Bến tàu mới chính là nơi duy nhất có thể cư trú lâu dài của người ngoại quốc sau khi tới Lam Điền.
Từ khi hoàng đình Lam Điền thực sự mở thương mại trên biển, nơi này từ một bến cảng hoang vu, biến thành khu dân cư đông đúc.
Người nơi này mỗi khi trời sáng vào thành Quảng Châu tiến hành các loại giao dịch, hoặc là làm việc, tới khi trời tối đều phải về bến tàu mới cư trú, không một ai được ở lại Quảng Châu.
Điều này áp dụng với toàn bộ người ngoại quốc bất kể thân phận.
Đương nhiên, luật pháp trong quá trình chấp hành luôn để lại đường lui, về phần nới lỏng cho ai phải xem thị bạc ti an bài.
Người Châu Âu tóc vàng mắt xanh, người nước Oa gầy gò thấp bé nhưng cần cù, rồi quý tộc Triều Tiên chạy nạn, người Nam Á đen nhẻm, cùng với người Ả Rập mặc kín mít, mỗi tộc người đều chiếm cứ một nơi riêng ở bến tàu mới cho riêng mình.
Bọn họ phân chia khu vực rõ ràng, đoàn kết với nhau, có điều nơi này rất nhỏ, bất kể va chạm nhỏ nào cũng có thể biến thành hỗn chiến mất kiểm soát.
Hoắc Hoa Đức dẫn Tây Mông về tới bến tàu mới thì nơi này vừa mới phát sinh ra cuộc ẩu đả giữa quý tộc Triều Tiền và người Ả Rập.
Kết quả là người Triều Tiên thắng, trên mặt đất nằm bảy tám cỗ thi thể người Ả Rập, bọn họ trúng tên mà chết.
Người Triều Tiên là chủng tộc duy nhất được Đại Minh cho phép mang cung nỏ, đó là vì tình nghĩa lâu năm giữa hai quốc gia, cho dù trước khi vào bến tàu mới, thị bạc ti đã nói rất rõ, cho họ mang theo cung nỏ là để bảo vệ an toàn bản thân, không cho dùng trong ẩu đả.
Nhưng mà mấy ai thực sự chấp hành?Đại Minh đặc biệt ưu đãi người Triều Tiên, nhất là quý tộc, vì họ biết ngôn ngữ, biết viết chữ Đại Minh, đó là nguyên nhân bọn họ chiếm hết ưu thế khi cạnh tranh với người nước ngoài.
Bọn họ có công tác tốt nhất, chỗ ở tốt nhất, quy định cũng bớt hà khắc với họ.
Nhìn thấy điểm ấy, Hoắc Hoa Đức cho rằng chuyện cấp bách hiện nay là phải học nói được tiếng Đại Minh, chỉ có thông qua trao đổi ngôn ngữ, hắn mới thể hiện được sở trường, ưu điểm của mình.
Khi một quan viên Đại Minh tới bến tàu mới thị sát, điểm Hoắc Hoa Đức chú ý không phải họ nói gì, dù sao hắn cũng không hiểu, đám người Triều Tiên hiểu thì lại không phiên dịch cho hắn.
Hắn chú ý cách ăn mặc.
Trong đám người đó chỉ có một người được mặc trường bào xanh vải mềm, cho nên ở Đại Minh, không phải ai cũng có thể mặc trường bào xanh.
Với thứ trào lưu thì Hoắc Hoa Đức tự nhận mình sẽ bắt kịp, vì khi ở Luân Đôn, hắn dựa vào chuyện này để kiếm cơm.
Hắn tin tiếp cận người Đại Minh từ cách ăn mặc không sai được, mà ở bến tàu mới không thiếu thợ khéo tay, nhất là thợ may người Triều Tiên, y phục Đại Minh do họ làm ra rất được ưa chuộng.
Nhờ Tây Mông lo liệu, Hoắc Hoa Đức có được hai bộ thanh sam mà người đọc sách Đại Minh hay mặc, khác với loại y sam thiên thanh đẹp mắt của quan viên, màu ngả sang phía lam nhiều hơn.
Hoắc Hoa Đức mặc thử tới mười lần, cũng đòi sửa tới mười lần, khi thợ may sắp nổi điên hắn mới trả tiền rời đi.
Khi Hoắc Hoa Đức mặc thanh sam mang chút phong cách Châu Âu, thêm vào tóc búi lên, cài trâm, hắn nhìn người xa lạ trong gương, nói: “ Có những cái đẹp giống nhau.
”Tây Mông ngây ra nhìn hắn: “ Phong thái của ngài không ai bằng, chỉ là tối nay ngài thực sự chuẩn bị leo tường hẹn hò với nữ nhân Triều Tiên mỹ lệ kia à?”“ Đúng vậy, vì nàng biết tiếng Đại Minh, ta hi vọng thông qua nàng tiếp xúc với một số người Đại Minh có thể thay đổi vận mệnh của chúng ta.
”“ Nhưng mà ta không hiểu, nàng ta nói gì ngài không hiểu, ngài nói gì nàng ta cũng không hiểu, làm sao hai người có thể hẹn hò được?”Hoắc Hoa Đức quay lại: “ Có những lời không cần phải nói ra, có những chuyện không cần nói cũng hiểu, nữ nhân trong thiên hạ kỳ thực đều giống nhau.
”Khi ánh trăng lam nhạt từ mặt biển bay lên, đảo xa như cá kình lớn, sóng từ mặt biển xuất hiện, cuối cùng biến thành bọt trắng xô bờ.
Rừng dừa rất nhiều muỗi chẳng ngăn cản được đôi nam nữ nhiệt tình như sóng biển, hết đợt này tới đợt khác.
“ Chàng giế t chết ta rồi ! ”“ A, ta chết rồi ! ”“ Đúng, đúng, cứ như thế !.
”“Nhanh, nhanh chút nữa … a a.
.
”Hoắc Hoa Đức và nữ nhân Triều Tiên đó hẹn hò nửa năm.
Vào một buổi sáng ngập tràn ánh nắng, nữ nhân đó