Cái vùng Quan Trung này thay đổi luôn rất nhanh, không lâu trước đó còn lạnh như chó, sau một cơn mưa xuân liền biến thành cảnh xuân tươi sáng, cây cối lột bỏ lớp áo thâm xì, tuy cành lá còn trơ trụi nhưng đã hứa hẹn sức sống, cỏ khô chuyển sắc, đất đai thoảng mùi thơm, vạn vật bừng tỉnh chính là đây.Vân Chiêu rốt cuộc không cần phải mặc cái thứ áo bông vừa dày vừa nặng nữa, thay bằng áo vải hai lớp, rộng rãi mặc lên người, bước chân nhẹ nhõm ba phần.Y phục Vân Chiêu vứt đi mặc lên người Vân Quyển, Vân Thư cùng với Vân Thụ, chỉ là quần áo xanh như đít nhái, rất khó coi.Màu xanh là màu dễ có được nhất ở Vân thị trang tử, điều này là do Ngọc Sơn có nhiều khổng tước thạch, nếu như phụ cận Ngọc Sơn nhiều lam điện, người quanh Vân gia trang tử nhất định mặc áo màu lam.“ Xéo về thay quần áo.” Từ Nguyên Thọ hôm nay mặc ão chẽn bó tay, trông giống nông phu, có điều khi ông đứng cùng đám Vân Kỳ, Vân Chiêu thấy ông có khí chất nhất, thấy Vân Chiêu ăn mặc đẹp đẽ như đi chơi thì chướng mắt:“ Hết áo rồi ạ.
“ Vân Chiêu thật thà nói:Từ Nguyên Thọ nhíu mày nhìn đám Vân Quyển, thấy quần áo chúng mặc trên người là biết từ chỗ Vân Chiêu mà có, gật đầu: “ Tha cho ngươi lần này, có điều hôm nay thân nông, công việc phải làm không được trễ nải.”Một đoàn học sinh đi theo đại đội nông phu chẳng mấy chốc ra tới ruộng.Đám phụ nhân đã ở ruộng rồi, vây quanh Vân Phúc ngồi bên bờ ruộng, trước mặt mỗi người có một cái cuốc, trong tay còn cầm gậy gỗ buộc vải đỏ.Vân Phúc hôm nay ăn mặc rất đặc sắc, toàn thân từ trên xuống dưới buộc đầy lụa đỏ cùng chuông, tay còn cầm một con trâu cỏ dùng rơm bó thành, cao gần bằng ông ta: “ Cái này gọi là đả xuân ngưu.”Vốn chuyện này vốn do quan viên tổ chức vào ngày lập xuân, nhưng vì Đại Minh diện tích rộng lớn sản vật nhiều, mỗi nơi lại có ngày ra ruộng khác nhau, ở Quan Trung thường chọn ngày hoa hạnh rụng.Quất roi đánh xuân ngưu, xuân canh coi như bắt đầu, đây là ngày mang nhiều hi vọng nhất trong năm, hạt giống trồng xuống đất là công việc một năm chính thức bắt đầu.Cùng với ánh nắng chiếu lên người xuân ngưu, Vân Phúc bắt đầu lắc người loạn xà bậy, vải đỏ trên người tung bay, chuông reo rộn ràng.Phụ nhân xung quanh dùng gậy gỗ buộc vải đỏ gõ cành cạch lên cuốc, phát ra âm thanh giòn tan dễ nghe.“ Xuân ngưu vốn lấy gỗ dâu làm xương, bùn đất làm thịt, nhưng tới Quan Trung chúng ta, tập tục liền có chút thay đổi, người nơi này thích lấy cành liễu làm xương, rơm khô làm thịt, trước tiên đả xuân ngưu, sau đó dâng lên thần, rồi đặt lên người xuân ngưu, châm lửa đốt để các thần linh chung hưởng, phù hộ nông dân chúng ta vụ mùa bội thu.
“ Không biết vì sao dù trong hoàn cảnh ồn ào, giọng Từ tiên sinh vẫn hết sức rõ ràng, từng từ lọt vào tai:Rất lâu sau, khi ánh mặt trời trải khắp mặt đất, Vân Phúc ngừng múa may, dùng khẩu âm đặc sệt của người Tần trình bày nguyện vọng với thần linh, nông phu xung quanh cắm hương lên người trâu cỏ.Vân Phúc ngậm một ngụm rượu mạnh, lấy từ trong túi bên hông ra một nắm bột than mịn, phun rượu về phía bó đuốc đang cháy, rượu mạnh liền biến thành ngọn lửa, không đợi ngọn lửa nảy tắt, ông ta ném bột than vào, vì thế lửa bùng lên, bao phủ cả con trâu.Lửa bùng lên tắt ngay, trong những đốm lửa đỏ rực bay mua khắp nơi, xuân ngưu cháy rừng rực.Đợi xuân ngưu hoàn toàn hóa ra tro, Vân Phúc dùng thái độ thành kính nhất bốc tro rải vào ruộng.Từ tiên sinh giơ cái xẻng lên, hô đám học sinh: “ Lễ xong rồi, bắt đầu bón phân.”Bón phân là đem đống phân mà nông gia thu thập được êm ủ với nhiều loại lá cây, rải vào ruộng, sau đó để trâu cày cày đất, cuối cùng làm cho phân được trộn đều vào đất.Đây là cái mùi đặc trưng của nông thôn, làm người ta khó mà quên được.Phân nông gia đem ủ, mùi vị thực sự không thể miêu tả.Là nhà địa chủ, ruộng nhà mình tất nhiên được ưu tiên canh tác, trong ngày trọng đại này, Vân gia trên từ chủ nhân, dưới tới gia đinh phó dịch đều ra ruộng làm việc.Hai mươi bảy con trâu của Vân gia dàn hàng ngang cành trên mảnh ruộng bao la, đẹp không cách nào tả xiết.Tất nhiên nếu không có cái cảnh các điền hộ vất vả ở phía sau gian nan giữ lưỡi cày đúng hướng đi sau, Vân Chiêu sẽ càng thích cảnh này hơn.Người đời sau chú trọng tôn nghiệm, chú trọng tôn nghiêm của người lao động, cho rằng không thể coi người lao động như