Khi một quốc gia quyết định phát thiện y với nhóm người đặc biệt nào đó, những người đó nhất định thành con cưng của thượng đế.
Hoàng triều Lam Điền làm thế với nhóm người ngài Địch Tạp Nhĩ.
Vân Chiêu biết rất rõ nhược điểm duy nhất của Đại Minh ở đâu.
Chính là khoa học mới, nhược điểm chí mạng của Đại Minh ở đó, mà khoa học mới chắc chắn là thứ mấu chốt quyết định một quốc gia có thể cường thịnh trong vài trăm năm tời không.
Sự cường đại của Lam Điền bây giờ chỉ như lâu đài trên không trung thôi, kể cả y đã rất nỗ lực chỉ cho họ một con đường đúng để đi vẫn không ích gì.
Một khi cái cột trụ Vân Chiêu gãy, phồn hoa do y tạo ra, vì không có tiếp nối mà dần suy vong, một quốc gia càng hùng cường, sự suy vong của nó càng thêm dữ dội.
Điều y đang làm là bù đắp nhược điểm đó cho quốc gia này.
Y ra sức thu hút thiên tài của Châu Âu, hi vọng họ có thể làm chắc phần móng cho khoa học Đại Minh, để lâu đài trên không kia có thêm vài cột trụ.
Nghiên cứu khoa học không phải chuyện của một hai người, dù là thiên tài tuyệt thế ở nhiều lĩnh vực cũng phải cần trí tuệ người khác làm đá lót đường, sau đó mới nhảy vọt được.
Mà Đại Minh thì không có truyền thống nghiên cứu khoa học, Vạn Hộ vì muốn bay lên trời mà chất đầy thuốc nổ trên ghế, cho rằng như thế có thể bay được, kết quả một tiếng nổ lớn, nhà thăm dò dũng cảm mà lỗ m ãng đó trả giá bằng mạng sống.
Một hành động vĩ đại, làm người ta khâm phục.
Nhưng sau đó, không có sau đó nữa, giấc mộng phi thiên của Đại Minh dừng lại.
Chuyện ấy vô cùng đáng tiếc.
Vạn Hộ chết rồi, người ta khen chê bất nhất, Vân Chiêu biết dù là thời hiện đại, người chê ông ta ngu xuẩn vẫn là đa số, ít người thấy được sự dũng cảm của ông ta.
Cái đạo trung dung khốn kiếp, làm người ta quen thói bo bo giữ mình, quen đặt mình ở vị trí thoải mái, không đi thăm dò, quen cho rằng mình giỏi nhất, không biết thế giới bên ngoài đang phát triển phi tốc.
Điều đó không ổn.
Con người sở dĩ có thể trở thành động vật trí tuệ duy nhất trên địa cầu, thành vua bách thú là dựa vào tinh thần không ngừng thăm dò.
Thời viễn cổ, con người không chạy nhanh bằng dã thú, không cường tráng bằng dã thú, không có răng nanh móng vuốt, loại sinh vật như thế đáng lẽ bị tự nhiên đào thải, sau đó con người đi con đường khác, khai thác bộ óc của mình, sinh ra trí tuệ nguyên thủy.
Không nhanh bằng dã thú, bọn họ phát minh ra cung tên, không khỏe bằng dã thú, bọn họ làm ra vũ khí, trong nước họ không linh hoạt bằng cá, vì thế họ phát minh là lưới bắt cá ! Thành vua bách thú rồi không cần thăm dò, không cần phấn đấu nữa sao?Khi con người thành uy hiếp lớn nhất của con người, để mình nhanh hơn, xa hơn, cao hơn thành chuyện dân tộc muốn đứng trên đỉnh thế giới phải nỗ lực.
Muốn đạt mục tiêu đó, cần khoa học mới giúp đỡ.
Chỉ cần Vân Chiêu cải biến được khuyết điểm thích hưởng thụ hiện trạng, chỉ cần Vân Chiêu có thể thay đổi thành kiến của người Đại Minh với khoa học mới, trong cuộc tranh tài giữa dân tộc này, chạy thứ nhất không khó gì.
Lão tử chỉ cần chạy đủ nhanh, ngươi không đánh được ta, lão tử chỉ cần sức lực đủ khỏe, liền chỉ có ta đánh ngươi, chỉ cần lão tử nhảy đủ cao, sẽ là người đầu tiên nhận ánh nắng.
Chắc trách của hoàng đế là thực hiện mục tiêu trên, không gì khác.
So với việc để lại một Đại Minh hoàn chỉnh, không bằng để lại Đại Minh chia rẽ.
Đại Minh hoàn chỉnh sớm muộn gì cũng đi vào vết xe đổ của tất cả hoàng triều, mà một Đại Minh chia rẽ cần không ngừng tiến thủ, không ngừng tiến bộ mới không bị Đại Minh khác áp đảo.
Dù phát sinh chiến tranh thù sao nào?Suy yếu, thất bại, sẽ bị Đại Minh cường đại, thành công thay thế, có gì không hay.
Người Đại Minh, chỉ khi sống chết mới hiểu ý nghĩa phấn đấu, mới lấy ra trăm phần nỗ lực theo đuổi thắng lợi.
Không có kẻ địch, phải tạo ra cho nó kẻ địch, chỉ có kẻ địch mới muôn người một lòng, chỉ có kẻ địch cường đại mới khiến người Đại Minh không ngừng tiến thủ, không ngừng phấn đấu, không ngừng để mình trở nên cường đại.
Không được có sơ hở, không được có sai sót.
Ai thất bại, người đó chết.
Đó là di sản Vân Chiêu