Trăm năm trước Thái Tổ từng trải qua một trận ác chiến khi dựng nước. Là năm mà nghĩa quân không ngừng giằng co với quân đội triều đại trước. Lúc Thái Tổ mặt ủ mày chau đã gặp được một vị cao nhân ở cõi tiên, hiến kế phá nước.
Cao nhân kia nói: Trời nổi sát cơ, vật đổi sao dời; người nổi sát cơ, đất trời đảo điên; trời người cùng phát, vạn sự ổn định[1].
Ý là nếu muốn lật đổ triều đại trước thì ắt phải lấy được thiên thời, nhân hòa.
Trời có ngũ tặc, thấy được thì tốt; ngũ tặc trong lòng, thi hành do trời. Ngũ tặc này chính là ngũ hành âm dương, tức kim, mộc, thủy, hỏa, thổ[2].
Cao nhân cõi tiên dâng bí bảo cho Thái Tổ, ấy là thiên thời.
Còn về nhân hòa thì có liên quan tới bốn bản võ công: “bảy thức Mộ Tuyết”, “quyết Thần Sát”, “công Thiên Nhất” và “phổ Chuyển Nguyệt”.
Bốn bản võ công này kể ra cũng lạ, “quyết Thần Sát” là tâm pháp, “công Thiên Nhất” là ngoại công hộ thể, “bảy thức Mộ Tuyết” là chiêu thức, kết hợp tu luyện ba thứ thì có thể thành cao thủ tuyệt thế.
Nhưng thức cuối cùng của “bảy thức Mộ Tuyết” thay đổi khôn lường, nếu muốn luyện thành thì trừ việc luyện tới tầng thứ chín của “quyết Thần Sát” và “công Thiên Nhất” thì còn cần hiểu thấu đáo “phổ Chuyển Nguyệt”, từ đó thông hiểu đạo lí, tu thành võ công tột bậc.
Năm đó Thái Tổ tuyển một trăm người tu luyện công phu ấy nhưng chỉ có bốn người luyện thành thức thứ bảy của “bảy thức Mộ Tuyết”. Bốn người này được trao lần lượt thành tướng quân Đông, Nam, Tây, Bắc, mang binh công phá đô thành triều đại trước.
Chim bay hết thì cất cung tốt đi; thỏ khôn chết rồi thì làm thịt chó săn[3].
Thái Tổ lên ngôi hoàng đế, đặt đài Càn Khôn thuộc thổ trong bí bảo ngũ hành ở trong cung, mấy thứ còn lại thì lần lượt đưa cho con cháu của mấy vị trung sĩ, để họ bảo quản.
Còn về bốn vị tướng quân có công dựng nước thì hoàng đế lại ngầm hạ lệnh gi3t chết. May mà vị cao nhân cõi tiên ấy tính ra huyền cơ bên trong, tự quy ẩn trước rồi thông báo sát lệnh của hoàng đế cho bốn tướng quân.
Bốn người này đã lần lượt mang theo một quyển võ công, từ đó bỏ mạng nơi chân trời.
Nhiều năm qua đi, bí bảo ngũ hành và bốn bản võ công lúc dựng nước được người ta gọi là “Lạc Thiên Cửu Nhãn”.
Còn về tung tích của Lạc Thiên Cửu Thãn thì đại đa số mọi người đều không biết.
Người trên giang hồ cả đời đều lấy võ công tinh thâm và địa vị cao quý làm mục tiêu.
Trang Lưu Vân ở Giang Nam có được “công Thiên Nhất”, dùng nó để ngộ ra “kiếm pháp Thiên Nhất”, trấn thủ võ lâm. Năm đó cung chủ Vu Kinh Viễn của cung Mộ Tuyết có được một bộ tàn phổ “ bảy thức Mộ Tuyết”, từ ấy về sau tung hoành giang hồ, không ai sánh bằng.
Tuy “quyết Thần Sát” là tâm pháp nhưng chỉ phối hợp với “bảy thức Mộ Tuyết” và “công Thiên Nhất” mới có thể hiện ra công lực định tâm ngưng thần, thay đổi trong nháy mắt. Vì vậy dù tung tích của “quyết Thần Sát” thần bí nhưng hiếm ai tìm kiếm.
Còn về “phổ Chuyển Nguyệt” thì thế gian tranh cãi xôn xao. Có người nói đây hoàn toàn không phải võ công mà là một tập thơ, có người kể là một quyển sách dạy đánh cờ, còn có người bảo là một khúc đàn cổ, lại có người rằng đó là pháp bảo tinh luyện binh khí.
“Phổ Chuyển Nguyệt” là quyển vô dụng nhưng cũng then chốt nhất trong bốn quyển võ công. Có điều trăm năm qua, không ai biết tung tích cả.
Nam Sương động đậy ở trên ghế dài, nỉ non ra hai chữ: “Chuyển nguyệt”.
Chén trà trong tay Vu Hoàn Chi rơi cạch xuống đất. Y cúi người xuống, lấy tay vỗ nhẹ lên mặt Nam Sương, cất tiếng gọi: “Sương cô nương”.
Như thể thần giao cách cảm, Nam Sương gật đầu trong mơ, lại ấp úng ngâm một câu thơ hết lần này đến lần khác: “Chuyển nguyệt thanh ca lệ mãn khâm[4]“.
“Chuyển nguyệt thanh ca lệ mãn khâm?” Vu Hoàn Chi nghi ngờ hỏi.
Nam Sương vẫn nhớ dư vị, lại chép miệng một cái, môi hơi ẩm ướt. Nàng thuận thế lau vào lòng bàn tay Vu Hoàn Chi, lau khô nước bọt.
Vẻ mặt ma đầu họ Vu héo úa, ánh mắt ung dung quét lên người Nam Sương, nàng đang mặc chiếc áo bào màu tím mà Mục Diễn Phong rất thích. Một lát sau, ma đầu họ Vu bình tĩnh lau nước bọt lên ống tay áo đó.
Nam Sương nằm mơ, cảnh trong mơ thay đổi xoành xoạch. Một khắc trước nàng còn ngơ ngạc ở bên chiếc đàn cổ của mẹ, mà một khắc sau, nàng lại dấn thân vào trong núi xanh um. Hoa Đào Nhỏ nắm sợi dây trong tay, đầu kia sợi dây buộc một con cáo lông xanh.
Nàng thảnh thơi, thong thả bước đến ven dòng nước biếc, đá con cáo vào trong nước, bộ lông xanh đó bị tẩy thành lông trắng.
Nam Sương chợt thấy thể xác và tinh thần vui sướng không gì sánh được, mím môi, lau nước bọt.
Đúng lúc này, uyên ương vừa bị sai ra ngoài đã trở về, đặt mọi thứ lên bàn rồi vui vẻ ngồi xuống góc nhà.
Vu Hoàn Chi vắt khô khăn rồi đặt lên trán Nam Sương, lại cởi giầy của nàng và lấy một cái túi vải nhỏ ra từ trong ngực.
Trong túi vải là hàng kim to nhỏ khác nhau. Ma đầu họ Vu lấy một cây nhỏ nhất, liếc Nam Sương một cái, thấy nàng lại đang chép miệng, sau đó bình tĩnh cất kim nhỏ về, đổi thành cây to hơn rồi dùng nước rửa sạch.
Dưới hai huyệt Dũng Tuyền nối liền mạch thận. Châm kim ở đây có thể khiến rượu đã vào tim và gan chuyển hóa ra, là cách giải rượu nhanh nhất. Vu Hoàn Chi chậm rãi chuyển động kim châm, lực đạo hồn hậu. Thấy Hoa đào Nam dần tỉnh lại, y mới cất kim, lại đưa canh giải rượu tới bên ghế dài.
“Uống đi”. Liếc thấy mừng mừng tủi tủi của Nam Sương, Vu Hoàn Chi ngồi xuống trước bàn, rót chén trà tự uống.
Hoa đào Nam nhìn cái chân trần đau nhói, im lặng nhận canh giải rượu uống hết, nói một câu cực kỳ ngoan ngoãn: “Ngon ghê”.
Người Vu Hoàn Chi nghiêng về phía trước, đánh rơi hai ba giọt trà lên vạt áo.
Hoa đào Nam áy náy vì chuyện định gây họa cho y nên vội vàng đứng lên, giơ cái tay áo vừa chùi nước bọt mà lau cho Vu Hoàn Chi.
Sắc mặt Vu Hoàn Chi xanh lè, nhịn nửa khắc rồi u ám nói: “Chuyện vừa rồi cứ coi như chưa từng xảy ra”.
Nam Sương thê lương nhìn y.
Vu Hoàn Chi dùng ngón tay gõ lên bàn, lừa nàng rằng: “Cô không cần lo chuyện tôi hút âm khsi đâu”.
Nam Sương vui sướng nhìn y.
Ma đầu họ Vu nhíu mày, lại hỏi: “Cô tới lầu Túy Phượng này làm cái gì?”.
Nam Sương đứng dậy vừa mang giày tất, vừa nói: “Có người giả mạo anh xây dựng lại cung Mộ Tuyết nên tôi đến xem”.
“Ồ?” Vu Hoàn Chi nhướng mày: “Sao cô biết là giả mạo?”.
Nam Sương sửng sốt, sau đó vùi đầu lặng lẽ đi giày xong thì lấy tay mờ bên hông, phát hiện quạt lông trắng của Giang Lam Sinh đã mất tăm, đôi vòng cổ vẫn còn, đũa thì thiếu mất ba chiếc.
Vu Hoàn Chi cong khóe miệng cười nhìn nàng, năm ngón tay luân phiên gõ bàn cạch cạch cạch như bùa đòi mạng.
Hoa đào Nam không chịu được, hỏi: “Nói thật à?”.
Vu Hoàn Chi khẽ cười gật đầu một cái.
Nam Sương nói: “Tắc ở chỗ dâm uy淫威 của anh”.
Nước trong chén trà của ma đầu họ Vu lại sánh ra hai giọt.
Trước khi tay áo đầy nước bọt của Nam Sương đưa tới, y dứt khoát đứng dậy: “Tỉnh rượu rồi thì đi thôi”. Dứt lời đã cất bước đi tới phía cửa, khóe mắt liếc tới đôi uyên ương, lại giả vờ đe dọa: “Nếu đêm nay hai người dời nửa bước, kêu nửa câu thì ta sẽ…”. Bỏ trống nửa đoạn sau, y vung vẩy ống tay áo rồi đẩy cửa thản nhiên đi mất, để lại cho người khác không gian tưởng tượng vô hạn.
Nam Sương vui vẻ đuổi theo, đi ngang qua cửa thì cả mừng, sau đó nhổ ba chiếc đũa cắm ở cột cửa, lại nhét về bên hông, tạm thời phòng thân.
Đêm đã rất khuya, ngay cả lầu Túy Phượng cũng yên tĩnh hơn nhiều. Vu Hoàn Chi đi trên hành lang gấp khúc, nghe Nam Sương nhắm mắt theo đuôi mình thì tâm trạng rất phức tạp.
Một lát y quay người lại, nghiêm nghị nói: “Vừa rồi… xin lỗi nhé”.
Đèn lồ||g lờ mờ chụp lên người Nam Sương như sương đỏ.
Nàng đưa tay sờ môi mình, vui tươi hớn hở cười nói: “Không sao đâu, dù sao cũng là tôi gây họa cho anh trước”. Nàng nghĩ, mặc dù Hoa đào Nam nàng không đến mực rộng lượng hải hà, nhưng vẫn tính là khoan dung không so đo.
Vu Hoàn Chi lặng im nhìn nàng một hồi, lại mở miệng: “Chuyển nguyệt thanh ca lệ mãn khâm là gì thế?”. Thấy vẻ mặt Nam Sương cực kỳ kinh ngạc, y lại nói: “Là câu mà cô vừa nói lúc say rượu”.
Lông mi Nam Sương vừa dài vừa cong, chớp hai cái như quạt phẩy, vẻ mặt nàng bỗng trầm tĩnh lại: “Là bàt hát mẹ tôi dạy tôi”.
Vu Hoàn Chi vốn định hỏi tiếp nhưng thấy dáng vẻ nàng như vậy thì bỗng mềm lòng, chỉ nói: “Thế thì hôm nào hãy hát cho tôi nghe thử”.
Nam Sương cười ha ha, quả thực đáp một câu: “Tôi không đủ năm âm[5]“.
Ma đầu Vu đưa tay xoa trán.
Trong lầu ánh sáng hiu hắt, ngoài lầu bóng đêm mịt mù. Vu Hoàn Chi đứng ở trước cánh cửa khắc hoa hạnh trong mưa xuân, đang định đẩy ra thì nghe đầu kia hành lang có người gọi cô nương Nam.
Hai người nhìn lại theo tiếng gọi, thấy người tới chính là Giang Lam Sinh. Không biết hắn ta lại cầm cái quạt lông trắng từ đâu ra, vội vã đi tới trước mặt Nam Sương: “Cô nương Nam vừa đi đâu thế? Giang tôi đã tìm hết cả lầu trên lầu dưới đấy”.
Nam Sương vẫn chưa trả lời, Vu Hoàn Chi đã khoan thai chào: “Công tử Giang”.
Lúc này Giang Lam Sinh mới quay mặt lại, vừa thấy Vu Hoàn Chi thì kinh sợ, hỏi: “Sao, sao anh lại ở đây?”.
Nam Sương ngạc nhiên: “Hai người quen nhau à?”.
Giang Lam Sinh nói: “Không quen”.
Vu Hoàn Chi nói: “Quen biết đã lâu”.
Ánh mắt Hoa đào Nam lập lòe, đầu óc chuyển động, cười cười ha hả rồi không hỏi nữa.
Lúc này, trong phòng bỗng truyền ra tiếng thở dài của Mục Diễn Phong: “Trời ơi!”.
Nam Sương mở to mắt trông vẻ quỷ quái trong mắt ma đầu họ Vu. Ba người đẩy cửa vào phòng.
Trong phòng phồn hoa, dưới đất trải thảm mẫu đơn, án kỷ trên thảm đặt một cái đàn tranh. Bên bàn khắc mây lành như ý bằng gỗ sưa, một cô gái dưng dưng muốn khóc làm người ta thương xót.
Mục Diễn Phong dựa ở bên tường với vẻ sầu khổ, thấy Vu Hoàn Chi vừa vào phòng thì lại thở dài một tiếng; “Cậu Vu à, cậu giải thích với cô ấy đi”.
Vu Hoàn Chi thản nhiên liếc nhìn Tiêu Mãn Y, hai mắt hàm chứa nụ cười, nghiêng người nói: “Mời”.
Giang Lam Sinh và Nam Sương theo đuôi vào nhà.
Tiêu Mãn Y đang khóc như hoa lê dính hạt mưa, khóe mắt liếc thấy Nam Sương thì bỗng kêu trời gọi đất đến xé cổ, vừa ôm tim cúi người vỗ bàn, vừa nắm khăn tay trỏ vào Nam Sương vừa vào nhà, nói: “Mấy năm nay chàng không quan tâm tôi đã đành, hôm nay chàng lại mang kẻ hoạ thủy này tới trước mắt tôi. Diễn Phong ơi Diễn Phong, chàng thật sự muốn dứt khoát đến vậy ư?”.
Dứt lời lại tiếp tục nhìn Nam Sương thù hằn mà khóc.
Hoa đào Nam cảm thấy rất thú vị, tiến lên ngồi bên cạnh Tiêu Mãn Y, nói: “Thì ra cô cũng thích anh Mục”.
Tiêu Mãn Y ngẩn ra, hai mắt như sắp phun ra lửa, cắn khăn tay hỏi: “Sao lại là “cũng”?”.
Nam Sương lại cười rằng: “Đương nhiên là tôi cũng thích anh ấy”.
Lời vừa nói ra, Mục Diễn Phong kinh hãi, Tiêu Mãn Y nổi giận, Giang Lam Sinh đấm ngực giậm chân. Còn Vu Hoàn Chi thì cúi đầu, vuốt nếp gấp trên tay áo, mấy sợi tóc mảnh trượt xuống trán, che khuất biểu cảm trên mặt.
Tiêu Mãn Y nhìn Giang Lam Sinh: “Chẳng phải anh nói chắc chắn sẽ lấy được Nam Thủy Đào Hoa sao?”.
Giang Lam Sinh xanh cả mặt, lui ra sau hai bước mà cười. Vu Hoàn Chi liếc mắt, u ám liếc xéo hắn ta một cái.
Tiêu Mãn Y lại hỏi Nam Sương: “Cô chỉ mới quen Diễn Phong, dựa vào đâu mà thích chàng?”.
Nam Sương giơ tay lên rót chén trà rồi đưa cho Tiêu Mãn Y nhưng nàng ấy không nhận, Hoa Đào Nhỏ bèn tự mình uống: “Bởi vì chúng tôi là anh em kết nghĩa”.
Tiêu Mãn Y hỏi: “Thật ư?”.
Mục Diễn Phong đáp: “Thật”.
Vu Hoàn Chi khoan thai nói: “Nhưng mấy năm nay, cô dùng tình sâu như mãnh thú, như nước lũ để đi theo như hình với bóng, mà thiếu chủ lại không có phúc hưởng”.
Tiêu Mãn Y lại hỏi: “Thật ư?”
Mục Diễn Phong nói: “Thật”.
Giang Lam Sinh mừng khấp khởi nói: “Tiêu cô nương cực kỳ chân thành, kiên định. Tục ngữ nói, chẳng phải một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương[6]? Y Nhân chỉ cách trái tim thiếu chủ một bước ngắn, lúc này buông bỏ, há không đáng tiếc?”.
Tiêu Mãn Y ôm hy vọng hỏi: “Còn cách một bước thôi sao?”.
Mục Diễn Phong nhìn trời day trán: “Sai một ly, khó lên trời”.
Vu Hoàn Chi ho khẽ một tiếng, cười nói: “Là sai một ly, đi một dặm”.
Tiêu Mãn Y sa sầm mặt, liếc xéo Giang Lam Sinh ở giữa mình và Hoa đào Nam rồi chỉ vào Nam Sương, hỏi Mục Diễn Phong: “Vậy có phải chàng thích cô gái cắm sừng chàng đó không?”.
Giang Lam Sinh vô thức tiến lên một bước, đứng cùng trận tuyến với Nam Sương.
Cùng lúc đó, ma đầu họ Vu lảo đảo lui về phía sau, suýt chút nữa đã ngã.
[1] Trích từ kinh Âm Phù.
[2] Trích từ kinh Âm Phù.
[3] Cuối thời Xuân Thu, Vua nước Việt là Câu Tiễn được sự phò trợ của đại thần là Văn Chủng và Phạm Lãi, cuối cùng đánh thắng nước Ngô. Vua nước Ngô là Phù Sai xin cầu hòa với nước Việt nhưng Văn Chủng và Phạm Lãi không chấp nhận. Phù Sai thấy vậy đành viết thư rồi dùng tên bắn vào doanh trại của Phạm Lãi, nói nếu ông không biết điều thì sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp gì. Sau khi diệt Ngô, Phạm Lãi lặng lẽ ra đi, giả là đã nhảy hồ tự sát. Sau đó, ông viết thư gửi cho Văn Chủng, nói sau khi bắn hết chim thì cung nỏ bị cất; sau khi săn hết thỏ thì chó săn bị làm thịt. Hiện nay kẻ thù nước Việt đã bị tiêu diệt, các đại thần có công người thì bị ruồng bỏ, kẻ bị bức hại.Nếu không sớm lo liệu thì ắt bị sát hại. Từ đó câu này chỉ hiện tượng sau khi xong việc thì ruồng bỏ hoặc bức hại những người có công.
[4] Mặt trăng quay tròn, tiếng ca trong trẻo, nước mắt đẫm vạt áo.
[5] năm bậc âm giai cổ: cung, thương, giốc, chuỷ, vũ, cũng gọi là hợp, tứ, ất. xích, công.
[6] Một câu trong bài kệ của thiền sư Hoàng Bá Hi Vận, Trần Tuấn Mẫn dịch.