Chuyện nuôi con không vội được, vẫn phải thảo luận kĩ càng hơn.
May mắn hiện tại Địch Kỳ Dã và Cố Chiêu nhận nhiệm vụ hợp tác với nhau, có Địch Kỳ Dã thay mặt Cố Liệt trước tiên chiếu cố nhi tử, cũng không coi là thiếu quan tâm.
Địch Kỳ Dã cũng không có ý kiến, chủ yếu là gần đây Cố Liệt bị mây đen bao phủ, cũng không thúc giục hắn đi Chính Sự Đường, phỏng chừng trên triều có chuyện gì đó không tốt lắm.
Nếu Cố Liệt không muốn hắn dính vào, vậy hắn sẽ không hỏi, hàng ngày dẫn theo Cố Chiêu đi Lễ Bộ, cùng các vị đại nhân ở Lễ Bộ và Quốc Tử Giám chuẩn bị xuân vi.
Nói là dẫn theo Cố Chiêu, không bằng nói là thả dê ăn cỏ.
Trong lúc Cố Chiêu cần cù chăm chỉ bố trí lưu trình cho xuân vi, Địch Kỳ Dã và Quốc Tử Giám Tế Tửu đại nhân, cũng chính là Chúc lão gia tử ông ngoại của Trang Tuý, vui tươi hớn hở cùng chơi nối thành ngữ.
Tên của Chúc lão gia tử chỉ có một chữ Ung, từng thi đỗ Trạng Nguyên ở tiền triều, tài tử học vấn bậc nhất trong bậc nhất, được kính trọng hết mực, đảm nhiệm Quốc Tử Giám Tế Tửu, không ai không phục, chỉ có điều tuổi tác hơi lớn.
Từ cách xử lý của Chúc Ung đối với ngoại tôn Trang Tuý có thể thấy được, vị lão gia tử này không chỉ có học vấn uyên thâm, còn hiểu rõ sự đời, làm người làm việc đều là bậc nhất trong bậc nhất.
Tuy Địch Kỳ Dã không biết vì sao Chúc Ung không muốn tham dự quá nhiều vào công việc liên quan đến xuân vi, nhưng nếu lão nhân gia không chịu được mệt, Địch Kỳ Dã đương nhiên sẽ không làm khó.
Bản thân Địch Kỳ Dã cũng thích vây xem ở một bên, giao nhiều việc cho Cố Chiêu đi làm, thế nên cũng phối hợp với lão gia tử giả ngu.
Nếu để cho Địch Kỳ Dã quyết định, hắn căn bản còn sẽ không phái mình đi làm trợ thủ cho Cố Chiêu, không biết thì học, làm sai thì sửa, hà tất ngay từ đầu đã phải cưỡng cầu mọi việc chu toàn? Con người đều là học tập từ những sai lầm.
Nhưng Địch Kỳ Dã cũng biết, ở thời đại này, hoàng gia không được phép đánh mất thể diện.
Vậy nên, Địch Kỳ Dã trước hết nghe lưu trình, dựa theo ý của Cố Liệt quy định phương hướng tổng thể, rồi mới đẩy công việc cho Cố Chiêu đi chuẩn bị.
Trước khi chính thức đưa vào bố trí, Địch Kỳ Dã vẫn phải xem lại một lần, để ngừa bất trắc.
Cho tới lúc này, Cố Chiêu đều hoàn thành khá tốt dưới sự đồng lòng hợp sức của các vị đại thần, Địch Kỳ Dã bàng quan, Cố Chiêu làm việc, thật sự có hai phần bóng dáng của Cố Liệt —— biết tiếp thu ý kiến, nhưng không phải thiếu kiên định, đôi khi nhất châm kiến huyết, khiến người khác không dám khinh thường.
Địch Kỳ Dã yên lòng, nối thành ngữ với Chúc lão gia tử cũng rất là hưởng thụ, chủ yếu do Chúc lão gia tử không chỉ biết nối thành ngữ, còn giỏi dẫn ra những câu chuyện nhỏ, kể sinh động như thật, thỉnh thoảng làm Địch Kỳ Dã mê mẩn đến quên cả ăn cơm.
Địch Kỳ Dã đã quên ăn cơm, vậy Cố Liệt đương nhiên càng không nhớ được, hơn nữa gần đây Cố Liệt luôn là dáng vẻ giăng đầy mây đen, khiến các vị đại thần nơm nớp lo sợ, hình thành đối lập rõ ràng với bầu không khí hài hoà của Lễ Bộ.
Vì sao vẻ mặt Cố Liệt một ngày khó coi hơn một ngày?
Cố Liệt đang đợi hai việc.
Một là Túc Chính Đài và Cẩm y cẩn vệ điều tra vụ án minh bạch, triệt để.
Hai là Chúc Bắc Hà chủ động thú nhận.
Cố Liệt ẩn nhẫn không phát, đến khi vụ án đã điều tra xong, Chúc Bắc Hà vẫn không có động tĩnh, Cố Liệt liền gật đầu, cho vạch trần vụ án.
Ngày này lâm triều, Hữu ngự sử Mục Liêm bước ra khỏi hàng, tố công thần Đỗ Kha nhận hối lộ trái pháp luật, trung gian kiếm lời, đồng thời sát hại người tiếp nhận chức vụ Đạo đài Lương Truy Đạo Hồ Đường, ngăn cản Hồ Đường tố giác tình tiết phạm tội nhận hối lộ trái pháp luật.
Thậm chí sau khi vụ án phát sinh, Đỗ Kha nguỵ tạo vụ án diệt môn Hồ Đường thành việc làm của lưu dân, khi quân võng thượng, còn dám dâng sớ thỉnh cầu phục hồi chức quan!
Mục Liêm còn xin tố Đại lý tự khanh Chúc Bắc Hà, Chúc Bắc Hà thân là Đại lý tự khanh, vậy mà lại tin vào lời nói phiến diện của thân tộc, chặn lại sổ con của Hồ Đường, tương đương giúp Đỗ Kha tranh thủ thời gian sát hại Hồ Đường, làm trái trách nhiệm của bề tôi, tội như đồng loã!
Mục Liêm mặt vô cảm nói câu đầu tiên, trong lòng bách quan đã giật mình nhảy dựng, chờ Mục Liêm nói xong, cả triều đình nhìn đôi mắt bị lửa giận thiêu đốt của Bệ hạ, ngay hít thở cũng sợ tiếng quá to.
Chúc Bắc Hà hổ thẹn quỳ xuống đất, không tranh cãi không biện hộ, chỉ nói: “Thần có tội.”
Cố Liệt không chỉ thất vọng, thậm chí còn cảm thấy trái tim băng giá.
Đại lý tự khanh là chức vị gì? Hắn cai quản hình ngục thiên hạ, phúc thẩm hình án trên dưới triều đình Đại Sở, chủ thẩm những vụ án đặc biệt phức tạp hoặc những vụ án trọng đại.
Điều gọi là “thẩm nghiện bình phản hình ngục chi chính lệnh”, “thôi tình định pháp” “hình tất đương tội”, cần phải khiến “ngục dĩ vô oan”.
Đại lý tự cùng với Hình Bộ và Ngự sử đài được hợp xưng là Tam pháp tư, cấu thành hệ thống giám sát tư pháp của vương triều Đại Sở. (1)
Người có thể đảm nhiệm Đại lý tự khanh, không những phải có năng lực, còn phải giữ nghiêm luật pháp, làm tấm gương mẫu mực.
Cho nên kiếp trước kiếp này, Cố Liệt đều lựa chọn Chúc Bắc Hà để gánh vác công việc này.
Kiếp trước, Chúc Bắc Hà giữ chức Đại lý tự khanh hai mươi năm, sau lại vì bệnh nặng mà từ quan dưỡng lão, tuy rằng Chúc gia cũng từng có vấn đề không mấy nghiêm trọng liên quan đến ích lợi thông gia, nhưng trong nhiệm kỳ chưa bao giờ xuất hiện sai sót mức độ này.
Vậy mà lặp lại một đời lại xảy ra sai lầm.
Hơn nữa Hồ Đường còn là một quan viên tài giỏi, dùng năng lực của bản thân để bình ổn nạn hạn hán thành Bình Xuyên, sao có thể không khiến Cố Liệt thương tiếc!
Càng quan trọng hơn là, một đại án diệt môn như thế này, vậy mà Chúc Bắc Hà không nhanh chóng thành thật nhận sai, một hai phải chờ đến bị vạch trần trên triều mới đứng ra nhận tội.
Đường đường Đại lý tự khanh, lại cứ như vậy bị tước mũ ô sa ngay giữa triều đình, nhốt vào quan ngục Túc Chính Đài.
Thanh minh còn chưa tới, mà mưa đã rơi đến lạnh lẽo lòng người.
*
Vụ án này nói đến cùng, vẫn liên quan tới quan hệ bám váy, Chúc Bắc Hà bị kẹp chặt ở giữa, mặc dù thật sự thất trách, nhưng không phải biết rõ hành vi phạm tội của Đỗ Kha vẫn to gan bao che, mà cũng là bị lừa.
Lại phải kể đến nạn hạn hán ở thành Bình Xuyên Ung Châu.
Nơi này thuộc về Lương Truy Đạo, người đảm nhiệm Đạo đài, vốn là hàng tướng Tín Châu, công thần lập Sở, Đỗ Kha.
Tên Đỗ Kha này có mấy phần bản lĩnh, xem Cố Liệt nhớ mãi không quên nạn hán hạn ở Bình Xuyên, kiếp này lập tức đổi thành Hồ Đường, đã có thể thấy.
Nói trắng ra, Đỗ Kha là một kẻ vũ phu, hoàn toàn không có năng lực quản lý chính sự.
Cho nên, gã cũng vì công tác không chuyên cần, mà bị Giám sát ngự sử Ung Châu, giám sát địa phương thuộc Ngự Sử đài, tố.
Lần tố này, Ngự sử đài duyệt xong, dĩ nhiên phải phạt.
Hình phạt, không chỉ là phạt ngân lượng khiến gã xót đứt ruột, mà còn bị nghiêm khắc đánh đình côn dưới sự theo dõi của Giám sát ngự sử Ung Châu.
Đỗ Kha nào chịu được cơn giận làm quan văn chết tiệt này? Nghe nói có thể từ quan, lập tức hùng hùng hổ hổ đem quan đi từ.
Vào lấp vị trí này, là Hồ Đường.
Hồ Đường vừa nhậm chức, đúng lúc gặp đại hạn thành Bình Xuyên.
Sau khi Đỗ Kha không còn là “quan lão gia” nữa, cảm nhận được thân phận chênh lệch, lúc ấy đã sinh lòng hối hận, gã muốn tóm được nhược điểm sai lầm của Hồ Đường, nhưng không ngờ Hồ Đường lại tài giỏi như vậy, không những giải quyết tốt nạn hạn hán, sổ sách gọn gàng, kịp thời cứu tế, mà còn được Cố Liệt hạ chỉ đặc biệt ngợi khen.
Ngay cả anh ruột của Hồ Đường, là tướng lĩnh Bắc Yến đã chết đó, cũng được Bệ hạ truy tặng anh danh.
Những chuyện này đã đủ khiến Đỗ Kha ghen ghét, gã càng không ngờ tới, Hồ Đường còn là một người nghiêm túc và cứng đầu, sau khi xử lý xong nạn hạn hán, Hồ Đường thậm chí còn lấy sổ sách trong nhiệm kỳ của Đỗ Kha ra hạch toán lần nữa.
Công bằng mà nói, hành động này của Hồ Đường, chẳng qua là trách nhiệm thuộc bổn phận, dù sao mỗi kỳ cuối năm, làm Đạo đài, sẽ phải báo cáo sổ sách cho thượng cấp Tri châu.
Nếu thu chi trong sổ sách không rõ ràng, thì sẽ không thể vào kinh hạch toán với Hộ Bộ.
Nếu không qua được cửa của Hộ Bộ, sẽ phải đi quan ngục của Ngự sử đài đưa tin.
Tai mắt trong phủ Đạo đài Lương Truy Đạo tìm tới