễn vô tình biết được mục tiêu thật sự của tổ chức Nấm mồ xanh không phải là kho báu chất cao như núi của vua Chăm Pa, mà là lời giải của bức mật mã thần bí nằm sâu trong mật cung dưới lòng đất. Những phù hiệu cổ xưa nằm ở địa cung Diệt Hỏa quốc bắt nguồn từ sự kết hợp giữa chữ giáp cốt thời kỳ Ân Thương và lưu vực sông Hoàng Hà – khu vực Trung Nguyên. Theo suy đoán, nó ít nhất cũng phải xuất hiện từ thời nhà Hạ trong triều đại thượng cổ Hạ Thương Chu, thậm chí có khi còn sớm hơn.
Chính vì vậy, các nhà khảo cổ học mới đặt tên cho nó là “long ấn triều Hạ”, long là chỉ các phù hiệu khác thường tương tự như long li quy phụng, âm dương bát quái, ấn là chỉ ấn ký, cách đánh dấu, phù hiệu. Long ấn triều Hạ tồn tại cực kỳ hiếm hoi trên thế giới, hơn thế nữa nội dung của nó lại vô cùng huyền hoặc cao siêu và thâm thúy, tựa đó không phải ngôn ngữ của loài người vậy. Bởi thế sau thời Tống, trên thế giới hầu như không còn thấy xuất hiện bóng dáng của nó nữa, cũng không người nào có thể hiểu được cái ảo diệu ẩn sâu bên trong nó.
Diêt Hỏa quốc có lẽ là một phân nhánh phát triển tiếp nối của nền văn minh cổ đại long ấn triều Hạ, sau đó vì bị nước biển xâm lấn nên quốc gia này hoàn toàn diệt vong, còn về lai lịch thật sự của nó ra sao thì không có căn cứ khảo chứng. Trong gian mật thất nằm dưới địa cung Diêt hỏa quốc khắc đầy các ký tự long ấn, nội dung của nó ghi chép những bí mật có liên quan đến thông đạo dưới lòng đất. Đầu tận cùng bên kia của thông đạo là khu vực mà loài người vĩnh viễn không bao giờ đặt chân tới được, có thể nói nó không thuộc về thế giới này.
Tổ chức ngầm thuê các đội thám hiểm và các nhà khảo cổ tìm kiếm tòa thành Nhện Vàng, đã lên kế hoạch phải bắt được luồng sóng điện u linh bị giam cầm ngàn năm dưới tòa thành cổ, đồng thời tìm cách xác định tọa độ khu vực bí mật và con đường dẫn tới thông đạo từ ký ức lưu tồn trong sóng điện. Cổ nhân cho rằng, khu vực đó chính là vương quốc của người chết. Không rõ vì nguyên nhân gì mà tổ chức ngầm này lại gọi khu vực bí mật ấy là Nấm mồ xanh, đồng thời lấy cái tên kinh dị và rùng rợn đó đặt biệt danh cho tổ chức của mình.
Do giáo sư Thắng Thiên Viễn vẫn chưa thực sự tiếp xúc với tòa thành Nhện Vàng, nên ông cũng không biết chân tướng thực sự của Nấm mồ xanh. Thật ra, cho dù giờ phút này ông có tự mình đứng trong gian mật thất tòa thành cổ, đối diện với những ký tự long ấn triều Hạ kỳ bí khắc đầy trên vách tường, thì cũng đành lực bất tòng tâm. Chỉ có điều, ngay từ lúc đó, ông và các đồng nghiệp trong đội khảo cổ Pháp lưu trú tại An Độ, đã phát hiện ra được bộ mặt tà ác của tổ chức ngầm này.
Phía sau bức màn lại có sự hậu thuẫn của thế lực chiến tranh lạnh phương Tây, trộm nghĩ đằng sau nó tất phải có những bí mật không thể tiết lộ ra ngoài, và chắc chắn còn tồn tại rất nhiều thứ hắc ám khác.
Khi đó, có một nhóm thành viên trong đội khảo sát đã lên kế hoạch mạo hiểm xông vào khe núi Dã Nhân, trong tình trạng mọi điều kiện còn chưa chín muồi. Họ dự định phá hủy các ký tự long ấn triều Hạ bên trong di vật kỷ Devon, nhưng kết quả toàn đội không ai sống sót trở về, vì tất cả đều chết trong núi. Giáo sư Thắng Thiên Viễn may mắn thoát khỏi sự khống chế của tổ chức ngầm và tìm cơ hội quay về tổ quốc.
Tư Mã Khôi nghe đến đây thì hiểu ra tất cả, hóa ra chiếc máy bộ đàm chiến thuật không dây trong khe cốc khi đó, đã thu được tín hiệu tá thanh hoàn hồn của các vong hồn thành viên đội khảo sát. Những người đã chết đó chính là đồng nghiệp trong đoàn khảo cổ Ấn Độ của giáo sư Thắng Thiên Viễn, còn Nấm mồ xanh là cụm từ phiếm chỉ khu vực bí mật tồn tại ở gần tâm Trái Đất; vị trí cụ thể của nó và thông đạo đều được ghi chép trong mật thất địa cung Diệt Hỏa quốc bằng các ký tự long ấn triều Hạ. Những việc này rốt cục có liên quan gì đến kính viễn vong Lopnor, và kẻ cầm đầu tổ chức ngầm là ai?
Giáo sư Nông địa cầu lại cảm thấy những cơn đau đầu đến càng dồn đập và mạnh hơn, thỉnh thoảng trong óc lại trống rỗng, nên đôi khi phải nói đi nói lại cùng một câu mấy lần liền mà vẫn chưa thể giải thích rõ nghĩa, lại đôi khi miệng đã há ra rồi mà bỗng nhiên lại quên mất mình định nói gì. Ông biết đây có thể là hậu quả do việc não bị chấn động mang lại, ý thức tỉnh táo không duy trì được lâu, nên ông tiếp tục kể cho ba người nghe những nội dung quan trọng nhất.
Tên cầm đầu tổ chức Nấm mồ xanh ẩn thân rất kỹ, không một ai biết lai lịch và hoàn cảnh của hắn, ngay cả giáo sư Thắng Thiên Viễn cũng chưa thể lần ra bất kỳ manh mối nào. Thế là sau khi về nước, ông liền lập tức bắt tay vào việc khảo chứng lai lịch “long ấn triều Hạ”, nhưng vẫn không có kết quả. Ông bèn dần chuyển hướng nghiên cứu sang cực vực nằm dưới sa mạc Gobi, đồng thời nhận định cực vực chính là cái mà người ta gọi là thông đạo.
Giáo sư Thắng Thiên Viễn dẫn đoàn khảo sát tiến vào sa mạc, cuối cùng cũng tìm thấy huyệt động nguyên sinh giống như vực sâu. Nào ngờ người Liên Xô cũng biết được một vài tin tình báo, nên họ chủ động đề nghị giúp đỡ Trung Quốc thực hiện kế hoạch hành động thăm do kính viễn vọng Lopnor. Năm 1958, sau khi đội khảo sát liên hợp Liên Trung đột ngột mất tích, đoàn chuyên gia Liên Xô mau chóng rút lui, công tác thăm dò khai quật cũng bị gác lại từ đấy, và không còn ai đề cập đến nó nữa Trong quá trình này, chúng ta cũng bắt được một vài phần tử gián điệp ngoại quốc của các thế lực đối địch gài vào hàng ngũ nhân viên, trong đó