Nhưng cho dù là ỷ lại thì trong nhiều cuộc chiến tranh, tập đoàn Cụ Phong cũng khó tránh khỏi xâm phạm lợi ích của những quốc gia khác.
Phải biết rằng tập đoàn Cụ Phong đã nhiều lần hớt tay trên các vụ làm ăn về vũ khí của những nước lớn như M, mà mỗi một vụ làm ăn đều có giá trị hơn một tỷ đô la. Nếu cộng dồn lại, có thể mua đứt cả một nước.
Bởi vậy tập đoàn Cụ Phong cũng nằm trong danh sách đen của không ít quốc gia.
Từng có không ít quốc gia liên minh với nhau để chế ước Cụ Phong, ký kết “Điều ước không khuếch tán đạn đạo”.
Trên đó quy định rất nhiều loại vũ khí đều không được buôn bán.
Thêm vào đó cũng quy định thêm, các bên không được tiêu diệt tập đoàn Cụ Phong, đồng thời từ chối các giao dịch cùng tập đoàn Cụ Phong.
Mua bán vũ khí là ngành nghề rất có lời, lợi nhuận gấp năm lần không phải là hiếm. Nhưng thị trường rất có hạn, rất nhiều quốc gia phát triển đều có công xưởng vũ khí của riêng mình, về phía quân đội cũng thu mua những xưởng vũ khí trong nội bộ quốc gia. Còn những quốc gia nghèo khó, không có tiền thì không mua nổi, cũng không chơi nổi.
Đa phân các cuộc nội chiến đều là do nghèo khó bức bách, bởi vậy thị trường chủ yếu tập trung ở các nước phát triển.
Chẳng hạn như xếp thứ hai, xếp bên dưới tập đoàn Cụ Phong thì có tập đoàn Locker Martin. Sau lưng tập đoàn này chính là chính phủ của nước M, loại vũ khí được ưa chuộng nhất chính là máy bay F-22 và Boeing 747, thị trường chủ yếu của sản phẩm này là trong nước. Nhưng quân đội của nước M có tính chất toàn cầu.
Một tập đoàn như vậy, sau lưng thật sự có một ông chủ rất lớn, là chính phủ nước M.
Một sản nghiệp kếch sù như thế, đa phần các nước đều không do phép các tập đoàn tư nhân cạnh tranh.
Huống hồ nếu là tập đoàn tư nhân nắm giữ việc chế tạo vũ khí, vậy thì chính là uy hiếp lớn đối với chính phủ!
Vụ mua bán lần đầu của tập đoàn Cụ Phong chính là ở Châu Phi. Cung Thiếu Ảnh nhận được một đơn đặt hàng từ Châu Phi, nhưng Châu Phi quá nghèo không có đủ tiền để trả chi phí cho vũ khí. Ngược lại, khoáng vật và tồn trữ dầu của Châu Phi lại cực kỳ phong phú.
Lấy đó làm điều
kiện, tổng thống dùng quyền khai thác dầu mỏ trong mười năm làm trao đổi, đạt được giao dịch dài hạn với tập đoàn Cụ Phong.
Lợi nhuận từ dầu mỏ tuyệt đối khả quan!
Hơn nữa nhà họ Cung căn bản là đế quốc vận chuyển bằng đường biển, chỉ dựa vào một đơn hàng này thôi cũng khiến cho nhà họ Cung đạt được lợi nhuận bằng giá trị của mười đơn hàng bình thường cộng lại.
Tiếp đó, trọng tâm mua bán của ông lại tập trung vào Trung Đông, đi trước một bước khai thác thị trường, mạnh mẽ nghiên cứu các loại vũ khí mới. Nhờ thế mà sau này có một vị trí vững chắc không thể nào cạnh tranh trong thị trường.
Thêm vào đó, Cung Thiếu Ảnh là một thương nhân khá tinh tường, biết được thị trường có hạn nên đã giành chiến thắng bằng số lượng.
Cũng là một trái lựu đạn nhưng công ty Locker Martin bán 5 đô la, ông ta lại bán 3 đô la.
Đừng thấy bị mất 2 đồng, nếu so về số lượng thu mua thì đó chính là một con số không hề nhỏ.
Lãi ít nhưng số lượng mua nhiều, điều này đã giúp cho vũ khí nhà họ Cung được nhập vào các kho vũ khí của nhiều quốc gia.
Locker Martin vì cạnh tranh với tập đoàn Cụ Phong nên cũng đã hạ giá xuống, cuối cùng phát hiện, cũng là giá 3 đô la nhưng số lượng tiêu thụ của tập đoàn Cụ Phong vẫn tốt hơn.
Công ty Locker Martin sản xuất rất nhiều vũ khí, không chỉ phức tạp mà uy lực lại có hạn.
Nhưng vũ khí của tập đoàn Cụ Phong thì lại đơn giản, hơn nữa thao tác lại chiếm ưu thế. Bất luận là tầm bắn, độ sát thương hay công hiệu tấn công trực diện đều chiếm ưu thế lớn.
Về mặt uy lực, vũ khí của công ty Locker Martin nếu đem so sánh thì kém xa rất nhiều, vì thế mà cho dù giá có ngang bằng thì đa số các quốc gia đều không ưa chuộng.
Tài lực hùng hậu của tập đoàn Cụ Phong cũng không phải chỉ dựa vào một mình việc mua bán vũ khí.