“ Nhi tử rất thông minh.
” Đó là đánh giá của Vân Chiêu về Vân Chương qua sự việc này, dù nó không phải đứa thông minh thiên bẩm, nhưng nó biết đúng sai, cho nên nó đưa ra quyết định thông minh:Lên làm hoàng thái tử tiền đề không nhất định là phải anh minh trí tuệ, oai hùng thần vũ, rất có khả năng là kẻ tham hoa háo sắc, ngu muội vô dụng.
Tất nhiên rồi, nếu dựa vào điều thứ nhất mà lựa chọn thì bao triều đại đã không tới mức vong quốc rồi.
Vì thế ai làm hoàng thái tử là một chuyện rất tư nhân, là chuyện cá nhân của hoàng đế.
Đáng thương mỗi hoàng đế đều không muốn chuyện "đình thi bất cố thúc giáp tương công" xuất hiện, nhưng hoàng đế càng để ý, khả năng xảy ra chuyện đó càng cao.
Một thái tử bị quần thần đưa lên vị trí hoàng thái tử là một thái tử rất đáng thương, Vân Chương tựa hồ hiểu rất rõ điều này, cho nên càng muốn bàn chuyện yêu đương với tôn nữ Cát Xuân Huy, dùng cách này lung lạc thư viện chứ không muốn bị những người đó đẩy lên vị trí hoàng thái tử.
Tổng thể mà nói Vân Chương làm rất tốt, nặng nhẹ nhanh chậm nắm rất tốt.
Nhưng Vân Chương không thể nào xử lý chuyện này một cách vững vàng lão luyện lại còn chặt chẽ như thế.
Vân Chiêu sau khi biết đầu đuôi câu chuyện lập tức giáng tội Hồng Thừa Trù, lệnh ông ta giao lại nhiệm vụ ở Nam Dương, thăng một cấp, thành phó quốc tướng.
Từ quan lớn một phương trở thành phó quốc tướng, nhìn thì thăng quan, nhưng quyền lực lại giảm quá nửa, vì Vân Chiêu đã chuẩn bị ít nhất mười vị trí phó quốc tướng để bố trí công thần về kinh.
Quyền bính phó quốc tướng lớn đến mấy bị chia ra làm mười cái thì chẳng còn bao nhiêu nữa.
Chuyện tới thế này Vân Chiêu đã quá quan tâm vấn đề phát triển quốc kế dân sinh nữa, chính sách đường lối đã xác định, còn lại là giao cho bách tính cần cù xử lý tốt vấn đề cuộc sống của mình.
Đại Minh hiện giờ chắc chắn là quốc gia cởi mở tự do nhất, có tiềm lực phát triển nhất, Vân Chiêu tin tưởng thêm hai mươi năm nữa cái quốc gia cũ kỹ lại mới mẻ này sẽ lại thành quốc gia giàu có.
Nhưng hiện giờ người đọc sách Đại Minh lại bị vấn đề của một con rùa đen trói chặt.
Con rùa đen chết tiệt này tới từ La Mã, do truyền giáo sĩ mang tới.
Bọn họ muốn tìm một người ở Đại Minh ở mặt triệt học hoặc vật lý có thể thực sự chạy thắng con rùa đen này.
Đó là một con rùa thần kỳ, về đạo lý cơ bản không ai chạy thắng được nó, nhưng chỉ cần là người hai chân lành lặn là có thể đuổi kịp, thậm chí là vượt qua.
Đây chính là đạo lý và hiện thực trái ngược nhau, cũng là khiếu chiến thứ nhất mà các học giả Châu Âu đưa ra với Đại Minh, chính là dùng đạo lý chứng minh con rùa có thể bị vượt qua.
Đạo lý của người La Mã rất đơn giản, trước tiên để con rùa chạy 100 mét, sau đó kiếm một người đuổi theo, con rùa chạy rất chậm, người chạy rất nhanh, nhưng từ lý thuyết mà nói, con người mãi mãi không thể vượt qua con rùa.
Bọn họ cho rằng, nếu như có khởi điểm, chỉ cần con rùa di chuyện, vậy sẽ có vô số khởi điểm, khi con người chạy 100 mét, con rùa chạy được 10 mét, khi con người chạy 10 mét, con rùa chạy 1 mét ! Cứ thế mà luận, dù con rùa có chạy chậm tới mấy nó luôn tạo ra một khởi điểm, dù khoảng cách của người và rùa có nhỏ tới mấy, nhưng luôn tồn tại, chứng tỏ con rùa không thể bị vượt qua.
Khi Vân Chiêu biết vấn đề này, y rất vui vẻ, lấy ra 10 vạn đồng bạc nói với người đọc sách Đại Minh, ai giải quyết được triệt để vấn đề này thì 10 vạn đồng bạc sẽ là của người đó, rồi không để ý tới nữa.
Vì y nhận ra vi phân và tích phân, hai học vấn lớn sắp tới Đại Minh rồi, muốn giải thích được vấn đề này nhất định phải dùng tới chúng.
Tiên tổ của hai môn học vấn này là Gottfried Leibniz và Isaac Newton, hai vị đó là danh gia của vi tích phân sơ cấp, cho tới tận thế kỷ 19 mới được hoàn thiện.
Hiện giờ Newton mới 5 tuổi.
Còn Leibniz mới hai tuổi.
Hiển nhiên muốn giải quyết vấn đề này, bất kỳ ai cũng không có thứ gì có sẵn để tham khảo.
Hòa thượng La Mã đem vấn đề này tới Đại Minh chứng tỏ ở Châu Âu đã có người tiến vào lĩnh vực này.
Vi