Cung điện Đại Minh kỳ thực là nơi vô cùng bất tiện đối với một người thường xuyên làm việc bàn giấy thời gian dài, bởi nó được xây dựng không phục vụ cho mục đích này, mà là để hợp phong thủy, để uy nghi, để hầm bà lằng những lý do khác.
Bởi thế hè thì quá nóng, đông lại quá lạnh, hơn nữa lọt gió bốn phương, lại còn ẩm thấp.
Vân Chiêu đã qua rồi cái thời ham cái đẹp cái xa hoa, đem so với sự dễ chịu thực dụng thì những giá trị vô cụng đi kèm chẳng có sức hấp dẫn gì với y.
Giống như mặc tơ lụa đẹp đấy, nhưng ngươi mặc thử vào mùa đông xem.
Vân Chiêu có yêu cầu rất cao về hoàn cảnh làm việc của mình, đó là phải đủ nắng, thông gió, thoáng đãng, tiện lợi và cảnh trí ở ngoài cửa sổ phải vừa mắt.
Cái đại thư phòng của y nhìn thì rất đơn sơ kỳ thực được xây dựng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn đó.
Nhất là công trình giữ ấm chạy ngầm dưới thư phòng, chẳng những Vân Chiêu thích mà đám Dương Hùng cũng thích.
Đó là nguyên nhân vì sao, vì sao hắn có phòng lại việc riêng mà mùa đông tới lại sống chết kê cái bàn làm việc ở đây.
Đám người bí thư giám thấy huyện tôn không đuổi Dương Hùng đi cũng học theo, kết cục là mọi người chen chúc nhau làm việc trong phòng, ai ngờ hiệu suất làm việc lại tăng lên không ít, huyện tôn còn có thể xong việc sớm tản bộ.
Trong Tần vương phủ đẹp đẽ cũng không phải là không có phòng tốt, có những nơi cực kỳ xa hoa, trong đó có một nơi gọi là "báo phòng", là thiên đường nam nữ chơi đùa.
Nhưng mà mấy chỗ đó tác dụng gì với Vân Chiêu.
Cho dù là y có muốn đi, với tính khí của Phùng Anh và Tiền Đa Đa, dứt khoát là không đồng ý.
Cho nên cái vương phủ ấy khác nào phế vật.
Vậy chẳng bằng mở cửa tự do cho rồi, người đọc sách khoái nhất trò này, bọn họ cực kỳ sùng bái quân vương từ bỏ cá nhân đặt quyền lợi chung lên hàng đầu.
Thậm chí bọn họ cho rằng quân vương tốt nhất là phải sống tằn tiện như Sùng Trinh, nhưng làm việc hùng hục như Lý Thế Dân.
Còn về phần bọn họ thì không quan trọng, có thể sống sa đọa hưởng thụ như sĩ đại phu thời Tống mà không lo bị hoàng đế chặt đầu là tốt nhất.
Quả nhiên khi Vân Chiêu bỏ vương cung, huyện Lam Điền từ trên xuống dưới đều hoan hỉ, ngay cả Từ tiên sinh cũng cười toét miệng suốt ngày, tiếng khen không ngớt, danh tiếng của y lần nữa tăng vọt.
Đại hồng lư Chu Tồn Cực từ sau khi Vân Chiêu tới nhà hắn ăn cơm thì con người thay đổi hẳn, trở nên phóng túng vô cùng, liên tục ở Minh Nguyệt Lâu tới nửa tháng không về, nghe đâu có đêm gọi 10 hoa khôi tới tiếp rượu.
Đến khi hắn bị mẫu thân sai người khiêng về vẫn còn say ngất ngưởng, người đời cho rằng đó là do hắn tiếc gia sản bị tước đoạt, cứ thế này tuổi thọ chẳng là bao, chẳng mấy chốc u uất mà chết.
Không ngờ sau khi tỉnh rượu hắn bắt đầu phấn chấn lập kế hoạch thành lập hồng lư tự của mình.
Còn ngang nhiên yêu cầu với Vân Chiêu, sau này chuyện tiếp đãi trong huyện đều phải qua tay hắn, không thể làm việc qua loa tùy tiện như trước kia, mất thể thống.
Người ta đã có yêu cầu về công tác, Vân Chiêu tất nhiên là vui vẻ đồng ý, cho phép hắn xây dựng nha môn hồng lư tư và dịch quán ở Ngọc Sơn, cấp 2 vạn đồng bạc.
Huyện Lam Điền hiện giờ chiêu đãi khách khứa rất nhiều, từ người Ô Tư Tàng tới người Mông Cổ, người Tây Vực cưỡi lạc đà, thậm chí người Hồng Mao phương tây xa xôi.
Chu Tồn Cực tích cực lắm ngồi cùng người Ô Tư Tàng toàn thân bốc mùi không sao, có thể ôm thân tình người Mông Cổ cả đời mặc một cái áo, thậm chí nói chuyện với người Hồng Mao còn xì xồ vài câu Tây Dương, cả người bừng sáng, sức sống ngời ngời, khác hẳn trước kia.
Nói ra Chu Tồn Cực mất đất phong, mất nửa cái Tần vương phủ, cũng mất luôn danh hiệu Tần vương chẳng có quyền gì, nhưng gia tài của hắn chẳng giảm bớt là bao, với số lượng cửa hiệu của hắn trong thành Tây An, chỉ vài năm thôi là hắn có thể xây được một tòa Tần vương phủ ở chỗ khác.
Đương nhiên, đó chỉ là cách nói.
Lý Hồng Cơ sau khi công chiếm Lạc Dương chỉ nghỉ lại ở đó nửa tháng, sau đó lần nữa dẫn binh tới dưới thành Khai Phong.
Lần này hắn đối diện với đối thủ cũ Tôn Truyền Đình.
Cũng lần này Chu vương từng bị Sùng Trinh trách mắng trừng phạt không nhẫn nhịn nữa, kết cục bi thảm của Phúc vương làm kiên định thêm quyết tâm kháng cự Lý Hồng Cơ của ông ta, ông ta