Phạm Văn Trình nói không sai, Vân Chiêu lên tái ngoại là để lấy đại nghĩa.
Từ bao đời, dân tộc thảo nguyên luôn là tử địch của Trung Nguyên.
Khi mà những kẻ khác ở trong nước xâu xé nhau, tranh quyền đoạt lợi, Vân Chiêu lại ở phương bắc tác chiến với kẻ thù từ thảo nguyên, điều này nâng cao cảm giác tự hào của tướng sĩ, k1ch thích nhiệt tình chiến đấu chưa từng có.
Khi đội quân đã rèn lên linh hồn của mình, quay đầu thu phục sơn hà là chuyện hợp lý.
Với Vân Chiêu mà nói, Minh mạt rất giống thời đại trước của y, đều là phương pháp tốt mà tiên hiền đã nghiệm chứng, sao không dùng.
Nếu giờ Vân Chiêu xuất binh trong nước, bất kể lấy danh nghĩa gì thì y cũng chỉ được xếp ngang hàng với đám Lý Hồng Cơ, Trương Bỉnh Trung, dù y có thể giành thắng lợi cuối cùng cũng rơi tình cảnh Chu Lệ thảo phạt Kiến Văn đế, chẳng lẽ phải tru di mười tộc mấy loại như Phương Hiếu Nhụ?Thậm chí còn tệ hơn, dù sao Yến vương Chu Lệ với Kiến Văn đế người ta là chuyện nội bộ Chu gia, là người nhà đánh nhau, còn y là thần tử nhà Minh lại đi chiếm ngôi, lực cản sẽ vô cùng khủng khiếp.
Còn nếu đánh bại Lý Hồng Cơ, Trương Bình Trung duy tri triều đình Đại Minh thì không thể giải quyết mâu thuẫn xã hội, chỉ khiến bách tính gặp thêm khổ nạn.
Cách mạng mới là thứ bách tính Đại Minh Cần, là lựa chọn cuối cùng giải quyết mâu thuẫn.
Có tòa thành kiên cố ở tái ngoại này, Mãn Thanh muốn nam hạ sẽ phải qua Liêu Đông tới kinh sư, còn Vân Chiêu vạch một đường thẳng từ thành Lam Điền tới huyện Lam Điền, ở bên trái cái vạch đó là nơi mà huyện Lam Điền sẽ phát triền trong tương lai.
Còn bên phải thì đành mặc kệ.
Theo kế hoạch của Vân Chiêu, thành Lam Điền, Đại Đồng, Tuyên Phủ sẽ tạo thành tam giáp sắt, chặn đứng Kiến Nô ở phương bắc.
Với tốc độ của huyện Lam Điền, đợi khi hậu quả chuyện Lô Tượng Thăng lần này trái quân lệnh truy kích Mãn Thanh hiện ra, đám Trương Quốc Trụ có thể dễ dàng thẩm thấu vào Đại Đồng, Tuyên Phủ, chuyện này họ có kinh nghiệm lắm rồi.
Vốn cho rằng đại chiến sẽ mau chóng nổ ra, vậy mà tới tận mùng 5 tháng 5, nơi này vẫn yên tĩnh.
Đại quân của Nhạc Thác, Đỗ Độ vẫn trú ở ngoài Trương Gia Khẩu, thậm chí còn phái nông nô trong tay ra ruộng canh tác đồng ruộng bị bỏ đi.
Lúc này lúa mạch ngoài Trương Gia Khẩu đã cao hơn một xích, thâm tháng nữa thôi là chín, Nhạc Thác, Đỗ Độ tựa hồ có ý trú quân lâu dài ở Trương Gia Khẩu.
Kỵ binh của Lý Định Quốc phóng như bay trong ruộng lúa mạch, bất chấp ngựa dẫm đạp lúa, nếu ở huyện Lam Điền, hành vi này là trọng tội.
Một tiểu đội kỵ binh Mãn Thanh nghênh đón, dưới ánh mắt các nông nô, hai đội kỵ binh nhân số không quá trăm người đâm sầm vào nhau.
Súng ngắn phát xạ, mã đao va chạm, tên bắn vèo vèo, chiến mã hí vang.
Kỵ binh đối chiến không duy trì quá lâu, khi tên kỵ binh Mãn Thanh cuối cùng bị súng ngắn bắn nát mặt, chiến mã kinh hãi kéo lê xác chạy đi, một tên nông nô trông rất giống Phạm Tam hô lên với đám nông nô sững sờ:“ Chạy mau.
”Thế là đám nông nô tản mác bốn phía đuổi theo Phạm Tam chạy vào dải đồi núi đằng xa.
Chuyện như thế gần như xảy ra mỗi ngày, lúc thì là Lý Định Quốc xuất kích, khi thì là Lô Tượng Thăng xuất kích, dưới sự quấy nhiễu liên tục của quân Minh, Đỗ Độ phải hạ lệnh, không được đưa nông nô tới nơi cách đại doanh quá mười dặm.
Phạm Tam chạy tới muốn gãy chân rồi, hắn rất hối hận vì sao lại nhận vàng của Tiền Thiểu Thiểu, vị thiếu gia đó mỗi lần thưởng cho mình ít tiền thì đều có việc hậu quả nghiêm trọng cần hắn làm.
Lắm lúc hắn không hiểu cái đám nhìn kỵ binh đánh nhau, lúc đó không ai trông coi, nếu mình không hô một tiếng còn chạy làm mẫu thì bọn họ không biết trên đời này có chuyện bỏ chạy.
Phạm Tam hâm mộ nhìn những nông nô được một số người áo xanh đưa vào sâu trong núi, ở đó bọn họ được ăn uống nghì ngơi, còn hắn chẳng được nghỉ.
Hắn nghĩ, mình, mình phải kiếm con lừa thay chân thôi, chứ chạy mãi thế này thì chết mất.
Lô Tượng Thăng bây giờ chẳng còn dáng vẻ thong dong ưu nhã của người đọc sách, râu trên mặt ông ta còn um tùm hơn cỏ dại, che nửa cái mặt, đôi mắt vốn sáng như sao giờ hơi mờ đục.
Vân Chiêu rót cho Lô Tượng Thăng một chén trà,