4
Ta và Lam Quan bị người của nhà họ Diêu bắt lại.
Nguyên nhân gây ra cớ sự là như thế này:
Hôm đó Lam Quan đi giao thịt cho quán rượu như thường lệ, lúc chúng ta gặp nhau ở đầu ngõ thì bị một nhóm côn đồ lang thang nơi phố phường cướp giật. Bọn họ không những cướp túi tiền của chúng ta mà thậm chí còn lục soát khắp người rồi lấy luôn chiếc vòng cổ bằng bạc ta giấu ở trong ngực.
Đó là chiếc vòng bạc trên cổ của con mèo trắng mắt xanh nhà họ Diêu.
Cách mấy hôm sau ta và Lam Quan bị bắt tới phủ nhà họ Diêu.
Đó là lần đầu tiên ta nhìn thấy Diêu Cảnh Niên. Nàng nhị tiểu thư của nhà họ Diêu, là em gái ruột thịt của Diêu quý phi.
Đáng lẽ ra nàng vốn nên ở kinh thành, nhưng bởi vì trước đây nàng được bà nội nuôi lớn nên khi bà nội về quê quán Ung Châu dưỡng lão, nàng cũng đi theo bà về đây.
Nàng lớn hơn ta hai tuổi, có một đôi mắt phượng hơi nhướng lên, tỏa ra khí thế khiếp người.
Kim Thoa chi niên (*), tiểu thư thế gia vô cùng đoan trang, cao quý đến chói mắt, không gì sánh nổi.
(*) Người xưa phân chia kim thoa chi niên chỉ cô gái ở độ tuổi 12, đậu khấu niên hoa chỉ độ tuổi 13, cập kê chi niên chỉ độ tuổi 15, bích ngọc niên hoa chỉ độ tuổi 16, đào lý niên hoa chỉ độ tuổi 20.
Thời tiết đang độ hè sang, Diêu Cảnh Niên lười biếng dựa vào thành ghế thái sư, bên cạnh có hai cô nha hoàn, một cô quạt gió, một cô lột nho cho nàng.
Nàng ngước mắt nhìn ta, hứng thú dào dạt:
"Mèo của ta đâu?"
Ta và Lam Quan bị ép quỳ trước mắt nàng, muốn tránh cũng tránh không nổi.
Ta nói thẳng: "C h ế t rồi, lúc ta nhặt được nó thì nó cũng đã c h ế t, ta còn tốt bụng đào hố chôn nó đấy."
"Vậy à? Chôn ở chỗ nào?"
"Chôn dưới chân một cây liễu trong khu rừng ở vùng ngoại ô, nhưng mà sau đó nó bị một con chó hoàng đào ra gặm mất, ta cũng đã làm thịt con chó hoang kia báo thù cho nó rồi."
Ta mở miệng liến thoắng, Diêu Cảnh Niên cười híp mắt nhìn ta, không giận dữ cũng không bực bội: "G i ế t mèo của ta mà còn dám lừa ta, nhóc con giảo hoạt, đầu óc của ngươi cũng nhanh nhạy đấy. Ngươi tên là gì?"
"Lê Hoa."
"Người của nhà họ Lê?"
"Đúng vậy, ông ngoại ta tên là Lê Lộc, ông ấy c h ế t lâu rồi nhưng hai cậu của ta vẫn còn sống. Cậu cả tên là Lê Chí Cao, cậu hai tên là Lê Bách Viễn, cô đi tính sổ với bọn họ đi, đều là do bọn họ không biết dạy dỗ, muốn chém g i ế t hay muốn róc xương thì cứ tìm bọn họ là được."
"Ha ha, thú vị đấy, ngươi đúng là thoái thác sạch sẽ."
Lúc Diêu Cảnh Niên cười, miệng nàng nhếch lên, đôi mắt nheo lại trông hệt như một con hồ ly.
Nàng nhìn ta bằng cặp mắt chứa đầy hứng thú, sau đó lại liếc nhìn về phía Lam Quan, hỏi ta: "Thằng nhóc này có quan hệ gì với ngươi?"
"Gặp nhau giữa đường, không quen." Mặt ta không hề đổi sắc.
"Âm Âm, quen..." Lam Quan nhìn ta, vành mắt đỏ hoe, trông có vẻ rất tủi thân.
Ta nguýt hắn một cái: "Câm miệng!"
Hắn nghe vậy liền bĩu môi không nói gì nữa.
Diêu Cảnh Niên tiếp tục nhìn ta cười: "Mèo của ta c h ế t rồi, dù sao cũng cần có người phải trả một cái giá đắt. Vậy đi, hai người các người chỉ có một người có thể đi ra cái sân này, tự chọn đi."
"Ta, để ta đi!"
Không hề do dự, ta xung phong đảm nhận, cũng chẳng thèm nhìn Lam Quan một cái: "Hắn là đồ ngốc, c h ế t hay không cũng chẳng hiểu gì, chẳng thà để cho ta sống còn hơn."
"Âm Âm, không ngốc..." Lam Quan tủi thân nhìn ta, nước mắt lưng tròng.
Diêu Cảnh Niên bật cười khanh khách, quả nhiên sau đó nàng lại nghiêm mặt nói với ta: "Ta thấy ngươi đang coi ta là đồ ngốc thì có! Nhanh mồm nhanh miệng, âm hiểm xảo trá như vậy mà còn muốn bình an vô sự rời khỏi đây?"
Ta ở Diêu phủ mười ngày.
Cũng làm con mèo của Diêu Cảnh Niên trong vòng mười ngày.
Nàng sai người đuổi Lam Quan ra ngoài, sau đó lại đi tới một cửa hàng đồ trang sức trong thị trấn đánh một cái vòng bạc mới, khắc một chữ "Diêu" lên đó rồi đeo vào cổ cho ta.
Nàng gọi ta là Tiểu Bạch. Nàng còn nói từ nay về sau ở trước mặt nàng, ta chỉ có thể được gọi bằng cái tên này.
Quý nữ thế gia đúng là biết chơi, lúc nàng nằm phơi nắng ở trong sân, ta phải ngồi xổm bên cạnh nàng giống như một con mèo, chờ đợi nàng giơ tay sờ lên đầu bất cứ lúc nào.
Nàng cho ta ăn cá khô, thỉnh thoảng còn sẽ có cá biển nướng.
Ngày nào ta cũng bị ép tắm bằng thùng tắm, tắm rửa sạch sẽ thơm tho rồi được đưa lên giường của nàng.
Nhưng nàng chỉ cho phép ta nằm co ro ở cuối giường, giúp nàng làm ấm chân.
Lúc nàng nói chuyện với ta, ta không thể nói tiếng người, phải trả lời là: "Meo meo meo."
Nói thật ra thì ngày tháng như thế này thật sự quá thích ý, nếu không phải ta nhớ thương mẹ ta thì ta còn chẳng muốn quay về.
Cho nên mười ngày sau ta chạy đến trước mặt bà nội của nàng, khẽ liếm mu bàn tay của bà ấy rồi kêu lên một tiếng: "Meo."
Sắc mặt của bà cụ già có khuôn mặt hòa ái bỗng thay đổi, lập tức răn dạy nàng: "Truyền ra ngoài thì còn ra thể thống gì nữa? Mau đuổi nó ra ngoài!"
Lúc này Diêu Cảnh Niên đã trải qua cảm giác mới mẻ ban đầu, dần dần mất hứng thú với ta. Nàng nghe thấy vậy thì bĩu môi nói với nha hoàn đứng bên cạnh: "Đuổi ra ngoài đi."
Nhưng ta vẫn cứ ôm chân nàng kêu "meo meo meo" mãi không chịu đi.
Nàng quát lên một tiếng, đạp cho ta một cái.
"Biến đi!"
Lúc ta bị đuổi ra khỏi Diêu phủ, trên mặt vẫn còn vương lại vẻ không cam lòng.
Kết quả là vừa ra khỏi Diêu phủ đã thấy Lam Quan, hắn thế nhưng đã ngồi chờ suốt mười ngày ở ngoài, ngày nào cũng phải xông vào một lần rồi sau đó lại bị đánh bay ra.
Nhìn thấy ta, hắn mặt mũi bầm dập, vừa tủi thân vừa khóc: "Âm Âm, quen..."
"Meo!"
Suốt mười ngày ròng rã ta chưa từng nói một câu tiếng người, bây giờ vừa mở miệng đã bật thốt một tiếng meo meo. Tỉnh thần lại ta lập tức hừ một tiếng, nói với hắn: "Quen mẹ ngươi!"
Trước tiên đừng để ý đến mẹ hắn, dù sao thì mẹ ta đã sắp điên rồi.
Hồi trước nhiều lắm thì ta cũng chỉ ba ngày chưa về nhà thôi mà bà ấy đã nôn nóng đến độ chạy tới nha môn, thậm chí còn tới nhà họ Lê một chuyến. Bà ấy muốn cầu xin cậu cả giúp mình tìm người, nhưng có thể tưởng tượng được ngay, mẹ ta đã bị đuổi ra ngoài trong khi đến mặt của cậu cả cũng không nhìn thấy.
Nếu như ta còn không về, có lẽ bà ấy sẽ thật sự điên mất.
5
Năm Thừa Khánh thứ mười chín, thiên hạ đại hạn.
Năm đầu tiên, một đấu gạo trị giá một tấm lụa.
Năm thứ hai, châu chấu che trời, đường đầy xương trắng.
Quan Trung có nạn đói, một hạt gạo đáng giá mấy vạn lượng, dân thường phải bán m á u bán thịt, tình cảnh vô cùng thê thảm.
Lúc đầu trong thành còn có nơi phát cháo, nhưng về sau thiên hạ hỗn loạn, các địa chủ giàu có đều thi nhau giấu kín lương thực còn dư, đóng chặt cửa nhà.
Đã rất lâu rồi không thấy Lam Quan xuất hiện ở huyện Mi. Ta hoài nghi chẳng biết có phải hắn đã bị người ta hại trong lúc ra ngoài kiếm ăn hay không.
Nghe nói huyện Khiên Âm lân cận đã có dấu hiệu người ăn thịt người. Thời điểm như thế này, tất cả mọi người ốc còn không mang nổi mình ốc, ta cũng không có thời gian đi quan tâm đến hắn nữa.
Cậu cả của ta và mấy người trong phủ nhà họ Lê cũng từng tiếp tế chúng ta mấy lần, nhưng sau này lại bỏ mặc chúng ta tự sinh tự diệt.
Bọn họ đẻ mặc cho ta đứng gõ cửa tới khi trời tối sầm, gọi khàn cả cổ cũng chẳng có ai thèm để ý.
Ta và mẹ ta đã đói bụng suốt ba ngày.
Trên đường về nhà ta nhìn thấy thanh lâu kỹ quan trong thị trấn vẫn truyền ra tiếng cười nói vui vẻ. Một tú bà trang điểm rất đậm đứng ở cửa, bà ta hé đôi môi đỏ rực kia của mình ra nói với ta: "Sống không nổi nữa đúng không? Ở đây còn có miếng cơm ăn, có tới không?"
Đói thật đấy, đói đến nỗi cả người sắp bốc cháy, khó chịu đến độ khiến người ta phát điên.
Ta như cái xác không hồn, vừa đi vừa nghỉ, chẳng biết đã qua bao lâu.
Trên đường có một con chó hoang đi theo ta.
Quả thật là thiên đạo luân hồi.
Trước đây ta vì sinh kế mà g i ế t chúng nó.
Bây giờ chúng nó ăn xương cốt ở ven đường quen rồi, lại bắt đầu để mắt đến ta.
Nhưng thế gian chẳng nói nhân từ, nuôi dưỡng vạn vật, người và chó không có gì khác nhau.
Thế đạo này, tất cả mọi người đều phải dựa vào bản lĩnh của mình mà thôi. Nếu như ta ngã xuống, sẽ lập tức bị chúng nó gặm nhấm đến c h ế t.
Cho nên ta thật sự đã chịu đựng được đến tận điền trang mới kiệt sức mà ngất đi vì đói khát.
Lúc tỉnh lại ta nhìn thấy mẹ ta.
Bà ấy bê một bát cháo đút cho ta từng thìa một, đôi mắt sưng đỏ, vẻ mặt ngơ ngẩn.
Cổ họng ta khàn khàn, khó khăn lên tiếng hỏi bà ấy: "Gạo ở đâu ra?"
Mẹ gạt lệ nói: "Hôm qua cậu con lén sai người đưa tới."
À, ta đúng là ngu xuẩn, còn chạy tới đó gõ cửa. Trong thành có rất nhiều dân chạy nạn, sao bọn họ dám mở cửa cho ta vào cơ chứ. Lén đưa gạo tới điền trang đã chẳng hề dễ dàng gì.
Dựa vào chút cháo đó, qua hai ngày sau ta mới khôi phục tinh thần.
Sau đó chuyện thứ nhất ta làm chính là tiếp tục đi ra ngoài, trên lưng đeo một con dao g i ế t chó.
Trong những năm đói kém thế này con người trái lại càng ăn nhiều hơn, mà ăn thế nào cũng vẫn có cảm giác bụng đói kêu vang.
Hai đấu gạo cậu ta đưa tới chẳng thể chống đỡ được bao lâu.
Mẹ gào khóc không cho phép ta đi ra ngoài: "A Âm, con thành thật ở nhà chờ
được không? Khi nào hết gạo thì cậu con sẽ lại sai người đưa tới!"
"Con người nhịn đói bảy ngày thì sẽ c h ế t, mẹ đừng đặt hết hy vọng vào bọn họ." Ta nói.
Ta muốn ra ngoài, muốn tìm một con đường sống.
Nơi ta muốn đi là Diêu phủ.
Năm đó ta g i ế t mèo của Nhị cô nương nhà họ DIêu, lấy thân phận của nàng thì dù có đánh c h ế t ta cũng là chuyện nhỏ. Nàng tha cho ta, ta liền chắc chắn rằng nàng đang che giấu lòng tốt.
Ta nhờ người hầu trong nhà mang chiếc vòng cổ bằng bạc đã từng được đeo trên cổ ta cho nàng.
Sau đó nàng đồng ý gặp ta.
Nàng vẫn ngồi trên ghế chủ tọa, nàng nheo mắt lại, dung mạo trông càng thêm diễm lệ, giống hệt như một con hồ ly.
"Tiểu Bạch, bên ngoài kia dân chạy nạn ở khắp nơi, có nhiều người c h ế t đói như thế, tại sao bản tiểu thư phải cứu ngươi?"
"Bởi vì ta là mèo của tiểu thư, từ nay về sau tiểu thư sai đâu ta sẽ đánh đó, nói đi hướng tây ta tuyệt đối sẽ không về hướng đông!"
Ta quỳ trước mặt nàng, nhìn thấy nàng mỉm cười khẽ khàng: "Ngươi có tác dụng gì đâu, ta cần ngươi làm chi?"
"Tiểu thư xuất thân danh gia vọng tộc, không phải là người bình thường ở thế gian này. Tiểu thư nên nhìn xa trông rộng, Tiểu Bạch bất tài, nguyện noi theo Phùng Huyên làm khách nhà Mạnh Thường Quân, vì tiểu thư cống hiến khuyển mã chi lao (*).
(*) Kẻ dưới đối với kẻ trên có chút công lao tự nói nhún là khuyển mã chi lao.
"Ngày sau tích cốc phòng cơ (*), chỉ nguyện tiểu thư có thể kê gối cao mà ngủ."
(*) Tích cốc phòng cơ: Biết lo xa, tính toán, phòng bị cẩn thận để tránh lúc lỡ vận, cơ hàn, tai nạn bất thường, ví như người biết trữ thóc phòng lúc đói kém.
Vẻ mặt ta rất chân thành, Diêu Cảnh Niên nhìn ta rồi cười, đoạn chậc một tiếng: "Ngươi vẫn là một tiểu cô nương đấy, khoác lác kiểu này không sợ đau lưỡi à?"
"Ta xin thề những câu này ta nói đều là thật lòng thật dạ, nếu làm trái lời thề, thiên lôi đánh xuống!"
"Ha ha, thú vị! Ta đương nhiên biết rõ ngươi có chút năng lực, dù sao ngay cả mèo của ta ngươi cũng dám g i ế t cơ mà!"
Nàng cúi người bước tới, giơ tay nhéo má ta, vẻ mặt vi diệu: "Đáng tiếc ta không phải là Mạnh Thường Quân, dù xuất thân danh gia vọng tộc thì rốt cuộc cũng chỉ là phận nữ lưu, chẳng có ý nghĩa gì hết."
"Ngươi g i ế t mèo của ta, ngươi thật sự nghĩ rằng ta không đau lòng sao? Chẳng qua thuở nhỏ ta lớn lên bên cạnh ông nội, thường nghe ông giảng giải đạo làm quan, đã làm quan thì phải cứu dân trước. Một bé gái như ngươi, vì sinh kế mà phải g i ế t chó thịt mèo, nếu như ta g i ế t ngươi, ông nội dưới suối vàng mà biết nhất định sẽ trách tội ta."
"Tiểu Bạch, ta cũng không phải là người tốt lành gì, giúp ngươi chỉ là chuyện dễ như trở bàn tay thôi. Chớ có nói cái gì mà tích cốc phòng cơ, thế đạo này gian nan như thế, ngươi sống cho thật tốt trước đi."
Diêu Cảnh Niên mười bốn tuổi, xuất thân thế gia vọng tộc, trên người nàng có ngạo khí của bậc quý nữ.
Mặc dù nàng sẽ không thừa nhận, nhưng ta biết, nàng chính là người lòng có nhân từ.
Vào năm hạn hán nghiêm trọng nhất, nhà họ Diêu ở Ung Châu là gia tộc quyên góp lương thực nhiều nhất ở địa phương.
Ngay cả việc dựng lều phát cháo, nhà họ Diêu cũng là gia tộc cuối cùng kết thúc.
Nhưng cái năm mất mùa này, dân chúng không tránh thoát được, cũng chẳng thể làm gì được.
6
Diêu Cảnh Niên hứa với ta, nếu ta thiếu gạo thì có thể đến tìm nàng.
Lúc quay về, ta lại đi tới thôn trang ở huyện Mi một chuyến, ta muốn tìm Lam Quan xem thế nào. Cuối cùng chẳng thu hoạch được gì, ta nghĩ có lẽ hắn đã thật sự xảy ra chuyện.
Ta về điền trang với tâm trạng sa sút, nhìn thấy cửa nhà đóng kín, ta nhíu mày lại.
Bước nhanh chân đẩy cửa ra, cảnh tượng lọt vào đáy mắt lập tức khiến máu ta dồn lên não, khóe mắt muốn rách cả ra.
Trong màn giường, mẹ ta bị một nam nhân đè dưới thân, bọn họ đang làm chuyện tằng tịu với nhau.
Thanh âm d â m l o ạ n đó khiến đầu óc ta nổ tung, ánh mắt bỗng đỏ tươi như máu, ta cầm lấy con dao g i ế t chó trên người trực tiếp chém vào lưng gã kia.
Mẹ ta nhìn thấy ta thì sợ hãi trợn to mắt, tay đè cổ của gã lại. Gã ta còn chưa kịp quay lại thì đã bị ta chặt đứt nửa cái đầu, c h ế t ngay trên người bà ấy.
Người này là quản sự của điền trang, tên là Tiền Chương.
Một kẻ có vóc người mập mạp, một gã đàn ông có dáng vẻ quê mùa thô thiển.
Điền trang là của nhà họ Lê, mẹ ta là chủ mà lại chẳng thể làm chủ được, mấy năm nay cứ để mặc gã ta khắt khe hai mẹ con chúng ta.
Bởi vì gã nghe lệnh của mợ cả ta, sổ sách ruộng đồng gã đều sẽ trực tiếp giao cho nhà họ Lê.
Ta nghĩ bao lần cũng không thể ngờ được rằng chuyện nhà họ Lê đưa gạo cho chúng ta là thật, nhưng lại là do gã mang tới cho mẹ ta.
Lòng gã mang ý xấu với bà ấy từ lâu, dựa vào lý do này đã nhục nhã bà ấy không chỉ một lần.
Mà mẹ ta lại chỉ vì mấy đấu gạo, thế nhưng lại nhịn.
Vậy mà bà ấy lại nhịn!
Con dao nhuốm đầy máu trên tay ta suýt chút nữa đã gác lên cổ của bà ấy!
Sau đó trong đôi mắt trợn to của mẹ ta, ta nhìn thấy một cô nương có khuôn mặt hung tàn, mặt mũi tràn đầy sát ý.
Bà ấy sợ ta, sắc mặt trắng bệch hệt như một người c h ế t, cả người run rẩy không nói nổi một câu.
Ta xoay người rời khỏi phòng.
Cả người ta dường như đã lâm vào cơn tuyệt vọng, hệt chăng một kẻ điên tràn ngập nỗi cuồng loạn.
Cứ như cưỡi ngựa xem hoa, trong đầu ta bị choán đầy những hình ảnh sau năm bảy tuổi chúng ta đến điền trang, bị cả nhà quản sự bắt nạt như thế nào.
Gã ta có một bà vợ xấu xa, chuyện bà ta thích nhất là nói luyên thuyên sau lưng với đám tá điền, rằng mẹ ta tuy là tiểu thư xuất thân nhà cao cửa rộng, nhìn thì có vẻ đứng đắn thật thà nhưng thực ra chính là một một con đĩ.
Ta đã cảnh cáo bà ta một lần, nếu bà ta còn dám ăn nói bậy bạ nữa thì ta sẽ g i ế t bà ta.
Mặt ngoài bà ta vẫn cung kính nhưng lại chẳng hề thay đổi, sau lưng vẫn dám nói mấy lời như thế.
Ta biết, bà ta ỷ vào có các mợ làm chỗ dựa nên nào có sợ chúng ta.
Ta nên g i ế t bà ta từ lâu rồi, ta cũng chẳng biết tại sao mình lại nhẫn nhịn cho tới bây giờ.
Giờ phút này cuối cùng ta cũng xách dao gõ cửa nhà bà ta.
Lúc này sắc trời đã nhá nhem tối, người đàn bà kia tưởng rằng chồng mình đã về, bà ta mở cửa, nhìn thấy ta đứng bên ngoài thì chợt sửng sốt.
Một con dao dài đ â m thẳng vào bụng bà ta, bà ta hoảng sợ hét to một tiếng, xoay người muốn bỏ chạy.
Ta lại chém một dao vào sau lưng bà ta, cảm giác g i ế t người và g i ế t chó hoàn toàn khác nhau.
Mỗi khi ta đ â m bà ta một dao thì trong lòng ta lại sung sướng hơn một phần. Cuối cùng ta tàn nhẫn nheo mắt lại, lưỡi dao c ứ a ngang cổ kết thúc mạng sống của bà ta.
Năm mất mùa đói kém như vậy mà nhà bọn họ vẫn cất giấu được nhiều lương thực đến thế.
Quả nhiên, no cơm ấm cật.
Công việc quản lý điền trang này vô cùng béo bở, trái lại giúp ta nuôi sống hai con chuột nhắt chuẩn bị chờ làm thịt.
Rất tốt, sau này ta cũng không cần lại đi mượn gạo của Diêu nhị tiểu thư nữa rồi.
Ta về sân của chúng ta trong bộ dạng máu me đầy người, thi thể của Tiền Chương vẫn còn đang nằm trên giường của mẹ ta, cả phòng nồng nặc mùi máu tươi.
Mà mẹ ta, bà ấy treo cổ tự vẫn.
Trời đã sẩm tối, cả cái điền trang này yên lặng như tờ, còn ta đứng ở ngoài cửa.
Trong phòng không có ai thắp đèn.
Từ nay về sau, rốt cuộc đã không còn ai thắp đèn chờ ta.
Tóc tai của cỗ thi thể treo trên xà nhà kia xõa xuống rối bù.
Ta không nhìn thấy rõ mặt của bà ấy.
Buồn cười thật.
Ta không còn mẹ.
Trên cõi đời này, chỉ còn một mình ta.