Tư Mã Khôi nhỏ giọng hỏi Thắng Hương Lân: “Người nhấc máy có phải là giáo sư Nông địa cầu không?” – Thắng Hương Lân run lập cập, rồi khẽ gật đầu. Tư Mã Khôi thấy đúng như mình phán đoán, bèn hỏi: “Người đó nói những gì vậy?”, Thắng Hương Lân đáp: “Chỉ nói tên, còn mấy lời sau… tôi không dám nghe tiếp”. Tư Mã Khôi thắc mắc: “Cô có chắc chắn không?” Thắng Hương Lân nói: “Tôi không bao giờ nghe lầm giọng của giáo sư.”
Tư Mã Khôi tin vào năng lực phán đoán của Thắng Hương Lân, chắc cô không thể nghe lầm, cũng chính vì trước lúc chết giáo sư đã dặn dò mọi người: “Sau khi máy thông, bất luận đối phương nói gì, cũng tuyệt đối không được tin” – cho nên kẻ bên kia đầu dây điện thoại màu trắng dù có là ma, thì cũng tuyệt đối không phải hồn ma của giáo sư Nông địa cầu. Đây mới là điều khiến Thăng Hương Lân cảm thấy khiếp sợ nhất.
Tư Mã Khôi cầm điện thoại quay thêm mấy lần nữa, định tự mình nghe lại một lần, nhưng điện thoại chỉ reo vài tiếng rồi ngắt, không có ai bắt máy, anh đành bỏ ống nghe xuống. Trước đây, anh từng tiếp xúc với sóng điện vong hồn đầy thần bí, nhưng đó chỉ là những mẩu ký ức còn tồn lưu trong sóng từ trường, không ngừng lặp đi lặp lại một cách vô thức. Còn bây giờ, chiếc điện thoại thạch từ Aφ53 đặt trong khoang bảo mật của trạm thám trắc Liên Xô lại hoàn toàn không giống với sóng điện u linh như thể băng cassette kia. Đầu tiên, mọi người không hề cảm nhận thấy từ trường tồn tại ở khu vực gần đây, kế đến địa điểm mà giáo sư Tống Tuyển Nông qua đời là ở dòng sông ngầm, cách cánh rừng rậm than đá ngoài hai cây số, trong khi đường dây điện thoại chỉ có độ dài tối đa là hai mươi ngàn mét, nên căn bản không thể vươn đến tận đây.
Thắng Hương Lân định thần, hỏi Tư Mã Khôi: “Hay là tên gián điệp theo dõi chúng ta lại giở trò quỷ gì nhỉ?”
Đầu óc Tư Mã Khôi chuyển động cực nhanh, anh cảm thấy khả năng này không thể tồn tại, bèn nói: “Tuy nước ta cũng nắm được một số tài liệu và tình hình kết cấu nội bộ của trạm thám trắc Liên Xô, nhưng trong thời gian Cách mạng Văn hóa, nó đã bị tiêu hủy, thất lạc rất nghiêm trọng. Tin tình báo giáo sư Nông địa cầu có được vô cùng ít ỏi, thêm nữa ông cũng chưa bao giờ thực sự thâm nhập kính viễn vọng Lopnor, bởi thế những gì ông được nghe kể vẫn có thể có một chút sai lệch so với sự thật, không tận mắt nhìn thì không thể khẳng định chính xác được. Bây giờ suy ngẫm kỹ lại mấy lời giáo sư căn dặn chúng ta trước lúc lâm chung, trong đó ông tiết lộ tình hình thực tế có lẽ là: tìm thấy chiếc điện thoại thạch từ Aφ53 trong rừng rậm than đá, thì có thể lần theo đường dây tìm được trạm thám trắc trung tâm.
Nhưng nếu có nối thông được bất kỳ chiếc máy điện thoại nào, cũng tuyệt đối không được tin nội dung đối phương nói. Giáo sư có thể biết trước một vài tin tình báo về phương diện này, chứng tỏ ngay từ lúc đoàn chuyên gia Liên Xô tháo lui khỏi kính viễn vọng Lopnor, tuyến đường dây màu trắng đã xuất hiện hiện tượng bất thường gì đó; còn rốt cục nó đã xảy ra những biến cố gì trong trạm thám trắc trung tâm, công dụng thực sự của tuyến đường dây điện thoại màu trắng trong khoang bảo mật như là gì, và cả việc vì sao đoàn chuyên gia Liên Xô lại từ bỏ công cuộc tìm kiếm cứu hộ đội khảo sát bị mất tích, mà vội vàng rút khỏi kính viễn vọng Lopnor, thì những điều này chúng ta đều được biết rất ít. Bây giờ chỉ có thể xác định một điểm, đó là chiếc điện thoại thạch từ Aφ53 nối đường dây màu trắng này có chút kì quái, trừ điều đó ra, thì không còn lời giải thích nào hợp lý hơn.”
Thắng Hương Lân vẫn cảm thấy khó lòng tin được: “Anh cho rằng trong trạm thám trắc dưới lòng đất có ma sao?”
Tư Mã Khôi nói: “Thực ra trên đời này, mọi sự vật sự việc chỉ tồn tại một cách tương đối. Thời cổ đại, người ta tin rằng nguyệt thực là do chó trên trời gặm mất mặt trăng, nhưng người hiện đại chúng ta thì nhận định đó là sự chuyển động của các hành tinh, có lẽ sau này người ta còn có cách giải thích khoa học hơn về hiện tượng này. Nói tóm lại, ngôi nhà dẫu bình thường mà bỏ hoang lâu ngày, còn khó tránh khỏi xảy ra một vài hiện tượng kì quái, huống hồ trạm thám trắc của Liên Xô lại nằm ở khu vực sâu hàng vạn mét dưới lòng đất, bởi thế tôi có cảm giác không lành với cái hộp xi măng to lù lù kia.”
Thắng Hương Lân gật đầu hỏi: “Vậy bây giờ chúng ta nên làm thế nào?”
Tư Mã Khôi đáp: “Làm thế nào à? Nhà triết học vĩ đại người Nga Nikolai Gavrilovic Chemyshevsky(1)từng viết một tác phẩm bất hủ khi ở trong ngục, có tên là “Làm gì?(2)”. Tôi thấy hai từ này đúng là sự khái quát tinh túy nhất đối với cuộc đời và số mệnh của con người, bởi vì chúng ta từng giây từng phút đều luôn tự mình hỏi mình câu hỏi đó. Thực ra đáp án duy nhất chính là “Hãy tin vào thứ nên tin, nếu không còn biết phải làm gì”
(1) Nikolai Gavrilovic Chemyshevsky: là nhà dân chủ cách mạng Nga, nhà triết học, nhà phê bình văn học, lãnh tụ phong trao dân chủ cách mạng Nga những năm 60 thế kỉ XIX, một trong những tiền bối xuất sắc của phái dân chủ xã hội Nga.
(2) Nguyên văn: Stodelat
Thắng Hương Lân thấy Tư Mã Khôi vẫn vững vàng như lúc đầu, tâm lý cô cũng dần trấn tĩnh trở lại: “Nhưng thứ nên tin bây giờ là thứ gì? Chẳng lẽ lại tin rằng ở đây có ma sao?”
Tư Mã Khôi nói: “Tôi không biết trong trạm thám trắc trung tâm có ma hay không, nhưng tôi tin tưởng giáo sư Tống Tuyển Nông từng sống bên cạnh chúng ta. Bởi vậy, trước tiên chúng ta phải tìm cách xác minh rõ đường dây màu trắng này rốt cục thông đến đâu. Dù sao thì ông đây cũng mắc hội chứng địa áp rồi, lại còn khẩu súng trường đã lên quy lát sẵn sàng, sống chết gì cũng chỉ một mạng, cho dù ở đây có ma thật chăng nữa thì cũng không có gì đáng sợ cả.”
Kỳ thực Tư Mã Khôi chỉ nói miệng vậy thôi, chứ tim cũng đang đánh trống thình thịch: “Mong rằng đường dây màu trắng không nối xuống giếng khoan dưới trạm thám trắc. Có câu “thiên huyền địa hoàng”, huyền là cao, hoàng là sâu, địa hoàng chính là chỉ hoàng tuyền dưới lòng đất. Nghe nói sau khi con người chết đi đều phải về nơi ấy, vương triều Chăm Pa gọi đó là vương quốc của người chết, nó rất giống với cái động khổng lồ nằm giữa quyển manti và lớp vỏ Trái Đất kia. Nếu quả thực người Liên Xô đủ trình độ nối được đường đây điện thoại xuống động không đáy đó, thì đúng là hoàn toàn vượt ra ngoài tầm nhận thức của chúng ta.”
Sau khi bàn bạc kỹ, nhờ ánh sáng đèn quặng, hai người lần theo đường dây trong khoang bảo mật. Thật bất ngờ, họ lại tìm thấy một vài tấm bản đồ và ảnh chụp chưa kịp cháy hết nằm khuất trong góc hẹp, thậm chí còn có một tập bảng kê điện báo dày cộp, bên trên đóng dấu tuyệt mật, tuy phần lớn đã bị cháy nham nhở, nhưng một số chỗ vẫn còn đọc được.
Mắt Tư Mã Khôi sáng bừng lên, anh lập tức nhặt lên giở từng trang, rồi nói với Thắng Hương Lân: “Khả năng đây là thu hoạch lớn nhất từ trước đến nay của chúng ta, tuy tôi xem không hiểu chữ nào, nhưng tệp bảng kê điện báo này chắc chắn vô cùng quan trọng, không ngờ bọn mũi lõ cũng có điểm sơ sót.”
Thắng Hương Lân nói: “Không phải họ sơ suất đâu, những bức điện văn này đều là điện mật được mã hóa, nếu không có bản giải mã thì cầm nó trong tay cũng chẳng khác gì nắm giấy lộn.”
Tư Mã Khôi vẫn lạc quan: “Tôi cho rằng thời gian chính là thiết bị giải mã tốt nhất. Bộ mã vạch điện mật quân dụng, cùng lắm cũng chỉ vài năm là phải thay một lần, thời kỳ chiến tranh lạnh tần suất sửa đổi còn nhanh hơn, bởi vì nó chỉ cần bị lộ ra ngoài thì cũng đồng nghĩa với việc không có gì đáng gọi là bí mật nữa cả. Mật mã thông tin điện báo của Liên Xô vào những năm 50, bây giờ chỉ là