Dải đồi núi Quan Trung vào mùa đông, giá lạnh mà dài dằng dặc, liên tục bốn năm khô hạn làm từng mảng đất lớn nứt nẻ bong ra phơi ra dưới mặt trời, gió thổi qua một cái là bụi đất bốc lên, bầu trời liền biến thành mù mịt.
Tất cả biến thành thế giới đất vàng, con người co quắp tìm sự sống trong bụi đất, có một ít người chết, chẳng bao lâu bị đất vàng bao phủ.
Tần Lĩnh cao lớn xưa nay là tấm lá chắn phân chia nam bắc, từng dãy núi cao, từng ngọn núi cao, làm đất vàng bị chặt lại, nam bắc chia đôi ngả.
Huyện Lam Điền nằm dưới Tần Lĩnh, nơi này giá lạnh giống cao nguyên đất vàng, vì Tần Lĩnh như vòng tay bảo vệ ôm lấy che chắn, thêm vào ở đầu nguồn con sông nên không bị hạn, mặc dù đa phần là đất đồi, nhưng vào cái thời đại này đã là vùng thóc cá hiếm có rồi.
Sương khói mỏng manh quấn quanh sườn núi, trôi nổi theo gió sớm khiến Ngọc Sơn tuyết trắng phau phau khi ẩn khi hiện, muôn phần thần bí.
Trong thôn trang dưới núi, thi thoảng truyền tới vài tiếng gà gáy, tiếng gáy chẳng xuyên qua nổi màn sương, bị giữ chặt dưới núi, cuối cùng biến thành tiếng tiếng kêu lào khào tựa bị bóp cổ.
Khác với Ngọc Sơn tuyết trắng, tùng xanh bách biếc, ở bên cạnh nó có ngọn núi thấp còn trọc lóc.
Ngọn núi này vốn giống bao ngọn núi khác mọc đầy cây cối, chỉ vì cả cái tộc Vân thị liên miên chặt củi ở đây cả nghìn năm mới khiến nó thành núi trọc xấu xí này.
Gọi thế thôi chứ thực ra thì trên ngọn núi này cỏ phủ kín, chỉ là so với Ngọc Sơn xanh mươn mướt thì chẳng đáng kể gì.
Một chấm đen nho nhỏ, tròn tròn xuất hiện dưới ngọn núi trọc, trước tiên là ngước mắt nhìn Ngọc Sơn cao lớn, sau đó kiên định leo núi trọc.
Ánh mặt trời sáng dần, khuôn mặt của Vân Chiêu cũng ngày rõ ràng, đó là đứa bé năm sáu tuổi trắng hồng cái đầu tròn xoe, cái mặt cũng tròn xoe hết sức đáng yêu, đôi mắt to tròn linh động, tròng mắt đen tới tựa hút được cả ánh sáng khiến người ta khó thu ánh mắt lại, nếu không phải mặt mũi lấm lem thì không khác gì con búp bê sứ tinh xảo ai nhìn cũng muốn ôm lấy thơm lên cái má bầu bĩnh, còn bây giờ quả thật lại khiến cho người ta không thể cười lên ha hả.
Thân thể quá nhỏ, cho nên Vân Chiêu phải dùng cả tay lẫn chân mới khắc phục được mặt đất trơn trượt ẩm ướt, nỗ lực đưa thân thể lên đỉnh núi.
Trang bị trên người y rất không thích hợp leo núi, bất kể là cái áo bông quấn chặt Vân Chiêu như con tằm, quần bông dầy cui vướng víu, giày bông đơn giản, hay là mũ đầu hổ màu đỏ tổ truyền đều thành cản trở chuyện leo núi của y.
Có điều y vẫn leo núi.
Chỉ là tảng đá xanh bình thường hay ngồi đã có khách.
Vân Chiêu vẫn gian nan bò tới bên tảng đá, vì thế liền có một vị khách chủ động nhường chỗ cho y.
Đàng hoàng ngồi xuống, Vân Chiêu thở ra một hơi thật dài, người quá nhỏ, dung lượng phổi không đủ, nên không có hiệu quả khi thở ra, chẳng tạo thành được làn hơi trắng.
Tảng đá là nơi ánh mặt trời sung túc nhất, lúc này mặt trời vẫn còn ở phía sau Ngọc Sơn, Vân Chiêu ngửa mặt cho nắng sớm chiếu lên khuôn mặt hồng hào, nói với vị khách bên cạnh: “ Mày biết tao là ai không?”Vị khách chẳng phản ứng, một vị khách nhỏ lấy đầu cọ mạnh vào người y, Vân Chiêu ăn mặc cồng kềnh ngã chỏng gọng xuống đất.
Mặt đất còn ít tàn tuyết, Vân Chiêu chẳng đau, phủi tuyết dính trên mông, bò lại tảng đá.
Khách không thích nghe y nói chuyện, y liền ngậm mồm lại, vào cái ngày mà mùa đông sắp qua đi này, tắm nắng quan trọng hơn bất kỳ chuyện gì.
Vị khách nhỏ còn dễ ăn nói, vị khách lớn thì khó chơi, bất kể là lớp lông cứng như khải giáp, hay là hai cánh răng nanh lòi ra ngoài miệng, cùng với mười mấy vết thương để lại do đánh nhau với báo, đều chứng minh nó mới là chủ của tảng đá này, Vân Chiêu chỉ là vị khách không đáng kể thôi.
Một con lợn rừng lưng vằn vừa ở dưới bụng mẹ chui ra, bụng nó tròn căng, khóe miệng còn dính ít sữa, chẳng chút khách khí lấy cái mõm dài húc Vân Chiêu, rộng rãi mời y cùng nó đi bú sữa.
Vân Chiêu cám