Trải qua mười năm phát triển, mười năm tích tụ, thành Lam Điền đã trở thành viên minh châu tái thượng, nơi mà thậm chí người Mông Cổ cũng không rời bỏ được nữa.
Sau khi Vân Chiêu khống chế Tuyên Phủ, Đại Đồng, hủy diệt Trương Gia Khẩu, thành Lam Điền thành nơi duy nhất người Mông Cổ có thể giao dịch.
Sự thực chứng minh, mục dân Mông Cổ nếu thiếu người Hán, họ sẽ không thể sống được.
Nhất là khi họ mất đi đất đai có thể nông canh, quan hệ giữa họ và người Hán ở thành Lam Điền càng thêm chặt chẽ.
Lúc này trên thảo nguyên đã không có vương công quý tộc gì nữa, những kẻ đó bị Cao Kiệt, cùng với Lý Định Quốc sau này xử lý sạch sẽ.
Giống như quan nội, nơi này không cho phép sở hữu quá 1000 con cừu, 100 con trâu, cùng với trên 10 thớt chiến mã, còn về nô lệ, loại chuyện đó càng khỏi mơ.
Vương công Mông Cổ rất có dũng khí, không ai chấp nhận điều kiện như thế, vì vậy Cao Kiệt, Lý Định Quốc nối nhau phái binh giết hết.
Còn về gia súc thuộc về vương công quý tộc, hai người họ lựa chọn một nhóm đưa về quan nội, còn lại chia đều cho mục nô, sau đó mỗi năm thu hồi lại tiền thuế.
Mục nô rất cao hứng, trước kia bọn họ đâu có những thứ này, gia súc do họ chăn nuôi, sở hữu thuộc về vương công quý tộc.
Từ khi lông cừu bỗng nhiên trở thành thứ thương phẩm rất tốt, mỗi năm mục dân vẻn vẹn dựa vào cắt lông cừu sau đó giao cho thương cổ người Hán ngu xuẩn là có thể đổi được bột mì, trà, muối, cùng đồ sắt, vẫn còn cừu giết thịt ăn.
Vương công quý tộc chết thì chỉ có vương công quý tộc thương tâm, ở Lam Điền đã không có thứ đó tồn tại nữa, cho nên bọn họ chỉ đành thương tâm trong phạm vi thế lực người Kiến Châu.
Nếu như bọn họ dám rời khỏi phạm vi thế lực người Kiến Châu sẽ bị những mục nô khó khăn lắm mới có gia súc của mình tố cáo, sau đó có quân đội kh ủng bố ùn ùn kéo tới, giết đám vương công quý tộc, rồi phân chia gia súc cho mục nô.
Tổng thể mà nói, địa bàn người Kiến Châu đang không ngừng thu hẹp.
Xâm chiếm lãnh địa của bọn họ không phải là quân đội Lam Điền, mà là những mục nô ý thức được quyền lợi của mình kia.
Bọn họ chỉ hiểu một đạo lý thô thiển mà vững trãi nhất, nếu không còn vương công quý tộc thì bọn họ mới có gia súc thuộc về mình, không còn bị người ta chiếm đoạt vô cớ nó.
Dưới tinh thần đó, những mục nô ấy không chỉ giám thị người Mông Cổ, người Kiến Châu luôn lăm le gia súc của họ, còn giám thị cả người sống bên cạnh, thấy ai có số lượng gia súc quá pháp luật quy định, thì người đó phải phân gia.
Từ đó trên thảo nguyên xuất hiện một hiện tượng phố biến, tất cả gia đình mục nhân cơ bản tồn tại với hình thức hai phu thê, cùng lắm là một người trưởng thành và mấy đứa bé cùng chăm lo một mục trường.
Thế nhưng rắn không thể không đầu, vì thế Phật Sống Mạc Nhĩ Căn hào quang muôn trượng trên thảo nguyên thành thủ lĩnh mục dân.
Mà Mạc Nhĩ Căn đúng là một vị Phật Sống thực sự.
Thần tích của hắn truyền khắp thảo nguyên, hắn thậm chí có một tòa miếu ở trên đỉnh tuyết Ngọc Sơn, nghe nói hoàng đế Vân Chiêu cũng vô cùng cung kính với vị Phật Sống này.
Mỗi năm vào ngày 15 tháng 7, Phật Sống Mạc Nhĩ Căn mở pháp hội cực lớn ở thành Lam Điền, một là siêu độ cho vong linh đã mất, hai là cầu phúc cho mục dân đang sống, ba là chúc phúc cho người Mông Cổ mới sinh.
Tới cuối tháng sáu có vô số mục dân từ bốn phương tám hương đổ tới thảo nguyên ngoại thành Lam Điền, cắm trại trên bãi cỏ rộng, nghe Phật Sống giảng pháp.
Kế đó là đám thương cổ các nơi ùn ùn kéo tới, thế nên dưới trời cao mây trắng xuất hiện cái chợ rất lớn.
Tới giờ nó đã thành cái chợ phiên lớn nhất thành Lam Điền, mỗi năm lượng giao dịch kinh người, cái chợ chỉ diễn ra 15 ngày này đem lại cho thành Lam Điền thuế thu gần trăm vạn đồng bạc.
Người Mông Cổ thuần phác sau khi được Phật Sống cầu phúc, thỏa mãn nhu cầu vật tư, bộc phát thiên tính lãng mạn của dâm tộc thảo nguyên, sau khi giao dịch kết thúc, bọn họ đua ngựa, bắn tên, đấu vật, ca hát, uống rượu chúc mừng cuộc sống mới không dễ có được của mình.
Thường Quốc Ngọc thống kê xong khoản sổ sách cuối cùng, tới phòng Phật Sống Mạc Nhĩ Căn, đặt cuốn sổ trước mặt