*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Thừa nhận một cách sảng khoái như vậy khiến Tạ Hựu Địch không nói nên lời. Ánh mắt lúc thì bốc lửa lúc thì lạnh rét cả người, cuối cùng lại nặng nề như nâng một chiếc bao bố nặng ngàn cân.
Trác Dụ: “Cậu đừng nhìn tôi như thế.”
“Cút đi, ai thèm nhìn cậu.” Tạ Hựu Địch mất kiên nhẫn quay mặt sang chỗ khác, trầm mặc hai giây rồi lại quay về tiếp câu: “Tôi xem cậu là anh em nên mới nói thật với cậu đấy.”
Trác Dụ tỏ ý anh ấy cứ tiếp tục.
“Rốt cuộc cậu có nghiêm túc không vậy?” Tạ Hựu Địch: “Nếu chỉ nói miệng thôi thì xem như tôi chưa nói gì đi.”
“Mấy năm qua tôi luôn giữ chuẩn mực, sao lại để lại trong cậu ấn tượng một thằng cặn bè không chịu trách nhiệm vậy?” Trác Dụ chế giễu, ý cười trong mắt hệt như bồ công anh bay tản ra: “Tôi cũng không có lỗi với ai.”
“Cậu nghĩ tôi lo lắng cho Tiểu Khương à?” Tạ Hựu Địch lạnh nhạt, vẻ mặt như nhìn một tên ngốc: “Tôi sợ cậu không thoát ra được ấy.”
Những ngày sau đó cứ mỗi khi rảnh rỗi, đầu óc Trác Dụ lại nhớ đến lời nói lúc đó của Tạ Hựu Địch hệt như một cái máy đọc.
“Có lẽ cậu không hiểu rõ về cô gái Khương Uyển Phồn này. Gia đình cô ấy từ tổ tiên đã làm về thêu thùa, chính là tấm gương mẫu mực của ngành này. Cô ấy không dựa vào danh tiếng của nhà mình là một tay gầy dựng nên cửa tiệm hiện tại, cậu đi tìm hiểu thử cũng biết nó có giá trị thị trường thế nào.”
“Một cô gái có điều kiện xuất sắc như vậy sao lại không có ai theo đuổi được đúng không? Nhưng tôi quen cô ấy bao lâu nay thật sự chưa từng thấy cô ấy đồng ý hẹn hò với ai. Điều này chứng minh cái gì? Người đời gọi là tầm mắt cao, trong lòng chỉ có sự nghiệp, không xem trọng phàm phu tục tử. Nói một cách đơn giản hơn là cô ấy độc lập về mặt tinh thần, tâm hồn hoạt bát, cởi mở và sáng suốt.”
“Đừng để đến cuối cùng chỉ một mình cậu đắm vào con sông tình yêu, còn cô ấy lạnh nhạt đứng bên bờ nhìn cậu đạp nước.” Tạ Hựu Địch nghĩ đến mà thương: “Xấu hổ chết cậu luôn đấy.”
Nhờ phúc của mấy câu chân thành lại có lý của thiếu gia mà Trác Dụ thao thức đến tận bốn giờ sáng, ngồi ở thư phòng hút hết nửa hộp thuốc lá mới đồng tình với lời vàng ngọc của anh ấy.
Thế là từ ngày hôm sau, số lần anh đưa Trác Di Hiểu đến “Giản Yên” càng lúc càng tăng.
Khương Uyển Phồn đang bận rộn nên Trác Di Hiểu trò chuyện với Lữ Lữ. Cô ấy cho cô bé xem bảng màu, xem kết cấu, xem các loại chỉ và phương pháp may đồ.
Lữ Lữ vòng vo hỏi: “Sinh viên có ít tiết học lắm à?”
“Không ít ạ, cũng khá nhiều.” Vẻ mặt Trác Di Hiểu buồn thiu, muốn nói lại thôi.
Đôi mắt Lữ Lữ linh hoạt đảo một vòng, nhìn về phía người nào đó ở khu nghỉ ngơi: “Anh trai em tốt thật đó, lần nào đến cũng đưa em đi cùng.”
Trên đường trở về trường học, Trác Di Hiểu kìm lòng chẳng đặng bảo: “Anh ơi, sau này em không đến nữa đâu. Bài tập đã nộp rồi, giáo viên hài lòng lắm, điểm của em là cao nhất.”
Khi đang chờ đèn đỏ, Trác Dụ nhìn em gái mình vài lần, ánh mắt như che giấu điều gì đó.
“Cũng không thể cứ làm phiền người khác mãi được, giống như miếng kẹo cao su vậy, phải hạn chế lại.” Trác Di Hiểu lẩm bẩm, đưa ra một kết luận thích hợp.
Trác Dụ buồn cười: “Được.”
Trác Di Hiểu không đến, anh cũng không còn lý do chính đáng để đến cửa tiệm nữa.
Cô em gái này, làm người ta buồn thật.
Chiều thứ tư, Trác Mẫn Mẫn gọi anh đến nhà ăn cơm tối. Đến nơi rồi mới thấy cả bàn thức ăn cứ như đón năm mới vậy. Trác Mẫn Mẫn bưng canh gà từ trong bếp ra, tâm trạng rất tốt: “Tới rồi à, nếm thử canh này đi, cô hầm cả đêm nay đấy.”
Lâm Dĩ Lộ bất thình lình lên tiếng: “Đãi ngộ khác biệt quá đi.”
Trác Dụ đã giải quyết xong khoản vay bị Lâm Diên phá hỏng, sáng nay tiền mới được chuyển vào tài khoản. Buổi trưa anh lại đến nhà ăn cơm do Trác Mẫn Mẫn tự tay nấu.
“Bớt nói bóng nói gió mẹ đi.” Trác Mẫn Mẫn liếc con gái: “Mẹ nấu cho con ít lắm à?”
Lâm Dĩ Lộ vừa định mở miệng nhưng e dè sự cảnh cáo của mẹ nên đành ngượng ngùng ngậm miệng.
Từ đầu đến cuối Trác Dụ vẫn giữ nụ cười lễ phép xa cách, nom có vẻ không mấy quan tâm.
Năm 2016 là năm anh mới vào “Triệu Lâm”. Khi ấy anh thật lòng biết ơn và kính yêu Trác Mẫn Mẫn, cộng thêm chuyện của cha mình mà anh luôn cảm thấy áy náy với người cô này của mình. Anh nghĩ nếu ngay từ đầu đã thiếu nợ, cả đời này phải làm việc cho “Triệu Lâm”, vậy thì cứ làm thôi.
Về sau có một lần, anh uống quá chén nên ngủ lại nhà họ Lâm. Nửa đêm bị cơn khát đánh thức, anh đi tìm nước uống thì vô tình nghe cuộc trò chuyện của Trác Mẫn Mẫn và Lâm Diên —- “Con tưởng mẹ sẵn lòng bỏ tâm tư ra nấu cơm cho nó à? Không phải vì con đó sao. Nếu con biết tranh giành, mạnh mẽ được một nửa anh họ con thôi thì sao mẹ phải lôi kéo như thế?”
Màu móng tay của Trác Mẫn Mẫn đỏ chói mắt, giọng bà như một hạt tuyết nhọn đâm vào màng nhĩ.
“Trong lòng không biết tính toán à, nếu “Triệu Lâm” không có anh họ con thì đã sớm bị người ta đánh bại rồi. Mẹ không lôi kéo nó thì con có được lái siêu xe không? Có được ở biệt thự thế này không? Có thể có bạn gái là ngôi sao không?”
Khi này Trác Dụ mới hiểu, thứ cô làm cho mình không phải là thức ăn mà là phần thưởng và ân huệ.
Những năm qua, Trác Mẫn Mẫn vẫn luôn như vậy. Mà trò hề được diễn tốt để xây dựng nên không khí hòa thuận đoàn kết này cũng được Trác Dụ phối hợp thuận theo.
Trên bàn cơm, Trác Mẫn Mẫn có vẻ ân cần nhưng thực chất tư thái kiêu ngạo vẫn một mực không thay đổi, cái thói nói khoác lấy le của Lâm Diên không mất đi, còn Lâm Dĩ Lộ thì hào hứng lướt điện thoại mua đồ online. Dượng Lâm Cửu Từ đỡ hơn đôi chút, thỉnh thoảng lại nói mấy câu về chuyện công ty với anh.
Cửa sổ không đóng, gió thổi vào khiến lòng Trác Dụ nóng râm ran, gần đến ngưỡng khó chịu. Anh đặt ly trà xuống, cắt ngang dượng mình: “Còn có việc khác, con đi trước.”
Mặc dù có thể cảm nhận được sự không vui và bất mãn của Trác Mẫn Mẫn nhưng Trác Dụ không quay đầu lại.
Con đường Hải Hối lúc chưa đến bảy giờ, ánh đèn đường tối nay sáng sủa vô cùng, một ngọn đèn nối một ngọn đèn hệt như một chuỗi trân châu. Trác Dụ lái xe một cách vô định, chẳng mấy chốc đã đến đây.
Chính bản thân anh cũng hơi sửng sốt, thôi được, đã đến rồi thì sang bên cạnh mua ly cà phê cũng được vậy. Đúng lúc ở phía trước có một chỗ đậu xe, anh lái xe vào đó, ngờ đâu vừa dừng hẳn thì cửa sau đột nhiên bị mở ra, có một người ngồi vào.
“Số đuôi điện thoại là 0433.”
Trác Dụ quay đầu.
Khương Uyển Phồn ngẩng đầu lên.
Hai người có hơi mơ màng.
Khương Uyển Phồn thở dài thườn thượt, biết rồi, nhầm xe rồi.
Buổi tối cô không lái xe mà sẽ ngồi tàu điện ngầm hoặc đặt xe trên mạng. Vừa nãy Lữ Lữ đã gọi xe giúp cô, gửi biển số xe qua Wechat. Có lẽ cô đã nhìn nhầm, lại vừa khéo thấy chiếc xe này lóe đèn lên nên không nghĩ ngợi nhiều mà ngồi lên xe luôn.
Khi cô giải thích, sắc mặt Trác Dụ bình tĩnh và kiên nhẫn, đôi mắt cũng dần cong cong.
“Xin lỗi nha.” Khương Uyển Phồn cầm túi xách lên, “Bây giờ tôi xuống xe ngay.”
Bỗng một tiếng “cạch” nhỏ vang lên, cửa xe khóa lại.
Trác Dụ: “Đi đâu? Tôi đưa cô đi.”
Khương Uyển Phồn không nói năng gì.
Anh quay đầu, thản nhiên dặn dò: “Cài đai an toàn.”
Không cách nào từ chối được nên Khương Uyển Phồn đành bảo mình về Bốn Mùa Genting.
Đi thế nào, đến giao lộ rẽ ra sao, thậm chí Trác Dụ cũng không cần cô chỉ dẫn nữa.
“Anh thường xuyên đến khu này à?” Khương Uyển Phồn câu có câu không trò chuyện với anh.
“Không thường xuyên.” Trác Dụ nói: “Đường bên này dễ nhớ.”
“Anh đến đây làm việc sao?” Cô lại hỏi.
Nói phải hay không phải đều có phần không đúng lắm. Trác Dụ đành ậm ờ “ừ” một tiếng, sau đó hỏi: “Ngày nào cô cũng tăng ca đến khuya vậy à?”
“Không có,” Khương Uyển Phồn trả lời đúng sự thật: “Đa số thời gian sẽ muộn hơn nữa.”
Trác Dụ đánh vô lăng, vừa nhìn kính xe vừa hỏi: “Bận rộn thế cơ à? Cô cúi đầu một thời gian dài như vậy xương cổ có chịu nổi không?”
“Quen rồi. Haiz.” Khương Uyển Phồn xoa xoa cổ theo bản năng: “Nó thành bệnh nghề nghiệp, vừa nghe anh nhắc tôi lại thấy hơi đau đau, chắc cái này
gọi là điều kiện phản xạ.”
“Không phải điều kiện phản xạ.” Trác Dụ sửa lời cô một cách khách quan: “Nó đau thật đấy.”
Khương Uyển Phồn cũng bất lực: “Vậy đành để nó chịu thiệt thòi vậy.”
“Ngày nào cũng tích tụ lại sẽ thành vấn đề lớn, cuối cùng người khổ là cô.”
Câu này vừa thốt ra thì bầu không khí trong xe có xu hướng trở nên kỳ dị hẳn. Một người đàn ông có thể kiên nhẫn nói về vấn đề này khiến người ta không khỏi nghĩ nhiều.
“Tôi có quen một người thợ mù, xoa bóp châm cứu rất tốt. Bao giờ cô có thời gian rảnh có thể đến đó xem thử.”
Trác Dụ dàn trải những thứ này một cách mượt mà như nước chảy mây trôi, biến “ý tốt” trong sáng thành “tâm ý” mập mờ.
Trong xe yên tĩnh hai giây.
Khương Uyển Phồn cất lời: “Tôi vừa quan sát anh một lúc, đốt sống cổ ba bốn gì đó hơi gồ nhẹ lên nhưng không quá nghiêm trọng. Anh có thể đi chụp phim thử. Bình thường nên tập nhiều các bài tập phát triển nhóm cơ ở cổ và vai, khung vai như vậy mặc quần áo sẽ đẹp hơn.”
Dáng vẻ bình thản thư thái và trang nghiêm như một chuyên gia vai gáy khiến anh cảm tưởng như mình là chiến sĩ quân đội vậy.
Trác Dụ không hề nghẹn họng mà còn thuận lý thành chương hỏi: “Vậy thì tốt, chúng ta có thể cùng đến chỗ người thợ mù đó — hôm nào cô có thời gian rảnh?”
Khương Uyển Phồn ngây người, kìm lòng chẳng đặng cười: “Gần đây tôi không có thời gian, phải ở tiệm.”
“Thế cũng tốt.” Trác Dụ chiều theo ý cô: “Tôi muốn đến chỗ cô đặt một bộ quần áo, ngày mai được không?”
Ánh mắt hai người giao nhau trong không khí quá kính chiếu hậu, nhựa cao su loáng thoáng trào dâng, không ai rời mắt đi trước.
“Được.”
__
Trời mưa âm u trở nên trong trẻo, đợt hạ nhiệt độ này cuối cùng cũng kết thúc. Bầu trời xanh biêng biếc, mặt trời ẩn mình trong mây, ánh nắng dịu nhẹ không chói mắt, ấm áp bao lấy thế giới hệt như một chiếc lò sưởi nhỏ. Đây mới là không khí cuối thu chuẩn nhất.
Hơn tám giờ, Khương Uyển Phồn lái xe đưa Lữ Lữ đến cửa tiệm. Lữ Lữ hút sữa bò miệng không ngừng lại, cô ấy bảo rằng tối qua lướt hotsearch trên Weibo, một diễn viên bị khui ra đã sớm kết hôn và sinh con.
Nghe một hồi mà Khương Uyển Phồn vẫn còn lờ mờ: “Cô ấy từng đóng phim nào?”
Lữ Lữ nêu tên vài bộ.
Khương Uyển Phồn cố gắng tìm kiếm trong trí nhớ, sau đó lắc đầu.
“Ồ?” Lữ Lữ chỉ về phía trước: “Là anh ấy.”
Trác Dụ đang đứng ở cửa “Giản Yên”, áo sơ mi trắng thẳng thớm, nơi eo đeo chiếc dây nịt da không có logo và hoa văn họa tiết gì. Anh đứng thẳng tắp dưới ánh mặt trời trông nhẹ nhàng khoan thai vô cùng, quả thật đúng với câu: Từ eo trở xuống chỉ có chân.
Lữ Lữ cảm thán: “Nếu em là ngôi sao, bảo em kết hôn sinh con bí mật thì ít nhất đối tượng phải thế này em mới cân nhắc.”
Khương Uyển Phồn: “…”
“Chào buổi sáng Dụ tổng!” Lữ Lữ nhiệt tình vẫy tay: “Anh đến sớm quá đi mất.”
Trác Dụ ngước mắt nhìn người phía sau lưng cô: “Cô giáo cô bận rộn, nếu không đến sớm thì hôm nay đừng mong hẹn được cô ấy.”
Lữ Lữ giơ ngón cái, bày ra vẻ mặt “Anh hiểu thật đó”.
Khương Uyển Phồn thì không có phản ứng gì, theo một ý nghĩa nào đó thì đây đúng là sự thật.
Họ không tán gẫu nhiều, sau khi vào tiệm thì tiến hành theo trình tự.
Phong cách quần áo? Kiểu Dáng? Độ dài? Màu sắc? Cổ phẳng hay áo không bâu? Hoa văn nút áo? Chất liệu khóa kéo?
Khương Uyển Phồn hỏi từ những thứ to cho đến những thứ nhỏ nhặt.
Không biết tại sao mà Trác Dụ lại có cảm giác bị áp bức —–
Cảm giác này xuất phát từ sự chuyên nghiệp của cô, từng câu từng chữ không nhanh không chậm, thỉnh thoảng lại dùng thước khoa tay múa chân đo kích thước. Giọng Khương Uyển Phồn dịu dàng mà chậm rãi, khi lắng nghe yêu cầu, sắc mặt cô trầm lắng, dò xét, suy nghĩ và cuối cùng là đưa ra đề nghị của mình trên phương diện khách quan.
“Khi tham gia hội nghị hay tiệc rượu thì nhiệt độ trong phòng sẽ không thấp, tính ứng dụng của áo vest sẽ thấp hơn áo sơ mi. Trong buổi họp phải ngồi lâu, sẽ bị siết. Lát nữa Lữ Lữ sẽ mang vài loại vải đến cho anh chọn. Về áo vest ngoài thì…” Khương Uyển Phồn đột nhiên ngẩng đầu, ánh mắt nhìn thẳng lên mặt Trác Dụ.
Ánh nhìn của cô chăm chú, [email protected] trụi giống như một chiếc lưới đánh cá, liên tục quăng xuống mặt hồ khiến cá tình nguyện mắc kẹt trong đó.
Nhịp thở của Trác Dụ trở nên chậm rãi hơn, nơi đáy lòng ma sát tạo nên một ngọn lửa nhỏ mơ hồ. Trong ánh lửa yếu ớt áy, anh bỗng nảy sinh ảo giác rằng cuộc đời này có thể được ánh mắt ôm ấp lấy như vậy là một chuyện xa xỉ biết bao.
Khi cất tiếng lần nữa, giọng anh hơi khàn khàn: “Áo vest thế nào?”
“Làm kiểu áo vạt gấp [1], rất đại chúng, tuy có hơi bình thường nhưng nó sẽ thắng ở hiệu quả thị giác, đem đến cảm giác nhẹ nhàng, phối trăm kiểu vẫn hợp.” Khương Uyển Phồn giải thích thẳng thắn: “Cổ dọc, đặc biệt hơn nhưng cũng thử thách các điều kiện cơ bản hơn. Về ngũ quan, về khí chất, về vóc dáng và cả tỷ lệ cơ thể nữa.”
[1]
Nói đến đó thì ngừng, tầm mắt Khương Uyển Phồn nhìn lướt qua anh từ đầu đến chân rồi lại khéo léo và tiếc nuối kết thúc lời nói.
Trác Dụ: “…”
Cô đọc thẳng tên tôi luôn là được.”
Giây tiếp theo đột nhiên có một chiếc thước dây mềm mại quấn quanh eo Trác Dụ, hương thơm thoang thoảng xông vào mũi, tức khắc chinh phục cả trái tim anh. Giọng Khương Uyển Phồn dịu nhẹ như tiết trời bên ngoài.
“Vòng ngực 113.1, vòng eo 77.7, vòng mông 115.8, … Ừm, vóc dáng đẹp đấy.”
__
Từ khoảnh khắc cô bắt đầu tùy cơ ứng biến trở đi thì bất cứ lời nói nào thốt ra cũng làm người ta tin tưởng. Lời khen mang cảm giác chuyên nghiệp này giống như một thước đo, chín phút để nói chuyện quan trọng chính nhưng vẫn giữ lại một con đường để bản thân tưởng tượng.
Trác Dụ không tưởng tượng ra gì đó hoa mỹ nhưng mặt mày vẫn tươi vui vô cùng.
Khương Uyển Phồn đưa sổ và thước cho Lữ Lữ rồi đi bận rộn việc khác. Lữ Lữ liếc nhìn số liệu, sau đó lại liếc ba vòng của Trác Dụ, vẻ mặt rất đỗi bình thản.
Cô ấy đi nấu một ấm trà lài thơm ngon rồi rót một ly nhỏ cho Trác Dụ. Môi anh chưa kịp đụng miệng ly đã nghe Lữ Lữ tự tin cất giọng hỏi: “Anh thích bà chủ của tôi à.”
Trác Dụ quay đầu, sắc mặt thản nhiên. Sau hai giây đối mặt với đối phương, anh cười hỏi: “Vậy tôi có triển vọng không?”
Hai chữ hệt như mưa đá bạc tình đập thẳng vào mặt anh —- “Không có.”
__
Lời tác giả:
Tỷ lệ cơ thể của Trác Dụ rất ổn đấy, tôi có tham khảo số đo của một người bạn có đi tập thể dục của mình, người thật quả thật rất chuẩn luôn, mặc quần áo vào trông có hơi gầy (Bắt cá bỏ ra 5 hào mời tôi làm thủy quân, không có chuyện này đâu)