Năm 805 sau Công nguyên, Đường Hiến Tông Lý Thuần lên ngôi, vì ông dùng những quyết sách đúng đắn của những người như Lý Giáng, thêm vào đó "hai luật thuế" của nhà Đường cũng làm tăng thêm nguồn thu cho ngân khố, cấm quân trung ương từng bước mạnh dần lên, do đó trong cuộc đấu tranh bình định phiên trấn cát cứ cũng giành được không ít thắng lợi, xoay chuyển được cục diện vốn rất bị động trước đây.
Thời kỳ đầu mới lên ngôi, có rất nhiều phiên trấn kháng mệnh. Tây Xuyên Tiết độ sứ Vi Cao bị bệnh chết, Lưu Tịch tự lập mình làm người thay thế, đuổi Tiết độ sứ mới mà nhà Đường bổ nhiệm, cuối cùng cũng buộc được Đường Hiến Tông phải công nhận ông ta là Tiết độ sứ Tây Xuyên. Năm 806 sau Công nguyên, Lưu Tịch được đằng chân lân đằng đầu không để ý đến ý kiến của nhà Đường, phát binh tấn công chiếm địa bàn Đông Xuyên. Các công khanh cho rằng cách làm trước đây vào thời Đường Đức Tông là phái Trung sứ đi tìm hiểu tình hình, nếu thấy ông ta thực sự có tài năng, có thể trọng dụng được (các Trung sứ thường nhận hối lộ, nói toàn điều hay) thì dùng. Nếu không làm theo lệ cũ đó mà phái quân đi trấn áp Tây Xuyên, giữa đường phải đi qua Thục đạo rất nguy hiểm, gian nan thì khó mà giành được thắng lợi.
Tể tướng Đỗ Hoàng Thường vẫn kiên quyết chủ trương dùng binh cho rằng: "Nếu bệ hạ muốn chấn chỉnh kỷ cương, thiết lập quyền uy thì phải dùng pháp luật để xử lý Lưu Tịch, Lưu Tịch cũng chỉ là một kẻ thư sinh ngu dại, trừ hắn dễ như nhổ cỏ vậy".
Vốn là Đường Hiến Tông cũng không thể nhịn được Lưu Tịch nữa nên đồng ý ngay với cách nghĩ của Đỗ Hoàng Thường, lệnh cho Cao Sủng Văn dẫn quân đi diệt Lưu Tịch. Sự việc quả nhiên rất thuận lợi Lưu Tịch bị giải ngay đến kinh đô để chịu phạt, từ đó Tây Xuyên yên ổn.
Sau khi Đường Hiến Tông bình định được Tây Xuyên, ngay lập tức dùng vũ lực nhanh chóng tấn công tiêu diệt trấn Hạ Tuy (thuộc huyện Tịnh Biên, Thiểm Tây ngày nay), bắt được Trấn Hải (Trấn Giang ngày nay) Tiết độ sứ Lý Kỳ vốn không nghe lệnh triều đình. Vì thế mà uy tín của nhà Đường ngày càng được tăng lên. Thế nhưng việc đó tuy làm tăng thêm lòng tin vào việc Đường Hiến Tông dẹp yên được phiên trấn nhưng lại làm ông phát sinh tư tưởng khinh địch.
Tháng 3 năm 809 sau Công nguyên, Thành Đức Tiết độ sứ Vương Sĩ Chân chết, con trai ông ta là phó đại sứ Vương Thừa Tông tự ình là người thế chức. Đường Hiến Tông đã thừa thế tiêu diệt được 3 trấn muốn có thêm những thành tích mới, trừ bỏ tập quán cha truyền con nối hàng chục năm của các cường trấn ở Hà Bắc, dẹp yên Thành Đức nhưng Lý Giáng kiên quyết không đồng ý.
Lý Giáng phân tích với Đường Hiến Tông rằng, phương châm dùng vũ lực nhanh chóng bình định Tây Xuyên, Trấn Hải và Hạ Tuy của bệ hạ là đúng đắn. Vì Lưu Tịch là một thư sinh ngu dại, binh lực của Hạ Tuy yếu, lòng dân không theo Lý Kỳ. Hơn nữa xung quanh 3 trấn đó đều là những tiết trấn và châu quận chịu sự khống chế của triều đình, tình thế cô lập nên dùng vũ lực để giải quyết thì ngay lập tức có thể làm tan rã. Nhưng tình hình ở Hà Bắc thì lại không như vậy. Nội bộ quân Thành Đức rất đoàn kết và đã thành truyền thống, phía ngoài thì có quan hệ mật thiết với các trấn ở xung quanh. Để con cháu họ có thể thế chức Tiết độ sứ của ông cha thì họ đương nhiên sẽ đồng tâm hiệp lực với nhau để chống lại triều đình. Nếu cũng dùng vũ lực đối với Thành Đức như 3 trấn kia thì vừa tổn binh hao của lại khiến cho các nước lân cận thừa cơ tấn công, vậy là nền thái bình vừa mới khởi sắc đã tan biến trong một sớm một chiều.
Đường Hiến Tông cảm thấy những điều Lý Giáng phân tích cũng có lý nhưng lại nghĩ đến việc cha truyền con nối ở Thành Đức không thể giải quyết nhanh chóng như 3 trấn trước thì vẫn cảm thấy không thoải mái. Mà chính sách thay đổi nhiều, trước thì cứng rắn sau lại mềm yếu thì có vẻ mất phong thái của một hoàng đế.
Lúc đó Hoài Tây Tiết độ sứ Ngô Thiếu Thành cũng mắc bệnh nặng nhưng chưa chết. Lý Giáng lại phản đối thái độ với Thành Đức một lần nữa, ông nói với Đường Hiến Tông: Ngô Thiếu Thành một khi đã bệnh thì không thể dậy được. Mà xung quanh trấn Hoài Tây đều là châu huyện của nước ta, các trấn gần đó chẳng có trấn nào có thể trợ giúp được, triều đình nên nhanh chóng chỉnh đốn quân đội xuất kích, không thể bỏ lỡ cơ hội. Nhưng cần phải chú ý một điều là không bao giờ được dùng binh đối với Thành Đức lúc này, vì nếu không thì không thể công hạ được Thành Đức mà còn ảnh hưởng đến việc giành thắng lợi ở Hoài Tây, hai phía đều xảy ra chiến trận tất sẽ gặp khó khăn.
Không ngờ Đường Hiến Tông lại cho rằng đã đánh được Hoài Tây, có thể giành được thắng lợi ở 3 trấn như Tây Xuyên... thì sao lại không đánh Thành Đức! Vì thế đã nghe theo sự xúi giục của hoạn quan mà không nghe lời khuyên của Lý Giáng, Bạch Cư Dị,... hạ lệnh dùng binh với Thành Đức năm 809. Kết quả là sau mười tháng, huy động gần 20 vạn binh, tiêu tốn hơn 700 vạn xâu tiền, hao binh tổn tướng, dân chúng cũng bị liên luỵ chẳng đạt được cái gì mà còn lỡ mất cơ hội kịp thời dùng binh đối với Hoài Tây.
Lúc đó, Ngụy Bác Tiết độ sứ Điền Quý An chết, phu nhân của ông ta Nguyên Thị đã lập con trai là Điền Hoài Gián làm phó Tiết độ sứ, Nha Nội binh mã sứ Điền Hoằng Chính làm Đô Tri binh mã sứ. Đường Hiến Tông và một số công khanh cho rằng Điền Thị không công nhận triều đình, tự tiện phong cho con cháu của mình nên cần phải trấn áp. Lý Giáng vội đưa ra sách lược của mình đối với Điền Hoài Gián: "Ngụy Bác cũng là một trấn mạnh của Hà Bắc, lực lượng của nó vẫn mạnh như ở Thành Đức. Nhưng ta hoàn toàn có thể trừ bỏ được Điền Hoài Gián. Có điều đối với việc trừ bỏ Điền