Từng lời Hàn Lăng Xương nói như dùi nhọn xoáy sâu vào tim, nhưng không phải là nói bừa vô lý, mà là sự thực đau lòng người ta không muốn đối diện, thật vậy, bách tính chẳng còn trông đợi gì thì lấy đâu ra thất vọng nữa.
Chu Quốc Bình thấy Lô Tượng Thăng ngồi xuống dáng vẻ thất hồn lạc phách, hỏi:” Tiên sinh, có thư nhà cần ta chuyển hộ không?”Lô Tượng Thăng bần thần chốc lát lấy phong thư viết sẵn ra đưa Chu Quốc Bình:” Phiền cô nương giao tận tay chuyết kinh.
”Chu Quốc Bình trang trọng nhận lấy, dọn dẹp hộp thức ăn rời đi, sợ ông ta đau lòng, kỳ thực nàng còn một tin chưa nói, số bách tính mà ông ta liều mạng tướng sĩ cứu về từ tay người Kiến Châu được triều đình an bài ở Sơn Tây, nay theo Lý Hồng Cơ rồi, chính là để lấy mạng người như ông ta.
Đạo lý của bách tính là quan là kẻ xấu, là thứ đỉa hút máu, không có kẻ nào tốt.
Trên đường đi về, Chu Quốc Bình qua phòng giam của người vừa nhận bánh bao thịt của Lô Tượng Thăng, khẽ hừ một tiếng như có như không, quan viên đó run rẩy bắt gặp ánh mắt lạnh như băng của nàng, run một cái ngã xuống đất, khẽ gật đầu ! Chu Quốc Bình đi rồi, Hàn Lăng Sơn cơm no rượu say nằm vật ra ngủ, chẳng bận tâm tới sinh tử, Lô Tượng Thăng ngồi khoanh chân đối diện với vách tường, như lão tăng nhập địch.
Những tiếng roi chan chát lại vang lên trong nhà lao, đám phạm nhân ăn mặc rách rưới đều nhìn chằm chằm về phía Lô Tượng Thăng.
Họ biết, muốn sống thì cơ hội duy nhất là khuyên bảo Lô Tượng Thăng chịu rời khỏi nhà lao kh ủng bố này! !.
! ! …….
.
Ở phương bắc xa xôi, Tôn Quốc Tín ngồi đối diện với tượng phật đặt trên lưng lạc đà trắng, thành kính tụng kinh.
Kim phật được lạc đà trắng chợ tới dưới gốc cây hòe Tây Hiệu Thịnh Kinh thì khép mắt qua đời.
Lạt ma Mặc Nhĩ Căn cho rằng đây là nơi "mọc rễ", tấu xin xây một tòa Phật lâu, Hoàng Thái Cực liền cho xây một tòa Hồ Tháp Lâu thờ tượng phật.
Nhưng tượng phật không chịu ở lại, mỗi đêm kim phật lại ngự mây tía bay mất, sáng ngày hôm sau thấy kim phật ngự ở mé tây đại điện.
Dưới sự kiến nghị của tiểu lạc ma rất có tuệ căn, Mạc Nhĩ Căn xây kiến trúc kiểu điện cá hai tầng dùng để thờ kim phật.
Kim phật thờ ở tầng hai, mặt hướng về phía đông nghênh đóng ban mai, từ đó không chạy đi nữa.
Đọc xong bài kinh buổi sáng, Tôn Quốc Tín chắp tay với kim phật, về thiện phòng, lấy cái bát đồng thau cực lớn, lấy cái sạn dài, rời Thật Thắng tự.
Hắn suốt dọc đường vừa đi vừa tụng kinh, chôn cất thi thể nhìn thấy, từ người tới côn trùng, không thi thể nào là không chôn.
Mỗi khi chôn một cỗ thi thể, hắn đọc Vãng Sinh Chú một lần, đưa những vong linh đó sớm ngày về thế giới cực lạc.
Đi được hơn mười dặm, qua những ruộng lúa đang vào vụ thu, qua những túp lều Mông Cổ, Tôn Quốc Tín liền tới Thịnh Kinh.
Mỗi lần tiến vào Thịnh Kinh, Tôn Quốc Tín đều không nhịn được muốn khinh bỉ nơi rách nát này.
Người Đại Minh đều cho rằng Thịnh Kinh của Mãn Thanh là đại đô thành hưng thịnh, cho dù không phồn hoa được như Bắc Kinh, Nam Kinh thì cũng phải hơn Tây An một chút.
Nhưng thực tế kém xa tưởng tượng.
Tôn Quốc Tin lấy chân thay xe vào thành, quân tốt không ai không thi lễ với lạt ma trẻ xấu xí, hắn đưa tay sờ đầu mỗi người một cái, thế lát trong bát của hắn đầy bạc vụn.
Ai cũng biết nhờ tiểu tiểu lạt ma này mà kim phật mới yên lòng ở lại Thịnh Kinh.
Đi qua cổng thành dùng đá chất thành, Tôn Quốc Tín tới đường chính của Thịnh Kinh, nơi này đầy rẫy ăn mày, đám ăn mày nhìn thấy Tôn Quốc Tín, rối rít quỳ xuống gọi phật gia.
Trong số ăn mày này đa phần là người Mông Cổ và người Hán, có rất người Mãn, dù có chỉ là vài người già yếu hoặc tàn tật, bọn họ là nô lệ mất sức lao động bị chủ nhân vứt bỏ.
Tôn Quốc Tin đem bạc vụn trong bát đổi lấy thật nhiều thức ăn từ một cái quán, tụng kinh xong nói với đám ăn mày:” Không có nhân quả, không có tội nghiệt, ăn được rồi đấy.
”Những người ăn mày đã quen với quá trình này, xếp hàng mỗi người lấy ít thức ăn đủ lót dạ, không ai lấy nhiều để đảm bảo người nào cũng có thức ăn.
Cảnh tượng này giờ đã thành điểm nhấn của Thịnh Kinh.
Tôn Quốc Tín chia hết thức ăn, niệm một câu phật hiệu, cầm bát đi dọc đường hóa duyên,