Vị đạo gia miếu Quan Đế trong truyền thuyết có thể nhìn thấu âm dương lợi hại hơn cả Đế Thính không tới, tiểu đạo sĩ trông đạo quan nói nay thiên hạ yêu nghiệt hoành hành, đạo gia rất bận, tới Vị Nam bắt con hồ ly thành tinh, không rảnh để ý chuyện vặt của thổ tài chủ như Vân thị, đợi sau khai xuân mới rảnh.
Vân Chiêu rất mong vị đạo gia đó mau mau tới, mau chứng minh y không phải yêu nghiệt, mấy ngày qua y sắp bị mẫu thân làm phiền chết thôi.
Buổi tối đi ngủ chẳng những phải đeo ngọc bài xua tà, lật gối lên còn thấy vải đỏ trấn yêu gấp thành hình tam giác, cánh cửa dán môn thần, cửa sổ dán đầy bùa chú.
Cứ đang ngủ ngon lại bị mẹ đánh thức, mở đôi mắt đầy tơ máu muốn y gọi mẹ.
Nhiều lúc Vân Chiêu chẳng buồn gọi, Vân Nương liền lắc y liên tục, đến khi y gọi rất không tình nguyện mới tha cho.
Ban ngày, chỉ cần Vân Chiêu tỉnh táo, Vân Nương liền đưa y đi khắp nơi, chùa triền đạo quán trong chu vi 30 dặm thăm hết một lượt, không biết y phải chổng mông vái lạy bao lần.
Cho tới tận khi Vân Nương thấy nhi tử dù đứng dưới chân Phật tổ trong ngôi chùa mà nàng cho là hết sức linh thiêng, cũng thong dong nhàn nhã, chẳng hề biến thành thứ kỳ quái gì, cũng không biến lại thành kẻ ngốc mới bỏ đi lo sợ trong lòng, tạ ơn trời đất, con nàng thực sự trở nên thông tuệ rồi.
Bất tri bất giác mười lăm ngày trôi qua.
Nhiều khi Vân Chiêu ngẩng đầu nhìn cả nhà tám con lợn rừng phơi nắng trên núi trọc liền có chút hối hận, y thấy mình không nên đột nhiên trở nên như thế, vì mẹ cấm y đi nói chuyện với lợn rừng rồi, chắc là vì sợ bị lợn tinh lấy lại trí khôn.
Có điều hồi tưởng cảnh hôm đó mẹ như bị điên xua đuổi lợn rừng, chút hối hận liền tan biến hết.
Hôm nay là một ngày lành mặt trời rực rỡ, Vân Nương từ sáng sớm đã dẫn nhi tử ăn mặc mới tinh, mang theo quản gia nha hoàn gia đinh rầm rộ kéo lên Ngọc Sơn, mời tiên sinh cho Vân Chiêu.
Trời trong nắng rọi đỉnh Nam SơnKhói nhẹ bồng bềnh che mặt ngọcĐó là câu thơ miêu tả huyện Lam Điền, hay chính xác hơn là ngọn Ngọc Sơn ở huyện Lam Điền, Lam Điền là địa danh rất cổ, lâu đời lắm rồi, lâu tới cỡ nào khi giờ không thể khảo cửu được, chỉ biết nơi này nhờ sản sinh nhiều ngọc Lam Điền nên có tên ấy, thậm chí ngọc tỷ của Thủy hoàng đế cũng chính là lấy từ ngọc ở Lam Điền, lấy từ Ngọc Sơn.
Trên ngọn núi cao lớn mang đầy truyền thuyết cổ xưa thần bí đó có một thư viện lớn, theo như lời mẹ nói, thư viện Ngọc Sơn tồn tại rất lâu rất lâu trước kia rồi, tới cả nghìn năm rồi, xa lắm từ trước cả thời có Đại Minh nữa.
Trước kia nó là thư viện lớn số một số hai thiên hạ, đại nho đời trước Hoành Cừ tiên sinh từng mở lớp thu học trò ở đây, thuận tiện dưỡng bệnh, khi đó chỗ ngồi của thư viện Ngọc Sơn một chỗ khó cầu, có tài tử Giang Nam không ngại ngàn dặm xa xôi cũng muốn tới nghe Hoành Cừ tiên sinh giảng bài.
Cũng chính vì từng giảng bài ở thư viện Ngọc Sơn, Hoành Cừ tiên sinh cuối cùng mới về quê nhà Hoành Cừ kiến lập "quan học" danh tiếng lấy lừng, phát ra câu nói độc nhất vô nhị " vì thiên địa lập tâm, vì sinh dân lập mệnh, vì Thánh xưa kế thừa tuyệt học, vì vạn thế mở ra thái bình".
Về sau người Mông Cổ tiến vào Quan Trung, đào mồ đào mả, cướp bóc đốt phá, không chuyện ác gì không làm, thư viện Ngọc Sơn cũng vì thế gặp họa, dần đi xuống, đến thời Minh Thành Tổ lại huy hoảng một hồi, vô số tiên sinh nhận chiếu làm quan, rồi vì tham ô, lười biếng bị thái tổ giết quá nửa.
Các vị tiên sinh thấy làm quan nguy hiểm quá, non nửa còn lại không chịu xuống núi làm quan nữa.
Sau khi thiên hạ thái bình, Yến Vương hoàng đế đăng cơ không tùy ý giết quan viên nữa, tiên sinh nơi này lại bắt đầu muốn làm quan.
Đáng tiếc, đại thế đã qua, đám thổ hào tây nam dựa vào năm xưa kéo nhau ra làm quan ủng hộ Yến Vương, đã chiếm cứ quá nửa triều đình, bọn họ muốn vào sĩ đồ làm quan đã muộn rồi, bọ họ tự thành thế hệ riêng, bài xích nơi khác.
Thêm vào tiên sinh từ nơi này đi ra đầu quá cứng, không muốn chỉ dạy Tứ